Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận.

6 phẩm chất và 10 năng lực

Ngày 12/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Chương trình phổ thông tổng thể. Tổng chủ biên, GS. Nguyễn Minh Thuyết cho biết, chương trình được xây dựng theo phương pháp đi từ xác định chuẩn đầu ra về nhu cầu phát triển của đất nước, nhu cầu nhân lực... để xác định nội dung, phương pháp giảng dạy.

Theo đó, dự thảo chương trình nêu lên 6 phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là: Yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm. Đồng thời, hướng học sinh đạt được 10 năng lực cốt lõi. Chính vì thế mà hệ thống các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được thực hiện giáo dục toàn diện, tích hợp ở các cấp tiểu học và THCS, thực hiện giáo dục phân hóa và tự chọn ở cấp THPT.

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - Hình 1

Tại cuộc họp báo công bố Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

“Một chương trình, nhiều bộ sách”

Điểm mới của dự thảo chương trình là không quy định thứ tự tuần học cho từng môn mà chỉ quy định số tiết mỗi môn cần đạt trong năm. Thời gian học sẽ do từng trường sắp xếp.

Chương trình mới không đóng khung trong một bộ sách giáo khoa mà áp dụng chủ trương "một chương trình, nhiều bộ sách". Trong thời lượng của chương trình dành 2 tuần/năm cho nội dung giáo dục của địa phương. "Chương trình giữ tính ổn định, nhưng vẫn sẽ có những điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn. 

Hệ thống các môn học của dự thảo chương trình mới gồm môn học bắt buộc, môn bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc.

Chương trình dự thảo

Ở bậc tiểu học, học sinh phải học bắt buộc 8 môn, gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ. Các môn học bắt buộc có phân hóa gồm: Thế giới công nghệ, Tìm hiểu tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn là tiếng dân tộc thiểu số. Ngoài ra, học sinh còn có hoạt động tự học có hướng dẫn.

"Môn Ngoại ngữ 1 học sinh sẽ bắt đầu học từ năm lớp 3 nhưng địa phương nào có điều kiện, có thể dạy từ lớp 1 và không quá 70 tiết một năm để tránh quá tải cho học sinh", tổng chủ biên nói.

Môn Giáo dục thể chất sẽ được tổ chức thành các câu lạc bộ thể thao. Học sinh có thể tự chọn môn thể thao yêu thích nào để theo học, thay vì phải học tất cả các môn như trước đây.

Chương trình mới cũng quy định, học sinh tiểu học học 2 buổi một ngày nhưng không quá 7 tiết.

Ở bậc trung học cơ sở, số môn học giảm xuống còn 6 môn, gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Trong môn học bắt buộc có phân hóa, ngoài Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh bắt đầu được hướng nghiệp với môn Công nghệ và hướng nghiệp.

Ở trung học phổ thông, lớp 10 được xác định là lớp dự hướng nghề nghiệp. Do đó, nội dung bắt buộc sẽ có thêm môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, chủ yếu giới thiệu kiến thức về kinh tế, pháp luật để học sinh định hướng công việc cho mình.

Ở lớp 11-12, học sinh học bắt buộc 6 môn gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 3 môn cuối trong số này đều học thực hành nên theo GS. Thuyết, sẽ không gây quá tải hay áp lực cho học sinh. Các em được chọn 3 môn và một chuyên đề học tập trong các môn tự chọn bắt buộc gồm: Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học máy tính, Tin học ứng dụng, Thiết kế và Công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Chuyên đề học tập.

Sau khi lấy ý kiến dư luận và có chỉnh sửa phù hợp, bắt đầu từ 2018, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới sẽ được triển khai trong cả nước, cho học sinh từ lớp 1. 

"Chương trình là quy định của Nhà nước về giáo dục phổ thông, nhưng cũng là cam kết của Nhà nước về chất lượng giáo dục nói chung và của từng cơ sở giáo dục nói riêng", GS. Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh.

 Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Điều kiện xét chuyển, bổ nhiệm chức danh y tế công cộng
Điều kiện xét chuyển, bổ nhiệm chức danh y tế công cộng

Ông Nguyễn Việt (Kiên Giang) làm việc tại trung tâm y tế, là Kỹ sư hạng III, mã V.05.02.07, đã học xong thạc sĩ y tế công cộng. Ông Việt hỏi, ông có được xét hoặc thi vào chức danh Y tế công cộng hạng II không?.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hà Nam cần tiếp tục gia cố các điểm đê xung yếu
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hà Nam cần tiếp tục gia cố các điểm đê xung yếu

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã dành gần 2 tiếng đồng hồ đi cano trên sông Hồng để thị sát tình hình mưa lũ, thiệt hại về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và công tác phòng, chống lũ tại các xã trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Bắc Ninh: Quy định trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Bắc Ninh: Quy định trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định về trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh.

Vĩnh Phúc: Rút báo động III trên sông Phó Đáy
Vĩnh Phúc: Rút báo động III trên sông Phó Đáy

Hồi 13 giờ ngày 12/9, mực nước trên sông Phó Đáy tại trạm đo thủy văn Kim Xá là +15,86 m, dưới báo động III 0,14m...

Bảo hiểm Bảo Việt khẩn trương triển khai các phương án bồi thường do bão Yagi
Bảo hiểm Bảo Việt khẩn trương triển khai các phương án bồi thường do bão Yagi

Bảo hiểm Bảo Việt đã tiếp nhận 692 vụ tổn thất với tổng bồi thường ước tính 950 tỷ đồng sau gần 6 ngày kể từ cơn bão số 3 (Yagi). Doanh nghiệp đang khẩn trương triển khai công tác giám định và phương án tạm ứng bồi thường cho các thiệt hại nghiêm trọng.

Hội Chữ thập đỏ TP. Hải Phòng có Chủ tịch mới
Hội Chữ thập đỏ TP. Hải Phòng có Chủ tịch mới

Sáng 12/9, Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Hội 9 tháng, bầu chức danh Chủ tịch Hội và phát động ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi Bão số 3 (Yagi).