Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Điểm danh những dự án "tai tiếng" chi từ vài trăm đến vài nghìn tỷ đồng gắn tên Xi măng Việt Nam

Tổng Công ty Xi măng Việt Nam - Vicem - là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, địa chỉ ở số 228 đường Lê Duẩn, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Vicem có vốn điều lệ là 11.958 tỷ đồng. Đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Vicem là Bộ Xây dựng.

Tổng công ty Xi măng Việt Nam Vicem là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Hiện nay Vicem có 10 nhà máy sản xuất xi măng với 16 dây chuyền sản xuất, công xuất 20 triệu tấn clinker và 27 triệu tấn xi măng/ năm. Các nhà máy xi măng của Vicem có công nghệ hiện đại từ các nước EU, G7, được phân bổ khắp đất nước. Các thương hiệu xi măng của Vicem: Xi măng Vicem Hải Phòng, Xi măng Vicem Bỉm Sơn, Xi măng Vicem Hoàng Thạch, Xi măng Vicem Hà Tiên, Xi măng Vicem Bút Sơn, Xi măng Vicem Hoàng mai...Việc "lấn sân" sang bất động sản có biến thương hiệu Vicem thành “cỗ máy đốt tiền” của Nhà nước không?

Hiện nay, qua rà soát của cơ quan chức năng thì việc các tập đoàn kinh tế Nhà nước, tổng công ty Nhà nước đang đầu tư vào bất động sản có đang đi lệch chỉ đạo, yêu cầu của Chính phủ. Nhiều doanh nghiệp đã phải thoái vốn nhanh chóng.

Việc Tổng công ty Xi măng Việt Nam Vicem thực hiện nhiều dự án bị bỏ hoang nhiều năm gây thất thoát gần 2.000 tỷ đồng đến nay vẫn là câu hỏi chưa có lời giải? Để vén bức tranh tài chính của Vicem, Tòa soạn Thương hiệu & Công luận sẽ mang đến cho bạn đọc loạt bài viết về “hàng loạt” những vấn đề nổi cộm mang thương hiệu Vicem – Tổng công ty Xi măng Việt Nam.

Bài 1: Phía sau thương hiệu vì cộng đồng của Vicem Hà Tiên 

Bài 2: Dự án Khu đô thị Xi măng Bình Phước – Vicem Hà Tiên: Chi hơn 200 tỷ để bỏ hoang

Bài 3: Gọi tên những vi phạm trong dự án Khu đô thị Xi măng Bình Phước - Vicem Hà Tiên

Bài 4: Khu đô thị Xi măng Bình Phước "nằm" trên giấy - thiệt hại thật, Tổng công ty Xi măng Việt Nam có đứng ngoài cuộc?    

Bài 5: Điểm danh những dự án  "tai tiếng" chi từ vài trăm đến vài nghìn tỷ đồng gắn tên Xi măng Việt Nam

Dự án Khu đô thị Xi măng Bình Phước: Chi hơn 200 tỷ đồng GPMB để lãng phí tài nguyên

Ngày 03/04/2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 371/QĐ-TTg đầu tư xây dựng dự án Nhà máy Xi măng Bình Phước, tổng mức đầu tư 4.749,38 tỷ đồng, giao Công ty Xi măng Hà Tiên 1 làm chủ đầu tư. Ngày 03/07/2003, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 3957 trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án. Ngày 14/07/2003, Thủ tướng ký văn bản số 938 gửi các Bộ, Vicem và Vicem Hà Tiên phê duyệt 46 gói thầu, trong đó gói thầu số 25 là hạng mục xây dựng Khu nhà ở CBCNV Nhà máy Xi măng Bình Phước, giá trị 48,419 tỷ đồng, thời gian thực hiện đến tháng 06/2005.

Từ 2008 đến 2009, ông Lê Văn Chung, Chủ tịch HĐQT Vicem và Hội đồng quản trị Vicem Hà Tiên gồm các ông: Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch; Ngô Minh Lãng, Mai Văn Yên, Nguyễn Văn Chuyền, Tô Hải, Triệu Quốc Khải và Phạm Đình Nhật Cường, Ủy viên ký Nghị quyết luân chuyển số: 02/02/2009 tự ý tách gói thầu 25 dự án Khu nhà ở CBCNV ra khỏi dự án Nhà máy Xi măng Bình Phước thành dự án Khu đô thị và được các ông Trương Tấn Thiệu, Chủ tịch; Nguyễn Huy Phong, Bùi Văn Danh và Nguyễn Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước thuận quy hoạch diện tích khu nhà ở CBCNV Nhà máy Xi măng Bình Phước là 413 ha trên địa bàn xã An Khương, huyện Hớn Quản và xã Lộc Khách, huyện Lộc Ninh, đồng thời ra các Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch 1/2000 và 1/500, phê duyệt phương án tổng thể, phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, giao đất để Vicem Hà Tiên chi số tiền 200,987 tỷ đồng cho dự án, gồm các khoản: Chi GPMB 182,372 tỷ đồng (trong đó, Vicem Hà Tiên vay của Vicem 153,409 tỷ đồng), chi gói thầu dịch vụ tư vấn trị giá 13,482 tỷ đồng, các chi phí khác hơn 5 tỷ đồng trong khi chưa được Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép đầu tư và đến nay không có khả năng thu hồi.

Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem

Năm 2010, HĐTV Vicem ra Nghị quyết đầu tư Tòa nhà Vicem (Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem) tại đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội trên diện tích 8.476m2. Năm 2011 phê duyệt tổng mức đầu tư và phê duyệt 26 gói thầu. Tổng số tiền Vicem đã chi cho dự án 1.231 tỷ đồng. Năm 2019, HĐTV Vicem có văn bản số 398 gửi Bộ Xây dựng đề xuất chuyển nhượng toàn bộ sự án trong khi dự án đã thực hiện xây thô được tòa nhà 31 tầng và đã dừng thực hiện (nhiều gói thầu đã thanh, quyết toán nhưng không sử dụng được). Việc đầu tư trên gây thất thoát lãng phí tài sản Nhà nước và trách nhiệm thuộc về HĐTV Vicem giai đoạn 2009-2015.

Kiểm toán Nhà nước đề nghị kiểm điểm nhiều cá nhân, tập thể tại Vicem

Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem Hà Nội được Vicem kiến nghị “chuyển nhượng toàn bộ dự án” nằm “trơ xương” gần 10 năm nay.

Ngày 13/10/2017, Thanh tra Bộ Tài chính có Kết luận thanh tra số 913/KL về việc chấp hành pháp luật về tài chính Vicem nêu rõ: “Đến ngày 30/06/2017 giá trị nghiệm thu là 1.196.250.554.553 đồng, giá trị thanh toán 1.224.794.544.075 đồng. Từ 2015, Vicem có chủ trương chuyển nhượng dự án nhưng đến thời điểm Thanh tra dự án chưa chuyển nhượng. Việc không thực hiện được dự án do đánh giá không đúng về đơn giá thuê văn phòng...”.

Ngày 06/12/2018, Thanh tra Bộ Xây dựng có Kết luận thanh tra số 552/KL thể hiện: “Vicem có sai phạm trong việc lựa chọn đơn vị tư vấn giám sát thiếu kinh nghiệm, chậm tiến độ các hợp đồng, giảm hiệu quả quản lý vốn Nhà nước. Đến ngày 31/12/2017, Vicem đã thanh toán và tạm ứng cho dự án số tiền 1.226,4 tỷ đồng. Ngày 30/05/2018, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 1285 chỉ đạo Vicem lập phương án xử lý Trung tâm giao dịch điều hành; thuê đơn vị tư vấn định giá dự án làm cơ sở để Bộ Xây dựng xem xét, quyết định. Tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra, Vicem chưa có phương án trình Bộ Xây dựng”.

Ngày 29/07/2019, Kiểm toán Nhà nước có Báo cáo kiểm toán tại Vicem xác định: “Vicem chưa hoàn thành việc xác định phương án sắp xếp, xử lý nhà đất trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với 03/05 lô đất (tronng đó có lô đất thực hiện dự án này) theo quy định tại Điều 13 và Điều 47, Nghị định 126/2017 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.

Ngày 13/05/2019, Vicem có văn bản số 848 gửi Bộ Xây dựng đề nghị hướng dẫn các bước thay đổi phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đat; chuyển nhượng dự án, bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và đang chờ chỉ đạo của Bộ Xây dựng”.

 Phía trong khu dự án cỏ mọc um tùm, sau nhiều năm dừng thi công gây lãng phí.

Như vậy, đến nay Vicem đã chi phí cho dự án số tiền hơn 1.200 tỷ đồng nhưng dự án đã từng thi công để tìm kiếm đối tác chuyển nhượng trong khi vẫn phải thanh toán một số tiền lãi rất lớn gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước. Nguyên nhân đã được Thanh tra Bộ Tài Chính, Bộ Xây dựng và Kiểm toán Nhà nước xác định do chi phi đầu tư lớn lại sử dụng vốn vay nhiều (số lãi phải trả hơn 200 tỷ), đánh giá sai về giá thuê văn phòng và năng lực quản lý, điều hành yếu kém của HĐTV và Ban TGĐ Vicem.

Dự án Khu dịch vụ tổng hợp

Khu đất có diện tích 52.028m2 tại địa chỉ 122 phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là đất sản xuất kinh doanh của Công ty Vật tư kỹ thuật Xi măng thuộc Vicem được UBND thành phố Hà Nội ký hợp đồng số 7135/QĐ ngày 21/10/2002 cho phép thuê 10.982m2 đất để xây dụng Trung tâm thể thao giải trí và số 5144/QĐ ngày 19/08/2004 cho phép thuê 17.381m2 đất xây dựng xí nghiệp sản xuất vỏ bao bì xi măng. Đối với diện tích 23.665m2 đất còn lại, Công ty chưa làm thủ tục thuê đất.

 Dự án khu dịch vụ tổng hợp của Vicem nằm ở cuối ngõ 122 phố Vĩnh Tuy.

Ngày 16/04/2010, ông Nguyễn Ngọc Anh, Tổng giám đốc Vicem ký Công văn số 505/XMVN-QLDA gửi Hội đồng quản trị Vicem đề nghị phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn “Lập phương án kiến trúc, F/S và thiết kế XDCT Khu tổng hợp Vĩnh Tuy”. Giá gói thầu được tính theo giá chào sơ bộ của nhà thầu là 8.267.200USD (tương đương 153.307.000.000 đồng theo tỷ giá 1USD= 18.544VNĐ). Nguồn vốn: Quỹ đầu tư phát triển của Vicem. Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chỉ định thầu, đơn vị dự kiến chỉ định thầu: Công ty Posco A&C. Thực hiện gói thầu này, Vicem đã thanh toán cho nhà thầu tư vấn số tiền 60 tỷ đồng.

Ngày 16/06/2012, ông Nguyễn Ngọc Anh, Tổng giám đốc Vicem ký Công văn số 0947 gửi HĐTV Vicem đề nghị phê duyệt dự án Khu tổng hợp 122 Vĩnh Tuy, Hà Nội.

Ngày 04/07/2012, ông Nguyễn Ngọc Anh, Tổng giám đốc – Thành viên HĐTV Vicem ký Quyết định số 1000/QĐ phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Khu tổ hợp 122 Vĩnh Tuy, Hà Nội. Dự án gồm 03 khu là tổ hợp công trình bao gồm văn phòng làm việc tư vấn, cơ sở nghiên cứu đào tạo, thí nghiệm và thực nghiệm kết hợp với việc kinh doanh cho thuê văn phòng, thương mại, khu lưu trú. Tổng mức đầu tư tạm tính của dự án là 6.501.068.000 đồng, thời gian thực hiện 2012 đến 2019, trong đó Khu I, II thực hiện đến 2015.

 Nhiều hạng mục bên trong dự án bị bỏ hoang và xuống cấp.

Ngày 27/11/2015, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 6499/QĐ phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị H2-4 tỷ lệ 1/2000. Quy hoạch phân khu có sự thay đổi nên thỏa thuận quy hoạch mặt bằng 1/500 và phương án kiến trúc sơ bộ tại khu đất 122 Vĩnh Tuy đã được Sở Quy hoạch – Kiến trúc chấp thuận tại văn bản số 1980/QHKT không còn phù hợp.

Do vậy, toàn bộ chi phí đầu tư vào dự án đến nay không còn có khả năng thu hồi.

Thiệt hại và gây hậu quả nghiêm trọng: Trong tổng 03 dự án trên, số tiền Nhà nước chi ra hơn 2.000 tỷ đồng (cả gốc và lãi suất) để đầu tư nhưng cả 03 dự án đều không thực hiện được, trong đó xác định dự án Khu đô thị Xi măng Bình Phước và Khu dịch vụ tổng hợp 122 Vĩnh Tuy với số tiền đã chi 300 tỷ đồng không có khả năng thu hồi. Dự án Xây dựng Trung tâm điều hành Vicem đã chi gần 2.000 tỷ đồng gây thất thoát lãng phí, dự án không tiếp tục triển khai, phương án chuyển nhượng không khả thi. Vậy trách nhiệm thuộc về ai?

Hoàng Thăng – Lê Pháp

 

 

Bài liên quan

Tin mới

Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa khai trương quầy Bánh mì Co.op Bakery
Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa khai trương quầy Bánh mì Co.op Bakery

Với mong muốn mang lại cơ hội trải nghiệm những sản phẩm bánh chất lượng Châu Âu với giá ưu đãi nhất dành cho khách hàng, ngày 30/4, Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa chính thức khai trương quầy Bánh mì Co.op Bakery.

Thanh Hóa chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh
Thanh Hóa chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Ngày 30/4, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa (PCTT, TKCN và PTDS) có công văn yêu cầu các sở, ngành, địa phương trong tỉnh chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Hoằng Châu đón nhận quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao
Hoằng Châu đón nhận quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Sáng 30/4, xã Hoằng Châu, Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ công bố và đón nhận quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023.

Công an Thanh Hoá tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ
Công an Thanh Hoá tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ

Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong 5 ngày nghỉ Lễ, lực lượng Cảnh sát giao thông Thanh Hoá làm việc bình thường, duy trì 100% quân số làm nhiệm vụ “xuyên lễ”, triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm TTATGT; phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông của tỉnh.

Hải Phòng: Phê duyệt kế hoạch giao chỉ tiêu tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024-2025 cho các trường THPT
Hải Phòng: Phê duyệt kế hoạch giao chỉ tiêu tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024-2025 cho các trường THPT

UBND TP. Hải Phòng vừa đồng ý chủ trương giao chỉ tiêu tuyển sinh vào Lớp 10, năm học 2024-2025 đối với các Trường THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.

TP. Hồ Chí Minh: Chỉ số giá tiêu dùng tháng Tư tăng 0,38%
TP. Hồ Chí Minh: Chỉ số giá tiêu dùng tháng Tư tăng 0,38%

Theo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư năm 2024 trên địa bàn thành phố tăng 0,38% so với tháng trước và tăng 3,48% so với cùng kỳ.