Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự án “treo” giữa lòng TP. Thanh Hóa (Bài 1): Nỗi thấm khổ của hàng chục hộ dân kéo dài 14 năm đằng đẵng

Đất ở ổn định của hàng chục hộ dân dân sinh sống tại 4 tuyến phố Đinh Công Tráng, Lê Phụng Hiểu, Nguyễn Trãi và Trần Phú, TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) bị thu hồi giao cho doanh nghiệp. Để suốt 14 năm qua, dự án khu xen cư hồ Toàn Thành rộng 3.182m2 được triển khai phần lớn nằm trên... giấy.

Hàng loạt quyết định “nhảy cóc”

Theo tìm hiểu của PV, Dự án khu xen cư hồ Toàn Thành thuộc mặt bằng số 155, được UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt ngày 29/11/2004, quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500. Ngày 16/12/2004, UBND TP Thanh Hóa có văn bản đề nghị Hội đồng xác định giá đất TP Thanh Hóa và các đơn vị có liên quan thực hiện việc xác định giá đất trước ngày 25/12/2004.

Nhưng khi chưa kịp có quyết định thu hồi đất, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định số 1571/QĐ-CT ngày 14/6/2005, do ông Mai Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thời điểm đó, ký "Phê duyệt mức sàn để đấu giá quyền sử dụng đất khu dân cư hồ Toàn Thành, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa".

Dự án “treo” giữa lòng TP. Thanh Hóa (Bài 1): Nỗi thấm khổ của hàng chục hộ dân kéo dài 14 năm đằng đẵng - Hình 1

Đường vào dự án khu xen cư hồ Toàn Thành thuộc mặt bằng 155

Hơn 2 tháng sau, vào ngày 15/8/2005, UBND tỉnh Thanh Hóa mới ban hành quyết định thu hồi đất dự án, quyết định vẫn do ông Mai Văn Ninh ký, thu hồi 5962,77m2 đất (đất ở 3681m2, đất ao 2281,77m2), liên quan 47 hộ dân đã sinh sống ổn định từ hàng chục năm qua.Dự án “treo” giữa lòng TP. Thanh Hóa (Bài 1): Nỗi thấm khổ của hàng chục hộ dân kéo dài 14 năm đằng đẵng - Hình 2

Quyết định số 1571/QĐ-CT ngày 14/6/2005 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Văn Ninh ký phê duyệt mức sàn để đấu giá khi chưa có quyết định thu hồi đất

Quyết định nêu rõ: "UBND TP Thanh Hóa có trách nhiệm thu hồi đất, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc điều chỉnh diện tích đất trong giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi; tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được duyệt và thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật".

Tiếp đến, UBND TP Thanh Hóa đã bỏ qua các quy định, để không thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng ngay, mà đấu giá dự án trước để giao cho doanh nghiệp.

Dự án “treo” giữa lòng TP. Thanh Hóa (Bài 1): Nỗi thấm khổ của hàng chục hộ dân kéo dài 14 năm đằng đẵng - Hình 3

Ông Nguyễn Ngọc Hồi, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa ra Quyết định thành lập Hội đồng đấu giá khi chưa đền bù tài sản, chưa GPMB

Ngày 14/9/2005, ông Nguyễn Ngọc Hồi, Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa đã ký quyết định số 3774/QĐ-CT "Thành lập Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất tại mặt bằng số 155XD/UBTH khu xen cư hồ Toàn Thành".

Hai thành viên gồm "Công ty cổ phần xây dựng và Đầu tư phát triển Thanh Hóa" và "Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh Hóa" tham gia đấu giá khu "đất vàng" trên với mức sàn đưa ra là 2.217.000 đồng/m2 (giá đất thị trường theo Hội đồng thẩm định là 9,8 triệu đến 10,5 triệu/m2)

Kết quả, Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh Hóa trúng đấu giá với mức 2.217.942,51 đồng/m2. Chênh lệch chưa tới 1 ngàn đồng/m2. Công ty còn lại chỉ đấu giá đúng mức sàn.

Khiếu kiện kéo dài

Dự án sau khi được UBND TP Thanh Hóa ký giao đất mặt bằng 155 (có thu tiền thông qua đấu giá) cho doanh nghiệp bằng hợp đồng kinh tế số 01/2005/HĐKT ngày 7/10/2005. Vụ việc đã kéo theo một chuỗi sai phạm, tạo điểm nóng dư luận, khiếu kiện, gây nên hệ lụy khiến nhiều gia đình bị thu hồi đất phải lao đao suốt 14 năm qua.

Theo phản ánh của các hộ dân, sau khi được bàn giao đất, Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh Hóa đã chia lô bán nền ngay trên... giấy. Bán luôn cả diện tích những hộ chưa bị thu hồi đất, chưa thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng.

Dự án “treo” giữa lòng TP. Thanh Hóa (Bài 1): Nỗi thấm khổ của hàng chục hộ dân kéo dài 14 năm đằng đẵng - Hình 4

Dự án chưa hề được đền bù, GPMB thu hồi đất, Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh Hóa đã bán đất cho nhiều người khác, trá hình dưới danh nghĩa "Hợp đồng cùng đầu tư"

Theo điều tra của PV, việc bán các lô đất được trá hình bởi "Hợp đồng cùng đầu tư" ký giữa Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh Hóa với nhiều khách hàng bắt đầu từ ngày 27/10/2005.

Người mua sẽ "cùng đầu tư tiền vào dự án, để sau này sở hữu lô đất và công trình kiến trúc trên lô đất đó", nhưng vẫn phải tự bỏ vốn ra xây nhà. Nhiều hộ dân hàng chục năm nay sinh sống ổn định, không đồng thuận với việc làm khuất tất, thu hồi đất không đền bù của UBND TP. Thanh Hóa, đã liên tục gửi đơn khiếu kiện.

Nhưng ngay cả lúc đang đấu tranh đòi quyền lợi, nhiều gia đình vẫn không biết đất của mình đang sinh sống đã bị bán cho người khác một cách trái phép. Người mua thì lâm vào tuyệt vọng vì chờ đợi, bởi dự án treo tới 14 năm, chưa thể hoàn thành giải phóng mặt bằng.

Trong số đó, có tới 5 hộ, phải 4 năm sau từ ngày dự án được đấu giá, tức ngày 2/7/2009 thì UBND TP mới ban hành quyết định 2163/QĐ-UBND về việc thu hồi đất, phương án đền bù.

Do dự án không thể triển khai vì vấp phải nhiều sai phạm, ngày 8/11/2012, UBND TP Thanh Hóa đã làm một việc trái thẩm quyền là điều chỉnh lại mặt bằng quy hoạch dự án do UBND tỉnh phê duyệt.

Trở lại năm 1997, thực hiện chủ trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho các hộ dân (nằm trong dự án này), UBND phường Ba Đình đã xác minh nguồn gốc đất và xác định 47 hộ dân khu phố Đinh Công Tráng sử dụng đất thổ cư, ổn định từ trước năm 1980 bằng biên bản UBND phường Ba Đình họp dân phố.

Nhưng khi UBND TP. Thanh Hóa tiến hành đền bù, thì những phần đất do người dân khai hoang, phù hợp luật Đất đai 2003, lại bị quy là đất lấn chiếm, không đền bù về đất.

Điển hình, trường hợp của ông Trịnh Quốc Văn (trú tại 62 Đinh Công Tráng) được UBND phường Ba Đình xác nhận sử dụng 399m2 “đất ở của gia đình sử dụng ổn định của bố mẹ từ trước ngày 18/12/1980 đến nay, không có tranh chấp. Tuy nhiên, khi gia đình ông Văn nhận GCNQSDĐ thì diện tích đất chỉ được công nhận 219m2. Thực hiện thu hồi đất cho dự án xen cư hồ Toàn Thành gia đình ông Văn bị thu hồi 82m2 mà không được đền bù về đất với lý do đây là diện tích nằm ngoài sổ đỏ.

Mảnh đất số 62 Đinh Công Tráng đã trải qua 2 lần thay đổi diện tích thu hồi đất, từ 82m2 (năm 2009), được điều chỉnh còn thu hồi 75m2 (năm 2012), rồi lại nâng lên thu hồi 179,8m2 (năm 2015). Khôi hài hơn, theo ông Văn, một phần đất số 62 Đinh Công Tráng thuộc gia đình ông đã bị bán, đứng tên người nhà của địa chính phường Ba Đình.

Năm 2016, UBND TP Thanh Hóa ra quyết định cưỡng chế, nhưng bất thành. Vụ việc được khiếu nại lên Thủ tướng Chính phủ. Trực tiếp Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã có tới 3 văn bản chỉ đạo, yêu cầu Bộ TN&MT, UBND tỉnh Thanh Hóa xử lý, giải quyết quyền lợi công dân. Nhưng vụ việc vẫn rơi vào im lặng?

Cho đến nay, dự án khu xen cư hồ Toàn Thành đã kéo dài tới 14 năm, vẫn nổi trôi. Dự án không khả thi, không hiệu quả, bộc lộ sai phạm, bất thường; gây cho người dân nhiều hệ lụy thương đau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống. Nhưng những sai phạm do cán bộ UBND TP Thanh Hóa gây ra, thì chưa hề xử lý.

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin!

Thuấn Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

BTL Vùng Cảnh sát biển 3: Phối hợp bắt tàu vận chuyển dầu 90.000 lít dầu DO trái phép
BTL Vùng Cảnh sát biển 3: Phối hợp bắt tàu vận chuyển dầu 90.000 lít dầu DO trái phép

Lực lượng chức năng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 chủ trì phối hợp bắt tàu vận chuyển dầu 90.000 lít dầu DO trái phép tại vùng biển cách Đông Nam Côn Đảo khoảng 120 hải lý.

Những địa điểm du lịch lý tưởng - Bài 7: Quảng Ninh – du lịch vươn tầm cao mới
Những địa điểm du lịch lý tưởng - Bài 7: Quảng Ninh – du lịch vươn tầm cao mới

Việt Nam là một trong những điểm đến đẹp nhất tại Đông Nam Á. Với cảnh đẹp cùng văn hóa đa dạng, du lịch Việt Nam đang ngày một hấp dẫn du khách tới thăm quan. Được phủ xanh bởi mặt biển, núi rừng và các khu vườn quốc gia, Việt Nam trở thành điểm đến với những hành trình khám phá bất tận…

Tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh trong từng bó rau, lạng thịt tại chợ dân sinh
Tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh trong từng bó rau, lạng thịt tại chợ dân sinh

Chợ dân sinh đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, hiện nay, do công tác quản lý còn nhiều bất cập, vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ vẫn chưa được thực hiện hiệu quả, vì vậy, việc đảm bảo ATVSTP đối với các mặt hàng là điều được đặc biệt quan tâm của người tiêu dùng.

Thông cáo báo chí ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 9, khóa XIII
Thông cáo báo chí ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 9, khóa XIII

Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã làm việc tại tổ thảo luận về Đề cương Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng,...

Xử phạt 15,5 triệu đồng, buộc tiêu hủy 30 hộp nước hoa không rõ nguồn gốc
Xử phạt 15,5 triệu đồng, buộc tiêu hủy 30 hộp nước hoa không rõ nguồn gốc

Lực lượng QLTT tỉnh Nghệ An vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 15,5 triệu đồng đối với ông N.T.H. (có địa chỉ tại xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An). Đồng thời, buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là 30 hộp nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bà Rịa – Vũng Tàu thúc đẩy phát triển, thu hút khách du lịch năm 2024
Bà Rịa – Vũng Tàu thúc đẩy phát triển, thu hút khách du lịch năm 2024

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Kế hoạch thúc đẩy phát triển, thu hút khách du lịch đến tỉnh năm 2024.