Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Có hay không việc “bảo kê” cho hàng lậu và sử dụng vỉa hè tại chợ Cát Bi Hải Phòng?

Chợ Cát Bi được mệnh danh là “thiên đường” mua sắm của người Hải Phòng. Chợ có hàng hóa đẹp về mẫu mã, đa dạng chủng loại, giá thành cũng rất “sinh viên”. "Thiên đường" này gắn với hàng nhái, giả, lậu và trốn thuế và các loại "thuế" khó hiểu khác.

LTS: Hàng nhái, hàng giả, hàng không nguồn gốc, xuất xứ ở mặt hàng gia dụng nhất là giày, dép; túi sách; quần áo; mỹ phẩm, bánh kẹo... quả thật giờ rất nhiều. Nhưng, tôi vẫn tin, ở đất Cảng Hải Phòng không có. Bởi người dân nơi đây được mệnh danh là khách hàng thông thái; giới trẻ được gắn mác sành điệu. Song, thực tế lại hoàn toàn khác, PV Thương hiệu & Công luận mục sở thị thì thấy rằng, nó nhiều đến mức, có thể coi là "thủ phủ" của hàng nhái, hàng không nguồn gốc, xuất xứ. Lực lượng quản lý thị trường liệu có biết? Và, nếu biết thì sẽ như thế nào?

Bài 1: Mục sở thị "thủ phủ" hàng nhái, hàng không nguồn gốc xuất xứ ở đất Cảng Hải Phòng

Bài 2: Lợi nhuận thu từ bán đồ không rõ nguồn gốc, xuất xứ có phải là bất hợp pháp không? 

Bài 3: Thị trường hóa mỹ phẩm Hải Phòng "vàng thau lẫn lộn". 

Bài 4: Thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán công khai.

Bài 5: Rượu ngoại xách tay ở Hải Phòng "tung tóe" giá bán.

Bài 6: Có chuyện buông lỏng quản lý để hàng giả, hàng nhái "thống trị" thị trường Hải Phòng?

Bài 7: Bánh kẹo nhái, trốn thuế tại Hải Phòng đã "sẵn sàng" đón Tết

Bài 8: Chợ Đổ Hải Phòng la liệt "hàng sính ngoại"

Bài 9: Có hay không việc “bảo kê” cho hàng lậu và sử dụng vỉa hè tại chợ Cát Bi Hải Phòng?

Chợ Cát Bi từ nhiều năm về trước đã là “thiên đường mua sắm” đối với đại bộ phận giới trẻ đang là học sinh, sinh viên ở Hải Phòng bởi sự phong phú về hàng hóa, giá thành lại bình dân. Đến thời điểm hiện nay 2021, khi đã có nhiều trung tâm mua sắm mọc lên, nhiều shop thời trang, nhiều dịch vụ thương mại điện tử tiện cho việc lựa chọn, mua sắm nhưng chợ Cát Bi vẫn không kém phần hấp dẫn.

Túi, mũ không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu làm giả,làm nhái bày bán công khai tại chợ Cát Bi

Túi, mũ không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu làm giả,làm nhái bày bán công khai tại chợ Cát Bi. 

Với vị trí thuận lợi về giao thông, bao quanh chợ đều là lối đi thông các ngả lên chợ Cát Bi luôn được nhiều người tiêu dùng ghé thăm đông đúc, có đến hàng trăm gian hàng bán quần áo, phụ kiện thời trang, đông hồ, kính mắt, ba lô, ví, mỹ phẩm, tranh ảnh, phụ kiện điện thoại,... Mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, có ảnh hưởng khá lớn đến việc mua bán nhưng tại chợ Cát Bi những ngày cuối năm vẫn không kém phần sôi động.

"Nộp thuế hàng tháng rồi"

Quần áo treo tầng tầng, lớp lớp
Quần áo treo tầng tầng, lớp lớp. 

Tìm hiểu về những khó khăn, thuận lợi các tiểu thương gặp phải anh A, chủ của hai gian hàng  tại Chợ Cát Bi chia sẻ: "Mỗi gian hàng ở đây là 3 triệu đồng một tháng, gộp cả các loại thuế vào là tầm 3,5 triệu, như nhà anh sử dụng hai gian hàng là 1 tháng mất 7 triệu". Khi chúng tôi hỏi về việc kinh doanh ở đây ngoài thuế ra có thấy cơ quan quản lý thị trường... đến kiểm tra không, thì anh vui vẻ nói: “Trong chợ không sợ, còn mất cả thế nữa thì chết, nộp thuế hàng tháng rồi”.

Anh A, chia sẻ về việc mình "nộp thuế hàng tháng" cho ban quản lý chợ, để "người ta lo cho mình", không biết “lo cho” là lo vấn đề gì và “lo” những chỗ nào. Nơi nào nhận “lo” cho việc hàng nhập lậu, hàng trốn thuế, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, tạo điều kiện cho anh A trở thành tổng đại lý cho nhiều cửa hàng nhập buôn bán mặt hàng ĐT có tổ chức, có hệ thống vào thị trường Hải Phòng như anh A chia sẻ???

Cán bộ thu
Cán bộ thu "thuế" của BQL chợ. 

Như nội dung anh A chia sẻ, ngoài thuế môn bài 300.000 đồng/năm thì phí vệ sinh, phí gửi xe đóng cho ban quản lý (BQL) chợ thì BQL chợ còn "thu thuế hàng tháng là 250.000 đồng/tháng". "Tiền thuế này" như anh A nói là để “lo” cho các gian hàng của người kinh doanh yên tâm bán hàng.

Có lẽ vì lý do đó nên dù đó là hàng nhập lậu, hàng không nguồn gốc, xuất xứ hay hàng giả nhãn hiệu cũng được bày bán la liệt mà không bị cơ quan nào "hỏi thăm".

Chợ Cát Bi có "luật" riêng?

Anh A nhiệt tình kể cho chúng tôi nghe về “luật ở chợ này" là "các gian ki ốt đều như nhau, có giá chung tính theo quy định về diện tích các gian hàng (ki ốt)". Anh A tiết lộ “một ki ốt là trăm rưỡi”. Ngoài thuế trên thì mỗi tháng các chủ kinh doanh còn "nộp thêm mức thuế cho quận, cũng 250.000 đồng/2 ki ốt/tháng (mỗi ki ốt là 125.000 đồng/tháng). Như nhà anh A, 2 ki ốt nên "được giảm còn 230.000 đồng/tháng đối với thuế thu từ BQL chợ. Rồi tiền vệ sinh chợ, tiền bảo vệ chợ, vì anh làm lâu rồi 4 - 5 năm và anh cũng quan hệ toàn “đầu não” nên các khoản đó cũng được giảm".

Khi PV hỏi hàng anh A bán và muốn mua giúp, cần hóa đơn, anh A khẳng định: "Hàng này không có hóa đơn, nếu muốn có hóa đơn thì vẫn được, nhưng lại mất thêm chi phí". PV Thương hiệu & Công luận. Vậy, đơn vị nào sẽ cấp hóa đơn cho các mặt hàng nhập lậu vào Hải Phòng này nếu chủ kinh doanh “muốn” có giấy tờ hợp lệ? 

Mặc dù dịch bệnh diễn biến phúc tạp nhưng tại đây hoạt động thương mại vẫn tấp nập
Mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng việc mua bán tại chợ Cát Bi vẫn sôi động. 

Anh A liệt kê các chi phí, nếu chúng tôi muốn thuê ki ốt tại chợ Cát Bi: "Thuê một gian hàng tại chợ Cát Bi thì sẽ phải nộp 150.000 đồng/tháng tiền vé chợ; 100.000 đồng/tháng tiền bảo vệ; "đóng thuế" 220.000 đồng/tháng; gửi xe, vệ sinh khoảng 200.000 đồng/tháng chưa tính "tiền thuế tháng". Nếu em thuê ki - ốt thì chủ ki - ốt phải nộp".

Như vậy, để là chủ sở hữu 1 gian hàng tại chợ Cát Bi thì chủ gian hàng sẽ phải chi từ 5-6 khoản thuế như anh A chia sẻ.

Theo tìm hiểu của PV Thương hiệu & Công luận thì cứ có gian hàng ở chợ, dù không sử dụng, đóng cửa hàng tháng vẫn phải nộp "thuế" hơn 200.000 đồng/tháng cho BQL chợ. Việc này đã tồn tại hơn chục năm nay như lời chị V. ở quận Lê Chân chia sẻ: "Từ chục năm trước mẹ chị bán hàng, phường đã xuống thu 300.000 đồng/tháng. Nhà chỉ đặt mấy cái bàn bán bia. Mấy năm nay mẹ chị lấy lý do là về hưu già cả, vỉa hè chỉ để được có 02 cái bàn, rồi ít khách, dịch bệnh nên họ thu ít lại là 150.000 đồng/tháng. Rồi lâu lâu lại quận xuống kiểm tra lại mất vài trăm, rồi đoàn thành phố cũng tiền triệu. Đã thành "lệ" cả chục năm nay việc "thu thuế vỉa hè" các hộ kinh doanh ở quanh các phường, quận, khắp thành phố".

Ai đang thao túng cho hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc la liệt ở Hải Phòng?

Các gian hàng giày dép bày bán nhan nhản
Các gian hàng giày dép bày bán nhan nhản. 

"Nhà anh làm tổng kho, anh có nhiều cơ sở ngoài mặt đường, các cửa hàng đó thì “bị liên tục” sự hỏi thăm của QLTT, Công an kinh tế. Có đợt họ cũng làm căng “cũng bị bắt hàng, bị phạt, không "nộp tô" thì bị dính nọ dính kia” một năm một hai lần, mỗi lần đến vài triệu. "Nộp tô" nhà anh mấy cơ sở lên một năm mất “mấy chục” cho cả Công an kinh tế lẫn QLTT nhưng anh làm dây chuyền nên quen rồi, quen toàn “đầu não” nên không bị bắt hàng nữa", một chủ hàng ở chợ Cát Bi bày tỏ với phóng viên.

Gian hàng giày, dép tại chợ Cát Bi
Gian hàng giày, dép tại chợ Cát Bi. 

Không hiểu những mặt hàng này trị giá thực là bao nhiêu? Bán một sản phẩm lãi như thế nào mà những người kinh doanh ở đây vẫn vui vẻ nói về câu chuyện "nộp thuế” cho nhiều lực lượng quản lý một cách bình thường, đơn giản như vậy. Thậm chí, họ còn mở rộng được hàng chục cơ sở như anh chủ cửa hàng trên chia sẻ. Họ vẫn bám trụ và phát triển hàng hóa từ Bắc vào Nam mà bị bắt thì chỉ cần “alo mỗi cuộc” là ra, chứng tỏ việc “bảo kê” là có và có thể đã trở thành hệ thống, thành đường dây, thành tổ chức có quy mô ở Hải Phòng?.

Ốp điện thoại
Ốp điện thoại lậu giá rẻ. 

Ai là thế lực “bảo kê” được cho việc buôn lậu đó? Những đơn vị, cá nhân nào là người tiếp tay, thực hiện quản lý trực tiếp việc "thu tô thuế hàng tháng" từ các tiểu thương ở chợ Cát Bi?  

"Bán trong chợ không sợ, anh nộp thuế tháng rồi". 

Vậy, những số “tiền thuế hàng tháng" của các tiểu thương kia nộp đi về đâu? Phải chăng đây chính là lý do nếu “ép ký” thì các tiểu thương sẽ “phản đối quyết liệt”. Theo như ông Nguyễn Bá Lộc, Cục phó Cục QLTT Hải Phòng nói “các tiểu thương sẽ kéo lên ban quản lý chợ, phản đổi quyết liệt” vì nếu “ký thì các ông thu hết hàng của tôi à?” 

Gian hàng khô tại chợ Cát Bi
Gian hàng khô tại chợ Cát Bi. 

Mỗi gian hàng tại chợ Cát Bi có giá thuê từ 2 - 4 triệu đồng/tháng tùy vị trí. Tuy nhiên việc "nộp thuế" thì gian hàng nào cũng như gian hàng nào, đều như vắt chanh. Theo quan sát của PV tại chợ Cát Bi phải có cả trăm gian hàng từ quần áo, túi xách, giày dép, phụ kiện điện thoại, đồ chơi trẻ em, thực phẩm đã chế biến, thực phẩm tươi, thực phẩm khô,…

Phải nộp tiền để sử dụng vỉa hè

Khu vực báo tủ điện 3 pha và hộp chữa cháy cũng được tận dụng để trưng bày hàng hóa
Khu vực báo tủ điện 3 pha và hộp chữa cháy cũng được tận dụng để trưng bày hàng hóa. 

Bên cạnh đó còn một hình thức “bảo kê” khác đó chính là việc làm ngơ cho các chủ kinh doanh ngoài mặt đường sử dụng vỉa hè, hành lang đường dành cho người đi bộ làm nơi tập kết hàng hóa, bày bán hàng hóa, lấn chiếm làm nơi trông giữ xe,...tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng của người chủ kinh doanh.

Chị B làm làm nghề trông giữ xe tại cổng chợ Cát Bi cho biết:  “Ngày trước thì chị phải nộp mỗi tháng 300.000 đồng/tháng cho BQL chợ nay mới lên thành 500.000 đồng/tháng. BQL chợ thu hộ cho phường vì nhà chị sử dụng vỉa hè để làm chỗ giữ xe". Chị B nói thêm: “Mỗi năm gần đến tết họ lại đi xin thêm tiền Tết cũng do BQL chợ đi nhắc các hộ chuẩn bị dần tiền, phường họ giao cho BQL chợ thu hộ không có hóa đơn giấy tờ gì".

Không biết từ bao giờ mà vỉa hè lại trở thành chỗ để phường “cho thuê” không giấy tờ hàng tháng đối với các hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng?

Vỉa hè đường Cát Bi được trưng dụng để bán hàng
Vỉa hè đường Cát Bi được trưng dụng để bán hàng. 

Gần đó, cô S cũng làm nghề trông xe tại mặt đường Cát Bi cho khách đi chợ bộc bạch: "Mỗi tháng mất 650.000 đồng nhưng không có hóa đơn. Đến Tết lại 5-6 đoàn đến, mỗi lần mất nhiều, trong khi chỉ có tý vỉa hè. Đã thu 650.000 đồng/tháng mà nếu để xe dưới lòng đường là phạt mấy triệu, ví như 1 xe đạp điện là phạt 2,5 triệu".

Như lời cô S thì 5-6 đoàn gồm: Công an phường, Ủy ban phường, Công an quận... thế cái vỉa hè lại được nhiều đơn vị “quan tâm” đến thế hay sao?

Nhóm PV

(Còn nữa)

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.