Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nam có nhiều sản phẩm OCOP đã xây dựng được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường

Sau khi triển khai Chương trình OCOP, đến nay, tỉnh Hà Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm.

Cụ thể, tỉnh Hà Nam đã tổ chức đánh giá, phân hạng được cho 41 sản phẩm OCOP, trong đó có 16 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, 23 sản phẩm đạt OCOP 3 sao thuộc 22 chủ thể và có 37 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP trong năm 2021.

Sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, các chủ thể sản xuất đã chú trọng hơn trong việc đầu tư nâng cao chất lượng, nhãn hiệu sản phẩm có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc.

Nhiều sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường như: cá kho Nhân Hậu, bánh đa nem làng Chều, rượu Vọc, rượu nếp cái hoa vàng, mật ong rừng miền Bắc, miến chùm ngây, ruốc cá, chả cá,…

Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Hà Nam đã xây dựng được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường
Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Hà Nam đã xây dựng được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường.

Để Chương trình OCOP ngày càng phát huy được tính hiệu quả, đặc biệt phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025 có 150 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng từ 3 sao trở lên, tỉnh Hà Nam sẽ: Phối hợp xúc tiến các sản phẩm OCOP vào các trung tâm, siêu thị lớn trên địa bàn, tổ chức lựa chọn sản phẩm tiêu biểu tham gia hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh.

Triển khai các chương trình đưa hàng Việt Nam về nông thôn gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia các hội nghị, chương trình kết nối cung cầu tại các tỉnh, thành phố để đưa các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh tiếp cận với người tiêu dùng của nhiều vùng, miền trên cả nước, nâng cao hiệu quả kết nối giữa nhà sản xuất, nhà phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Hỗ trợ các HTX đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua các kênh thương mại, sàn giao dịch điện tử.

Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất, thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát tiêu chuẩn, chất lượng, mã số, mã vạch, dán tem truy suất nguồn gốc… cung cấp ra thị trường các sản phẩm đúng tiêu chuẩn, đủ về chất lượng sẽ tác động rất nhanh đến người tiêu dùng.

Hà Trần

Bài liên quan

Tin mới

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.