Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần in và phát hành sách Việt Nam hoạt động từ năm 2007, địa chỉ tại số 18 đường Phùng Hưng, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội.

Nhà sách Giáo dục thuộc Công ty Cổ phần in và phát hành sách Việt Nam hiện có 2 cơ sở tại Hà Nội. Cơ sở 1 tại số 1 Nguyễn Quý Đức, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội; Cơ sở 2 số 18 đường Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông.

Cơ sở 1 tại số 1 Nguyễn Quý Đức, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 1 tại số 1 Nguyễn Quý Đức, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội

 “Mục sở thị” tại các cơ sở Nhà sách Giáo dục, phóng viên nhận thấy tại đây bày bán nhiều loại hàng hoá như: sách giáo khoa, sách tham khảo, vở, đồ dụng học tập, văn phòng phẩm như bút chì, bút máy, tẩy, bút màu, gọt bút chì, cặp sách, hộp bút, thước kẻ, compa, bộ dụng cụ học tập… Bên cạnh đó, tại đây còn bày bán thêm các loại mặt hàng như đồ dùng cá nhân: bình nước, chun tóc, kẹp tóc, đồng hồ, gương, ví, dây, kính bơi, đồ chơi các loại…

Ghi nhận tổng thể các sản phẩm tại đây, có những mặt hàng của Việt Nam sản xuất, có những sản phẩm xuất xứ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, trong đó, có những mặt hàng có tem nhãn phụ Tiếng Việt như đồ chơi trẻ em, đồ dùng học tập…

Ghi nhận của phóng viên ngày 31/5/2023 tại cơ sở số 1 Nguyễn Quý Đức, có nhiều sản phẩm tuân thủ các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tại đây cũng có nhiều sản phẩm 100% chữ nước ngoài mà không có tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định. Các sản phẩm thiếu tem phụ Tiếng Việt khiến người tiêu dùng không tiếp cận được thông tin về nguồn gốc xuất xứ, thành phần, cách sử dụng cũng như những cảnh báo với sản phẩm, mặt khác vi phạm quy định phát luật về nhãn hàng hoá.

Hộp đựng bút 100% chữ nước ngoài, không có tem nhãn phụ Tiếng Việt
Hộp đựng bút 100% chữ nước ngoài, không có tem nhãn phụ Tiếng Việt
Bút màu toàn chữ nước ngoài đang bày bán tại Nhà sách Giáo dục
Bút màu toàn chữ nước ngoài đang bày bán tại Nhà sách Giáo dục
Tẩy bút chì
Tẩy bút chì "made in Taiwan" không có thông tin Tiếng Việt
Đồ chơi xếp hình không có thông tin Tiếng Việt dù bày bán tại thị trường Việt Nam
Đồ chơi xếp hình không có thông tin Tiếng Việt dù bày bán tại thị trường Việt Nam
Sổ
Sổ "Made in China", không tìm thấy thông tin tem nhãn phụ Tiếng Việt
Đồ chơi cho bé toàn chữ nước ngoài
Đồ chơi cho bé toàn chữ nước ngoài
Đồ chơi cho bé, không rõ cách sử dụng thế nào, đối tượng dùng ra sao...
Đồ chơi cho bé, không rõ cách sử dụng thế nào, đối tượng dùng ra sao....
Bảng tập viết cho bé toàn thông tin tiếng nước ngoài
Bảng tập viết cho bé toàn thông tin tiếng nước ngoài

Trước đó, ngày 29/5/2023, phóng viên cũng đã “mục sở thị” hàng hoá tại nhà sách Giáo dục số 18 Phùng Hưng cũng ghi nhận tình trạng tương tự, nhiều sản phẩm 100% chữ nước ngoài “made in China, made in Taiwan, made in Japan…” mà không hề có tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định. Đặc biệt, có những sản phẩm "trắng" thông tin, không có bất cứ thông tin nào về sản phẩm.

Bộ dụng cụ compa phục vụ học tập toàn thông tin nước ngoài
Bộ dụng cụ compa phục vụ học tập toàn thông tin nước ngoài
Ngòi bút chì toàn chữ Trung Quốc, không tìm thấy tem nhãn phụ Tiếng Việt
Ngòi bút chì toàn chữ Trung Quốc, không tìm thấy tem nhãn phụ Tiếng Việt
Hộp đựng bút tìm
Hộp đựng bút tìm "mỏi mắt" cũng không thấy tem nhãn phụ Tiếng Việt đâu
Đồ chơi cho bé không có bất cứ thông tin gì về sản phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đồ chơi cho bé không có bất cứ thông tin gì về sản phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ
Sản phẩm đồng hồ đề bàn, toàn chữ nước ngoài
Sản phẩm đồng hồ đề bàn, toàn chữ nước ngoài
Bảng viết cho bé, toàn chữ nước ngoài
Bảng viết cho bé, toàn chữ nước ngoài
Bình nước cho bé, không có thông tin về xuất xứ sản phẩm
Bình nước cho bé, không có thông tin về xuất xứ sản phẩm
ĐỒ chơi cho bé không rõ nguồn gốc xuất xứ,
ĐỒ chơi cho bé không rõ nguồn gốc xuất xứ, "trắng" thông tin trên sản phẩm
Kính bơi cho bé, không rõ thông tin về sản phẩm
Kính bơi cho bé, không rõ thông tin về sản phẩm

Các quy định pháp luật về nhãn hàng hóa

Trong khi đó, pháp luật đã có những quy định cụ thể về tem nhãn hàng hoá lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật về tem nhãn, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là Tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Ngoài ra, theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 thì các hành vi kinh doanh hàng hóa không có nhãn; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng ghi không đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc hoặc bị thay đổi; có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa; gian lận về thời hạn sử dụng; hàng hóa đã quá hạn sử dụng… sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, sẽ được áp dụng kể cả trong trường hợp vi phạm lần đầu.

Quy định của pháp luật là vậy, nhưng thực tế tại các Nhà sách Giáo dục của Công ty Cổ phần in và phát hành sách Việt Nam đã và đang bày bán rất nhiều hàng hoá nước ngoài vi phạm quy định về tem nhãn. Cùng với đó, cũng khiến người tiêu dùng khó khăn khi tìm hiểu về sản phẩm, không rõ thành phần sản phẩm, công dụng ra sao, cách sử dụng như thế nào… Đặc biệt khi đây lại là những sản phẩm đông đảo dành cho lứa tuổi mầm non, học sinh các cấp…

Một góc không gian nhà sách Giáo dục cơ sở 1 Nguyễn Quý Đức
Một góc không gian nhà sách Giáo dục cơ sở 1 Nguyễn Quý Đức

Đề nghị, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội cũng như các cơ quan liên quan xác minh, kiểm tra và xử lý những sai phạm (nếu có) của hệ thống nhà sách Giáo dục nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cũng như tạo ra môi trường kinh doanh hàng hóa lành mạnh, minh bạch thị trường.

Trúc Mai