Điển hình là một số vụ việc:
Ngày 19/1, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 (Cục QLTT Hà Nội) phối hợp với thành viên Tổ công tác 368 (Tổng cục QLTT), Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia và Cục A05 (Bộ Công an), tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh AE Shop Việt Nam (địa chỉ, số nhà 167 đường Cao Lỗ, thị trấn Đông Anh, Hà Nội).
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại cửa hàng này đang bày bán nhiều sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam, không có hóa đơn chứng từ.
Cụ thể, có 4.686 sản phẩm giầy, dép, quần áo, thắt lưng… mang các nhãn hiệu Louis Vuitton, D&G, Dior, Lacoste, Adidas, Givenchy, Bubberry, Mango, Clarks, Hermes, Philip Plein, Gucci, Versace, Nike, DSQuared, Fendy.
Lực lượng chức năng đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngày 21/1, Đội QLTT số 14 (Cục QLTT Hà Nội) phối hợp với đội 7, phòng PC03 (công an Hà Nội) tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh phụ kiện khoá cửa (địa chỉ, ngõ 238 đường Đông Hội, xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội).
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở đang hoạt động kinh doanh bán phụ kiện khoá cửa, tại cơ sở có 6.000 cái mũi góc; 5.000 cái bản lề cửa. Đối chiếu hàng hoá phù hợp với hoá đơn chủ cơ sở xuất trình.
Ngoài ra, tại cơ sở kinh doanh có: 270 bộ khoá cửa mang nhãn hiệu bộ chữ hán KIN LONG, 56 bộ tay nắm cửa mang nhãn hiệu bộ chữ hán KIN LONG có dấu hiệu hàng hoá giả mạo nhãn hiệu KIN LONG đang được bảo hộ.
Hàng hóa gồm: 40 thùng bản lề cửa chữ A, HC 400A-10; 37 thùng bản lề cửa chữ A, HC 400A-12; 90 thùng bản lề cửa chữ A, HC 400A-14; 47 thùng bản lề cửa chữ A, HC 400A-16; 85 thùng bản lề cửa x 120 chiếc (tổng 10.200 chiếc); 5 thùng bản lề cửa x 50 chiếc (tổng 250 chiếc).
Toàn bộ số hàng hóa trên có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp.
Đội QLTT số 14 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp, để xác minh làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Kiên