Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Điều chỉnh quy hoạch hạng mục mầm non trong Khu nhà ở bán Xuân Đỉnh: Cần làm rõ điểm bất hợp lý

Hạng mục trường mầm non tại khu đất NT thuộc Khu nhà ở bán Xuân Đỉnh, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội 18 năm qua vẫn nằm trên giấy nhưng đã có 4 lần điều chỉnh quy hoạch và được phê duyệt. Một điểm bất hợp lý là, sau ngần ấy năm chậm triển khai, Sở Quy hoạch – Kiến trúc chấp thuận điều chỉnh quy hoạch từ 2-4 tầng, trong khi quy mô học sinh vẫn gửi nguyên là 82 cháu.

Trung bình 24m2/học sinh

Trong khi quỹ đất tại Hà Nội ngày càng chật hẹp, thì theo quy hoạch mới được phê duyệt cho hạng mục nhà trẻ thuộc khu đất NT Khu nhà ở bán Xuân Đỉnh, ngõ 40 Xuân La, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, tính ra mỗi cháu học sinh được sử dụng trung bình gần 24m2.

Theo cư dân tại tổ dân phố số 5 phường Xuân Tảo, là những cư dân trực tiếp mua nhà và sinh sống tại Khu nhà ở bán Xuân Đỉnh cho biết: “Đáng ra, hạng mục này phải được hoàn thành và bàn giao sử dụng cho chúng tôi cùng với khi bàn giao nhà, thế nhưng đến nay vẫn chưa triển khai”.

 Điều chỉnh quy hoạch hạng mục mầm non trong Khu nhà ở bán Xuân Đỉnh: Cần làm rõ điểm bất hợp lý - Hình 1

Khu đất xây dựng hạng mục trường mầm non tại Khu nhà ở bán Xuân Đỉnh

Như vậy, hạng mục này đã chậm tiến độ 18 năm, là điều cư dân vô cùng bức xúc vì họ cho rằng, họ phải chi trả tiền cho hạng mục này rồi vì đã phân bổ trong giá bán nhà. Thế nhưng điều họ bức xúc hơn nữa là hạng mục này liên tục được chủ đầu tư (CĐT) là Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng phát triển đô thị Hà Nội xin điều chỉnh là lần nào cũng được đồng ý.

Cụ thể, Theo Tổng mặt bằng chấp thuận ngày 15/9/2000, diện tích xây dựng là 270m2, mật độ xây dựng là 22%, tầng cao công trình là 2 tầng, hệ số sử dụng đất là 0,4 lần. 

Năm 2006, theo đề nghị của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng phát triển đô thị Hà Nội, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội chấp thuận điều chỉnh tổng mặt bằng dự án tại văn bản số 806/QHKT-P1 ngày 7/6/2006 với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, diện tích khu đất khoảng 1230m2, diện tích xây dựng khoảng 399m2, tổng diện tích sàn khoảng 827m2, mật độ xây dựng khoảng 32,4%, hệ số sử dụng đất khoảng 0,67 lần, tầng cao công trình 2 lần. 

Năm 2012, theo đề nghị của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng phát triển đô thị Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc đã cấp giấy phép quy hoạch số 141/GPQH ngày 11/5/2012 (có thời hạn 12 tháng) cho Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng phát triển đô thị Hà Nội với diện tích khu đất khoảng 1230m2, diện tích xây dựng khoảng 473m2, mật độ xây dựng khoảng 38,4%, tầng cao công trình là 4 tầng, tuy nhiên đến nay thời hiệu thực hiện giấy phép quy hoạch này đã hết.

Ngày 17/8/2017, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định chủ trương đầu tư số 5642/QĐ-UBND chấp thuận cho Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng phát triển đô thị Hà Nội và Công ty TNHH Nam Phương thực hiện dự án đầu tư trường Mầm non trong dự án Khu nhà ở bán Xuân Đỉnh, phường Xuân Tảo với quy mô diện tích khu đất là 1230m2, diện tích xây dựng khoảng 473m2, mật độ xây dựng khoảng 38,4%, diện tích sàn xây dựng là 1939m2, tầng cao công trình là 4 tầng. CĐT đề xuất thêm diện tích xây dựng sàn là 1942m2 và thêm 1 tầng hầm.

Như vậy, qua 4 lần Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng phát triển đô thị Hà Nội xin điều chỉnh quy hoạch và đều được Sở Quy hoạch Kiến trúc chấp thuận, tầng cao công trình tăng từ 2 lên 4 tầng, mật độ xây dựng tăng từ 22% đến 38,4%, diện tích xây dựng tăng từ 270m2 đến 473m2, diện tích sàn xây dựng từ 827m2 lên 1939m2 (theo quyết định được phê duyệt). Trong khi Báo cáo thẩm định số 1129/BC-KH&ĐT của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ngày 17/8/2017 có ghi quy mô học sinh là 82 cháu, không khác so với quy mô 82 cháu theo căn cứ quy định tại QCXDVN và Quyết định số 3075/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 của UBND Thành phố Hà Nội. Quy mô học sinh là 82 cháu được thể hiện rõ trong văn bản số 7039 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc gửi UBND quận Bắc Từ Liêm và trong Quyết định chủ trương đầu tư số 5642/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 của UBND Thành phố Hà Nội.

 Điều chỉnh quy hoạch hạng mục mầm non trong Khu nhà ở bán Xuân Đỉnh: Cần làm rõ điểm bất hợp lý - Hình 2

Quyết định chủ trương đầu tư của UBND TP Hà Nội ghi rõ quy mô 82 cháu

Cư dân đặt ra nghi vấn: “Không hiểu vì lý do gì và căn cứ ở đâu mà UBND Thành phố Hà Nội lại chấp thuận chủ trương và Sở Quy hoạch – Kiến trúc bám vào việc chấp thuận chủ trương của thành phố và lại đồng ý phê duyệt quy hoạch như vậy”.

Cư dân cho rằng, việc nâng chiều cao công trình lên 4 tầng sẽ ảnh hưởng đến không gian cảnh quan, phá vỡ quy hoạch của tổng thể dự án vì đây là một hạng mục trong lõi dự án. Đặc biệt, đây chỉ là hạng mục của Khu nhà ở bán Xuân Đỉnh nên quyền sử dụng chỉ có người của dự án, trường mầm non công của phường Xuân Tảo đã có đất xây dựng rồi.

Nhà đầu tư đùn đẩy trách nhiệm?

Liên hệ với UBND phường Xuân Tảo, phóng viên được cung cấp các giấy tờ liên quan đến quá trình từ khi dự án được phê chuẩn xây dựng. Ông Đặng Tiến Dũng, Cán bộ địa chính xây dựng đô thị phường Xuân Tảo cho biết: “Quyết định mới nhất là phê duyệt xây dựng 4 tầng nổi, chưa thấy quyết định nào phê duyệt xây dựng thêm một tầng hầm như CĐT đề xuất. Việc xây dựng hạng mục nhà trẻ này là nhà trẻ tư thục, phục vụ nhu cầu gửi trẻ của mọi người chứ không riêng chỉ của con em trong khu nhà ở bán Xuân Đỉnh”.

 Điều chỉnh quy hoạch hạng mục mầm non trong Khu nhà ở bán Xuân Đỉnh: Cần làm rõ điểm bất hợp lý - Hình 3

UBND phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Ông Dũng cũng cho hay: “Khi mới tách thành 2 phường Xuân Đỉnh và Xuân Tảo, phường Xuân Tảo chỉ có duy nhất một trường mầm non rộng 1.700m2, không đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của phường. Sau đó, năm 2017, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô đã cắt 4.000m2 đất dự án của họ giao lại cho Quận xây trường mầm non công lập nữa, hiện đang xây dựng, dự kiến tháng 9/2019 sẽ đón trẻ”.

“Cư dân tại đây cho rằng nhà trẻ này chỉ phục vụ nhu cầu của họ là không đúng, bởi ngay cả các trường công lập, vẫn có thể gửi trái tuyến mà, hộ khẩu nơi này đi học ở nơi khác, xây dựng nhà trẻ để phục vụ xã hội”, ông Dũng nói.

Nói về lý do chậm tiến độ của hạng mục này, ông Dũng cho rằng: “Để hạng mục này đi vào vận hành được thì CĐT là Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng phát triển đô thị Hà Nội phải liên kết với đơn vị khác bởi họ không có chức năng vận hành hạng mục. Tuy nhiên vì hạng mục xây 2 tầng, khó có kết quả kinh doanh tốt nên không đơn vị nào phối hợp với họ nên bị chậm tiến độ. Năm 2017, Công ty TNHH Nam Phương có đủ năng lực đã góp vốn xây dựng và vận hành cùng họ, nhưng hiện nay gặp phải sự phản đối của cư dân nên vẫn chưa thể xây dựng”.

Ông Dũng cũng thừa nhận dường như có sự vô lý tại quyết định chấp thuận này bởi quy mô chỉ có 82 học sinh. “Từ năm 2000-2018, quy mô các cháu khó có thể giữ nguyên 82 cháu, phải có sự điều chỉnh phủ hợp”, ông Dũng nói.

“Về quan điểm của phường, điều chỉnh lên 4 tầng là phù hợp với sự phát triển. Đây là nhà trẻ tư thục, người ngoài có nhu cầu gửi trẻ thì không thể từ chối được. Về hồ sơ của dự án, khi bàn giao cho phường thì không có đầy đủ hồ sơ pháp lý. Theo tìm hiểu của phường thì các hợp đồng mua bán của CĐT với các hộ dân, không thấy dòng này ghi người dân góp tiền xây dựng hạng mục này”, ông Dũng kết luận.

Liên hệ với Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng phát triển đô thị Hà Nội tại địa chỉ 69 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội, bà Hoà – Trưởng phòng Tổ chức Hành chính cho biết: “Về hạng mục này, chúng tôi đã liên danh với Công ty TNHH Nam Phương, có năng lực trong lĩnh vực giáo dục. Chúng tôi đã có văn bản uỷ quyền toàn bộ cho Công ty này”. Khi PV hỏi về lý do vì sao hạng mục chậm tiến độ trong suốt 18 năm qua, bà Hoà cho rằng không thuộc thẩm quyền trả lời. Đồng thời, bà Hoà cũng cung cấp tới phóng viên 3 số điện thoại liên hệ của ông Nguyễn Đức Hạnh, ban lãnh đạo Công ty TNHH Nam Phương. Tuy nhiên, trong 3 số liên hệ đó thì 2 số không phải ông Hạnh, một số không có người trả lời.

Phóng viên tiếp tục đến trực tiếp trụ sở của Công ty TNHH Nam phương tại số 2 – B2 Khu nhà ở bán Xuân Đỉnh ngõ 40 Xuân La. Mặc dù có biển tên của công ty nhưng gọi theo số máy bàn đều không kết nối được. Đề xuất được vào trao đổi công việc, thế nhưng người trong nhà cho rằng: “Không có ai Công ty Nam Phương ở đây, họ đi đâu hết rồi. Nhiều công ty biển tên một nơi, làm việc một nơi mà”.

 Điều chỉnh quy hoạch hạng mục mầm non trong Khu nhà ở bán Xuân Đỉnh: Cần làm rõ điểm bất hợp lý - Hình 4

Trụ sở Công ty TNHH Nam Phương

Về chủ trương thực hiện dự án đầu tư này đã được UBND Thành phố Hà Nội chấp thuận, Sở Quy hoạch – Kiến trúc phê duyệt. Việc hai nhà đầu tư đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và thiếu công khai minh bạch thông tin đến dư luận sẽ khiến dư luận càng thêm căn cứ đặt ra nghi vấn về những góc khuất đằng sau việc chậm tiến độ và được chấp thuận điều chỉnh quy hoạch tới 4 lần của dự án.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.

Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh
Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh

Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt 3 đối tượng có hành vi 'sản xuất, buôn bán hàng giả' là dung dịch vệ sinh phụ nữ gồm: Trần Thị Phương, SN 1995 ở phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa; Phạm Thùy Dung, SN 1994 ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và Nguyễn Thị Phượng, SN 1987 ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm
Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm

Tại Phiên họp Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Thủ tướng đề nghị, các tỉnh, thành phố đôn đốc các nhà thầu huy động đầy đủ nhân, vật lực để thi công đồng thời kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chất lượng và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đáp ứng kế hoạch đề ra.

Công an Thanh Hóa tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Đề án 06
Công an Thanh Hóa tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Đề án 06

Công an Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).