Bài 11: Nước cuốn phăng một phần nhà xưởng xây trái phép xuống suối

Ở Đồng Nai tình trạng nhà xưởng trái phép “mọc” trên đất rừng sản xuất, đất nông nghiệp không phải là chuyện hiếm, thậm chí nhiều chủ đất sẵn sàng san lấp xây dựng nhà xưởng  trên dòng suối bất chấp nguy hiểm...

Suối Mơ quét một phần nhà xưởng xây trái phép

Như THCL đã phản ánh ở những kỳ trước, hiện nay trên địa bàn xã Thiện Tân, có hàng ngàn m2 nhà xưởng sản xuất đang được xây dựng trên đất rừng sản xuất, đất trồng cây hằng năm thậm chí là đất lúa, đất quy hoạch kênh rạch, dưới đường điện... Mà theo người dân địa phương, các công trình trái phép được ngang nhiên xây dựng, có nhà xưởng được che chắn bởi những bức tường cao đến vài mét, cổng ra vào gần như đóng kín cả ngày lẫn đêm. Nhưng cũng có những công trình dù người dân đã có ý kiến phản ánh đến cơ quan chức năng nhưng không biết bằng cách nào vẫn tiếp tục được xây dựng dù công trình đang vi phạm pháp luật thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hộ dân xung quanh.

Câu chuyện “nhà xưởng khủng” xây dựng trái phép tại ấp Ông Hường, mà chúng tôi đã từng nhắc tới là một nhà xưởng lớn được xây dựng kiên cố, khung thép bắn tôn trên diện tích 6.447 m2 đất rừng sản xuất - thuộc thửa số 173, tờ bản đồ số 34, do ông Tống Văn Thái là chủ sử dụng. Theo ghi nhận của phóng viên, khu nhà xưởng này đã được ép cọc đổ móng bê tông cốt thép, san lấp một phần suối Bà chảy qua rạch ông Hường đổ về sông Đồng Nai mà người dân địa phương vẫn quen gọi 1 phần con suối này khi chảy qua đây là Suối Mơ.

Công trình lần chiếm suối Mơ đã bị đổ sập sau cơn mưa lớn (Ảnh: Lê Vũ)Công trình lần chiếm suối Mơ đã bị đổ sập sau cơn mưa lớn (Ảnh: Lê Vũ)

Đây lại là một công trình nhà xưởng xây dựng trái phépĐây lại là một công trình nhà xưởng xây dựng trái phép (Ảnh: Lê Vũ)

Việc cố tình thu hẹp dòng chảy suối Mơ gây ra hậu quả khôn lườngViệc cố tình thu hẹp dòng chảy suối Mơ gây ra hậu quả khôn lường (Ảnh: Lê Vũ)

Ngoài 6.447 m2 đất rừng sản xuất, phần nhà xưởng trên còn san lấp một phần dòng suối với chiều dài khoảng 100m, chiều rộng khoảng 5 - 6m. Khi chủ công trình đầu tư xây dựng người dân đã tỏ ra lo lắng và có ý kiến phản ánh với chính quyền địa phương về tình trạng nhà xưởng với quy mô đồ sộ lại được xây, gia cố giữa lòng suối, bởi việc làm này không đảm bảo an toàn, có nguy cơ sập đổ, công trình đè lên nhà cửa của người dân là rất lớn. Nhất là việc bị thu hẹp dòng chảy đột ngột nếu vào mùa mưa lũ, sẽ gây ra tình trạng sạt lở, đồng thời cuốn đi hoa màu và các công trình kiến trúc của người dân…

Tuy nhiên, khi mà chính quyền xã Thiện Tân vẫn chưa có động thái nào với phản ánh của người dân thì mới đây ngày 16/9/2019, sau cơn mưa lớn kéo dài. Dòng nước chảy siết đã khiến toàn bộ phần móng, tường bao xung quanh xưởng khu vực lấn chiếm suối Mơ đổ sập kéo theo một phần mái tôn khung thép nghêng hẳn về phía nhà dân gây mất an toàn.

Theo ông H. một hộ dân sống gần nhà xưởng cho biết: Nhà xưởng bị nước đánh sập phần móng kéo theo một phần mái tôn khung thép nghiêng hẳn về phía nhà tôi. Nếu không được khắc phục nhanh, tình hình mưa bão như thế này thì sẽ không ai dám đảm bảo an toàn công trình. Chúng tôi cảm thấy bất an toàn tính mạng cũng như tài sản của mình...

Có lẽ việc xảy ra sự cố khi thi công trên nền đất yếu là điều mà người dân đã tiên lượng được, nhưng chính quyền xã Thiện Tân thì sao? Khi mà một công trình lớn như vậy có thể “mắt nhắm mắt mở” cho xây dựng và dần hợp thức hóa. Nếu điều xấu nhất xảy ra ảnh hưởng tới tính mạng con người thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?.

Nối tiếp nhiều sai phạm

 Có thể nói sau Phước Tân thì có lẽ Thiện Tân là xã có nhiều nhà xưởng xây lụi bậc nhất. Ngoài nhà xưởng đã đổ sập vì lấn đất được quy hoạch kênh rạch sông suối, nắn dòng suối ở ấp Ông Hường thì có lẽ việc lấn luôn đất quy hoạch đường giao thông cũng là chuyện hết sức bình thường ở Thiện Tân.

Ở ấp Vàm xã Thiện Tân, trong số những nhà xưởng xây đè lên đường giao thông phải kể đến một nhà xưởng nằm trọn trên tờ bản đồ số 48 thửa số 8 với diện tích 4.272 m2 đất rừng sản xuất và diện tích đất này đã được quy hoạch thành đường giao thông hơn 700 m2 và số còn lại là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Điều khó hiểu là một nhà xưởng rộng hơn 4.000 m2 xây trái phép nhưng bằng mắt thường cũng có thể nhận thấy nhà xưởng này có trạm biến áp riêng, để phục vụ việc sản xuất. Chưa nói tới việc chính quyền địa phương buông lỏng quản lý hoặc cố tình để cho sai phạm xảy ra thì việc Công ty TNHH MTV điện lực Đông Nai và  Công ty TNHH MTV điện lực Đông Nai  chi nhánh huyện Vĩnh Cửu đã căn cứ vào đâu để cấp điện cũng như đồng ý cho đặt trạm biến áp?Công trình nhà xưởng xây dựn trên đất rừng sản xuất những vẫn được đấu nối điện ở ấp VàmCông trình nhà xưởng xây dựng trên đất rừng sản xuất những vẫn được đấu nối điện ở ấp Vàm (Ảnh: Lê Vũ)

Nhà xưởng này còn xây đè lên phần diện tích đã được quy hoạch là đường giao thôngNhà xưởng này còn xây đè lên phần diện tích đã được quy hoạch là đường giao thông (Ảnh: Lê Vũ)

Trong khi về nguyên tắc những công trình vi phạm sẽ không được cung cấp điện nước. Phải chăng cán bộ quản lý xã Thiện Tân và huyện Vĩnh Cửu đang làm ngơ để hợp thức hóa cho sai phạm. Liệu có lợi ích nhóm hay không, đây chính là điều mà dư luận đang hết sức quan tâm.

TH&CL sẽ tiếp tục thông tin!

Hải Đăng