Theo đó, UBND huyện khuyến cáo, thời gian vừa qua, tại nhiều địa phương trên cả nước xuất hiện tình trạng một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhận được văn bản giả mạo Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm của Sở Y tế các tỉnh, thành phố và dịch vụ gửi tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm về tận hộ gia đình theo đường bưu điện.
Để chủ động phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, UBND huyện yêu cầu các phòng, ngành thực hiện một số nội dung.
Phòng Y tế, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm và cách nhận biết các văn bản giả mạo để các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
Nâng cao cảnh giác, kịp thời phát hiện, báo cáo cơ quan công an địa phương ngăn chặn, xử lý các hành vi lừa đảo trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm nói riêng và lĩnh vực Y tế nói chung.
Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, xác minh khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ, kịp thời tham mưu cho các cấp, ngành liên quan kiểm tra, xử lý theo quy định.
UBND xã, thị trấn Thông báo cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền quản lý về các hành vi lừa đảo, mạo danh cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm để chủ động phòng tránh.
Tuyên truyền, vận động người dân, các tổ chức, đoàn thể tham gia tố giác tội phạm như giả mạo các đoàn kiểm tra, giả mạo cơ quan nhà nước yêu cầu mua tài liệu tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.
Kịp thời xử lý nghiêm khi xẩy ra các hành lừa đảo trên địa bàn; báo cáo đề xuất cấp trên, các cơ quan chức năng xử lý khi vượt quá thẩm quyền cấp xã.
Các hành động này nhằm chủ động phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nâng cao ý thức cảnh giác trong cộng đồng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện.
Lê Quyết (t/h)