Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Công ty Vĩnh Cát: Có “mang con bỏ chợ”?

Gia đình lao động Cao Thị Truyền (Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá), gửi đơn thư tới TH&CL với nội dung: Bà Truyền đi làm giúp việc gia đình tại Ả rập Xê út, đã quá hạn hợp đồng nhưng chưa được về nước. Chủ sử dụng chậm thanh toán lương tới 7 tháng, gia đình thì mất liên lạc; Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát - Chi nhánh Thanh Hoá (Công ty Vĩnh Cát - Thanh Hóa) không giải quyết dứt điểm sự việc, gây bức xúc cho gia đình.

Công ty Vĩnh Cát: Có “mang con bỏ chợ”? - Hình 1

Công ty Vĩnh Cát: Có “mang con bỏ chợ”? - Hình 2

Đơn thư gửi TH&CL của gia đình lao động

Chị Bùi Thị Vinh (con gái lao động Cao Thị Truyền) phản ảnh: Mẹ tôi đi làm giúp việc tại Ả rập Xê út theo hợp đồng 3 năm (từ 24/8/2015 đến 24/8/2017),  thông qua Công ty Vĩnh Cát – Thanh Hoá, địa chỉ tại Lô 5-6, liền kề 8, Khu ĐTM Đông Sơn (P. An Hoạch, TP. Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá). Tuy nhiên, đã quá hợp đồng 5 tháng nhưng Công ty Vĩnh Cát - Thanh Hóa không đưa được mẹ tôi về nước, thậm chí nhà chủ còn chưa thanh toán tiền lương 7 tháng nay.

Công ty Vĩnh Cát: Có “mang con bỏ chợ”? - Hình 3

Trụ sở Công ty Vĩnh Cát - Chi nhánh Thanh Hoá (Ảnh nguồn Internet)

Theo chị Vinh: “Gia đình tôi đã nhiều lần xuống Công ty Vĩnh Cát – Thanh Hoá để trao đổi, mong muốn phía công ty hợp tác và hỗ trợ để làm thủ tục cho mẹ tôi về nước. Tuy nhiên, công ty cứ hẹn hết tháng này qua tháng khác nhưng không đưa được mẹ tôi về.

Gia đình chúng tôi nhiều lần liên lạc với ông Lê Đình Toàn, Giám đốc Công ty Vĩnh Cát – Thanh Hoá, ông Toàn nói những lời "thách đố" gia đình tôi và chặn số điện thoại để tôi không liên lạc được. Chúng tôi rất lo lắng về sự an toàn của mẹ tôi, bởi mẹ tôi đang bị ốm mà công ty môi giới bên đó họ thu cả điện thoại, không cho mẹ tôi liên lạc với gia đình”.

"Trước thái độ bất hợp tác của ông Toàn, gia đình lao động đã đến trực tiếp trụ sở chính của Công ty Vĩnh Cát tại số 48 TT 11B Khu đô thị Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội) để gặp và trao đổi với ông Nguyễn Thanh Sơn, Tổng giám đốc công ty.

Tuy nhiên, tại đây, ông Sơn lại bày tỏ thái độ không hợp tác, ông còn nói gia đình muốn kiện đi đâu thì kiện, những người chết ở bên đó còn không mang xác về nước được nữa là tìm đâu ra, bà ấy đã ở công ty môi giới bên đó rồi còn hỏi gì nữa.

Ông Sơn nói mẹ tôi phải ở bên kia để chờ tới khi chủ sử dụng trả hết tiền lương mới về. Trước thái độ thờ ơ thiếu trách nhiệm, thiếu tình người như vậy, tôi lo lắng trước sự an nguy của mẹ tôi…” - chị Vinh bức xúc.

Tiếp nhận phản ảnh của gia đình lao động, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Sơn, Tổng giám đốc Công ty Vĩnh Cát. Ông Sơn thừa nhận “Công ty đã nhận được phản ảnh của gia đình lao động, việc lao động Cao Thị Truyền bị chủ sử dụng nợ lương là có thật, lao động đã hết hạn hợp đồng. Nhưng gặp phải nhà chủ họ chây ỳ không hợp tác, chúng tôi cũng đang cố gắng phối hợp với các cơ quan chức năng bên đó để can thiệp, yêu cầu chủ nhà trả lương cho lao động và đưa lao động về nước theo đề nghị của gia đình. Mọi việc phải giải quyết từng bước, chứ không phải theo ý mình được…”.

"Ông Sơn cũng giải thích lý do lao động về nước chậm chễ. Nhưng gia đình vẫn không tin tưởng bởi, chúng tôi nghe Công ty Vĩnh Cát hứa nhiều lần rồi, nhưng 5 tháng nay mẹ tôi vẫn chưa được về. Chúng tôi không còn niềm tin vào những lời hứa đó. Ngày nào mẹ tôi chưa về được với gia đình, thì chúng tôi vẫn chưa thể yên tâm. Chúng tôi mong các cơ quan can thiệp giúp đỡ để mẹ tôi được đoàn tụ với gia đình”, chị Vinh lo lắng.

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc can thiệp để đảm bảo quyền lợi và sự an toàn cho người lao động, xử lý nghiêm những sai phạm của Công ty Vĩnh Cát (nếu có), tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý của những người đang có nhu cầu đi xuất khẩu lao động tại thị trường Ả rập Xê út nói riêng và thị trường các nước nói chung.

Phóng viên sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin tới bạn đọc.

Thanh Bình

Bài liên quan

Tin mới

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.