Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đồng bộ đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái

Thực trạng hàng giả, hàng nhái ngày càng diễn biến khó lường, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu doanh nghiệp làm ăn chân chính và sức khỏe người tiêu dùng (NTD)…Đó là đánh giá chung của các đại biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái (29/11), do Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) tổ chức ngày 27/11.

Chánh Văn phòng thường trực BCĐ 389/QG, Đàm Thanh ThếChánh Văn phòng thường trực BCĐ 389/QG, Đàm Thanh Thế

Tới dự buổi Lễ có Chánh Văn phòng thường trực BCĐ389, Đàm Thanh Thế; Chánh Văn phòng bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh, Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHoa học và Công nghệ), Lãnh đạo Vụ 1- Văn phòng Chính phủ, Lãnh đạo CO3 (Bộ  Công an); Lãnh đạo các Cục Quản lý thị trường các tỉnh, Lãnh đạo Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, các doanh nghiệp hội viên và các cơ quan báo chí. Thương hiệu và Công luận xin trích lược một số ý kiến đại biểu tham dự sự kiện này.

Chánh Văn phòng thường trực BCĐ 389/QG, Đàm Thanh Thế: “Trách nhiệm của toàn xã hội”

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường cả về quy mô tính chất và địa bàn. Các mặt hàng giả ngày càng đa dạng, từ đồ ăn, thức uống, đến hàng hóa chất lượng cao như đồ điện tử, thậm chí tem chống hàng giả cũng bị làm giả.

Hàng giả là vấn nạn của xã hội, ảnh hưởng tới uy tín, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đến quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng. 

Cuộc đấu tranh chống sản xuất hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà là của toàn khu vực và thế giới. Không còn là trách nhiệm của một ngành mà là của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và đã có nhiều chỉ đạo để đẩy lùi vấn nạn này.

Đồng thời, BCĐ 389/QG cũng đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều Chỉ thị, kế hoạch tăng cường, phát hiện, xử lý tình trạng hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại. Triển khai nhiều quy chế phối hợp với BCĐ các tỉnh thành phố, các lực lượng chức năng (hải quan, cảnh sát biển…). Do đó, thời gian qua, công tác phối hợp đấu tranh đã đạt những kết quả tích cực.

Để nâng cao công tác đấu tranh, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi vấn nạn này, Hiệp hội VATAP cùng các Bộ, ngành chức năng, các địa phương, các tổ chức và NTD cần: Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh, chống buôn lậu, hàng giả, GLTM. Tăng cường công tác truyền thông tác hại của hàng giả. Cùng hành động, không bao che, không tiếp tay, không sử dụng hàng giả, hàng nhái - đây là nhiệm vụ của toàn xã hội, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài.

Phối hợp với nhà sản xuất, tuyên truyền để người dân nhận biết hàng thật hàng giả, có trách nhiệm phối hợp, phát hiện xử lý hàng giả, hàng nhái, thường xuyên giám sát việc tiêu thụ hàng hóa trên thị trường, cải tiến công nghệ, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Phối hợp với các lực lượng chức năng, tham mưu, sửa đổi quy định không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay; nắm bắt tình hình, chỉ đạo quyết liệt, xây dựng phương án bắt giữ những đối tượng cầm đầu sản xuất hàng giả, hàng nhái.

Nguyên Chủ tịch Hiệp hội VATAP, Lê Thế BảoNguyên Chủ tịch Hiệp hội VATAP, Lê Thế Bảo phát biểu tại Lễ kỷ niệm

Nguyên Chủ tịch Hiệp hội VATAP, Lê Thế Bảo: “Nhiệm vụ trọng tâm, liên tục”

Ngày 16/11/2011, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 278/TB-VPCP, trong đó có nội dung yêu cầu: “Hiệp hội VATAP chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương, có biện pháp thiết thực, phù hợp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp tham gia chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu; khuyến khích, vận động các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ lực lượng chức năng xác định hàng thật, hàng giả, cung cấp thông tin để phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các mặt hàng như phân bón, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, rượu, mỹ phẩm, thực phẩm…”.

Từ khi thành lập (năm 2004), Hiệp hội VATAP luôn xác định: “Chống hàng giả, hàng vi phạm SHTT” là nhiệm vụ trọng tâm, liên tục. Theo đó, Hiệp hội  đã thể hiện đậm nét vai trò của mình - bám sát từng ngành hàng, nhóm hàng và phù hợp với yêu cầu của từng hội viên, đồng thời thực hiện nhiệm vụ nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác này.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, những năm qua, VATAP đã chuyển hàng trăm hồ sơ về hàng giả, hàng nhái của doanh nghiệp hội viên tới các cơ quan thực thi để can thiệp, xử lý.

Hiệp hội đề nghị các lực lượng chức năng, tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa, xử lý các xâm phạm quyền SHTT, các lực lượng thực thi phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Đồng thời, Hiệp hội kêu gọi các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hội viên nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật, nâng cao ý thức tự bảo vệ thương hiệu sản phẩm, hàng hóa của mình, bảo đảm chất lượng đối với công bố, chịu trách nhiệm trước pháp luật, sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp mình sản xuất kinh doanh, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác phòng chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.

Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, Vũ Đăng MinhChánh Văn phòng Bộ Nội vụ, Vũ Đăng Minh

Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, Vũ Đăng Minh : "Tích cực phối hợp đấu tranh"

Trải qua 4 nhiệm kỳ hoạt động, Hiệp hội VATAP đã đạt nhiều thành tích, đóng góp đáng kể vào công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, xâm phạm SHTT; đóng góp tích cực với cơ quan Nhà nước trong xây dựng pháp luật, giám định hàng giả, SHTT. Khẳng định sự phối hợp tích cực với cơ quan chức năng, quản lý Nhà nước trong công tác phòng chống GLTM, bảo vệ NTD. Vận động hội viên không sản xuất hàng giả, nâng cao nhận thức trong bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi NTD.

Hiệp hội VATAP, trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động theo chỉ đạo của Chính phủ về phòng chống hàng giả, GLTM trong tình hình mới. Đặc biệt, tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội, tổng hợp ý kiến kiến nghị của xã hội về vấn đề này, để đóng góp cho Chính phủ hoàn thiện thể chế, quy định nhằm phòng chống hàng giả, hàng nhái, GLTM.

Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc của Hội, tập hợp và bảo vệ quyền lợi của hội viên, xây dựng một tập thể đoàn kết, đồng hành, thống nhất cùng thực hiện nhiệm vụ chính trị. Cùng chung tay xây dựng một thị trường minh bạch, hỗ trợ DN trong công tác chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu.

TS. Lương Đăng Ninh, Chủ tịch Hội bảo vệ NTD Lạng SơnTS. Lương Đăng Ninh, Chủ tịch Hội bảo vệ NTD Lạng Sơn

TS. Lương Đăng Ninh, Chủ tịch Hội bảo vệ NTD Lạng Sơn: “Nâng cao vai trò Nhà nước”

Cuộc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, vi phạm SHTT luôn được lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn và các sở, ban ngành đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao và đã đạt được những kết quả tích cực.

Công tác chống hàng giả, hàng nhái và xây dựng, phát triển, bảo vệ thương hiệu mang ý nghĩa sống còn của mỗi DN. 

Các DN Lạng Sơn nhận thức sâu sắc rằng, thương hiệu là uy tín, là nền tảng của trí tuệ, là tài sản vô hình, làm gia tăng tổng tài sản của DN.

Tuy vậy, tình hình buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng giả mạo các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa, không rõ nguồn gốc vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi NTD, đến uy tín và lợi ích của DN. 

Bên cạnh nỗ lực của cộng đồng DN, vai trò hỗ trợ của Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương là rất quan trọng.

Để công tác đấu tranh buôn lậu, hàng giả, GLTM có hiệu quả, kiến nghị Nhà nước sớm ban hành Luật chống hàng giả, hàng nhái, hoặc Chỉ thị của Thủ Tướng Chính phủ về công tác này. Nâng mức xử lý vi phạm lên cao hơn mức xử lý hiện nay theo Nghi định 98/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành.

Đề nghị Bô Công thương chủ trì cùng với Bộ Nội Vụ nghiên cứu, có văn bản hướng dẫn các địa phương thành lập “Hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam” tại các địa phương, với những mô hình thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Đề nghị BCĐ 389/QG hoặc Bộ Công thương có văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương tổ chức Lễ kỷ niệm ngày “phòng, chống hàng giả, hàng nhái (29/11)” hằng năm, để khẳng định sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác đấu tranh chống lại tệ nạn hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu cho các DN.

Đề nghị Hiệp Hội VATAP, tổ chức các lớp tập huấn, các chuyến khảo sát, nghiên cứu học tập trong nước và nước ngoài cho các thành viên, các địa phương để nâng cao kiến thức về công tác này. Tăng cường sự phối hợp với Hội Bảo vệ NTD Việt Nam, cùng thực hiện mục đích chung là bảo vệ quyền lợi NTD và bảo vệ những DN SXKD trong nước làm ăn chân chính.

Phó TGĐ Tập đoàn Tuần Châu, Đinh Hữu ChungPhó TGĐ Tập đoàn Tuần Châu, Đinh Hữu Chung

Phó TGĐ Tập đoàn Tuần Châu, Đinh Hữu Chung : “Chú trọng thương hiệu doanh nghiệp”

Một quốc gia có uy tín về hàng hóa, dịch vụ, đa dạng phong phú, chất lượng cao thì việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và DN là rất quan trọng. Khi các DN xây dựng được thương hiệu đạt chuẩn sẽ dần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên trường quốc tế trong quá trình hội nhập.

Chú trọng và thực hiện tốt công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, vi phạm SHTT sẽ giúp DN Việt ngày càng phát triển, nâng cao uy tín thương hiệu trong hoạt động SXKD.

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao ý thức người dân không tiếp tay mua bán, sử dụng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng trên từng địa bàn, các cá nhân, DN có hoạt động sản xuất hàng hóa phải chủ động xây dựng những giải pháp chống hàng giả, bảo vệ sản phẩm của mình. Nếu phát hiện sản phẩm bị xâm hại, phải chủ động phối hợp với lực lượng chức năng để ngăn chặn, xử lý.

Đề nghị Hiệp hội VATAP tăng cường phối hợp với các hiệp hội ngành nghề. Hiệp hội đóng vai trò là cầu nối giữa DN và các cơ quan quản lý Nhà nước, các lực lượng chức năng, địa phương trong việc phổ biến, hướng dẫn pháp luật, xây dựng các giải pháp bảo vệ thương hiệu. Nghiên cứu, rà soát các văn bản pháp luật, kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm tạo hành lang pháp lý cho các lực lượng chức năng, khi thi hành công vụ.

Thường xuyên phối hợp với tổ chức quốc tế nắm bắt thông tin triệt phá đường dây tiêu thụ hàng giả hàng nhái. Cung cấp thông tin tới NTD để cảnh giác trước hàng giả hàng nhái, để lực lượng chức năng nắm bắt kịp thời xử lý, nhằm ổn định thị trường.

TGĐ Công ty TNHH quốc tế Trà Tiên Thảo, Nguyễn Hà ThuTGĐ Công ty TNHH quốc tế Trà Tiên Thảo, Nguyễn Hà Thu

TGĐ Công ty TNHH quốc tế Trà Tiên Thảo, Nguyễn Hà Thu: "Chế tài xử lý chưa mạnh"

Hiện nay việc tổ chức sản xuất hàng giả, hàng nhái rất tinh vi, khó lường và tiêu thụ công khai, thậm chí hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng còn được sản xuất từ nước ngoài đưa vào Việt Nam tiêu thụ. Các chế tài xử lý hiện nay chưa đủ sức răn đe để loại trừ tận gốc rễ vấn nạn này. 

Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ đánh giá nào thống kê đầy đủ những thiệt hại do vấn nạn hàng giả, hàng nhái gây ra nhưng chắc chắn, vấn nạn này đã gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là sức khoẻ và quyền lợi người tiêu dùng, phá hoại thành quả của nhà sản xuất kinh doanh chân chính.

Với sự tinh vi của các đối tượng sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái hiện nay thì các doanh nghiệp chân chính chỉ có thể cầu cứu các cơ quan chức năng có thẩm quyền tích cực vào cuộc đấu tranh, xử lý vi phạm.

Kinh nghiệm từ một số nước cho thấy, vai trò tham gia của doanh nghiệp, chủ sở hữu, quyền sở hữu trí tuệ trong thực thi là rất quan trọng.

Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng quy định đây không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật đấu tranh, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái.

Đồng thời, doanh nghiệp cần quan tâm, chú trọng hơn nữa khâu quản lý giám sát tiêu thụ hàng hoá của mình. Doanh nghiệp không nên coi việc chống hàng giả, hàng nhái là của cơ quan thực thi pháp luật. Khi bị xâm phạm nhãn hiệu, chủ sở hữu cần chủ động gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan thực thi.

Đối với người tiêu dùng, cần nâng cao nhận thức khi mua sắm, cảnh giác khi mua hàng và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng giả, hàng nhái. Việc này không chỉ là bảo vệ quyền lợi của chính người tiêu dùng mà còn chống lại hành vi phá hoại sản xuất, kìm hãm sự phát triển nền kinh tế đất nước.

Nguyễn Kiên (ghi)

Bài liên quan

Tin mới

Doanh nghiệp khu công nghiệp hưởng ứng Ngày nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ Trái đất
Doanh nghiệp khu công nghiệp hưởng ứng Ngày nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ Trái đất

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh có Văn bản số 257/BQLCKCN-MT đề nghị các công ty đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024.

VIB dự kiến còn chia 6,5% cổ tức tiền mặt, lên kế hoạch lợi nhuận năm 2024 đạt 12.045 tỷ đồng
VIB dự kiến còn chia 6,5% cổ tức tiền mặt, lên kế hoạch lợi nhuận năm 2024 đạt 12.045 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB – sàn HOSE) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2023 và đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay dựa trên định hướng chiến lược giai đoạn 2022-2026 và nhận định về môi trường kinh doanh.

Sở hữu bộ ba kết nối “bộ - không - thủy” có 1-0-2, Vinhomes Royal Island tạo cơn địa chấn mới
Sở hữu bộ ba kết nối “bộ - không - thủy” có 1-0-2, Vinhomes Royal Island tạo cơn địa chấn mới

Vinhomes Royal Island vừa tạo ra cơn địa chấn mới trên thị trường bất động sản bằng màn ra mắt ấn tượng, hé lộ những tiện ích thượng lưu lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Sức hút đặc biệt của Thành phố đảo Hoàng Gia còn đến từ địa thế độc tôn cùng khả năng kết nối vượt trội.

Cổ phiếu Hải Phát Invest (HPX) sẽ trở lại giao dịch từ ngày 20/3
Cổ phiếu Hải Phát Invest (HPX) sẽ trở lại giao dịch từ ngày 20/3

Sở GDCK TP. HCM đã có quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, mã HPX – sàn HOSE) ra khỏi diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 20/3.

Cổ phiếu Angimex (AGM) được giao dịch trở lại
Cổ phiếu Angimex (AGM) được giao dịch trở lại

Sở GDCK TP. HCM vừa có quyết định thông báo việc cổ phiếu AGM của CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) sẽ được chuyển từ diện đình chỉ giao dịch sang diện kiểm soát.

Nam Định đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu công nghiệp Hải Long, Giao thủy
Nam Định đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu công nghiệp Hải Long, Giao thủy

Ngày 19/3, UBND tỉnh Nam Định có Thông báo số 66/TB-UBND thông tin kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Anh Dũng tại cuộc họp triển khai các nội dung công việc liên quan đến dự án Khu công nghiệp Hải Long, huyện Giao Thủy.