Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ internet.

Cụ thể, tỉnh Hà Tĩnh phấn đấu có ít nhất tối thiểu 50 sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn OCOP; tập trung nâng hạng các sản phẩm OCOP đã được phân hạng tại tỉnh, phấn đấu có tối thiểu 10 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao và có sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao.

Củng cố, nâng cao năng lực cho tối thiểu 30 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hiện có thực hiện Chương trình OCOP. Phát triển mới tối thiểu 10 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình.

Các sản phẩm tham gia chương trình OCOP có doanh số bán hàng bình quân tăng tối thiểu 20%; phát triển mới 3 - 5 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP;

Tích cực tìm kiếm thị trường mới, tham gia các hội chợ, hội nghị xúc tiến thương mại; kết nối, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương vào ngày càng nhiều hệ thống kênh phân phối lớn, sàn thương mại điện tử ....

Các tổ chức, cá nhân, hộ sản xuất, hợp tác xã... có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP sẽ được tập huấn, đào tạo và hướng dẫn thực hiện các nội dung mới.

Đến hết năm, tỉnh Hà Tĩnh phấn đấu có tối thiểu 50% cơ sở tham gia thực hiện chuyển đổi số và đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng, quản lý chặt chẽ các sản phẩm đã được chứng nhận đạt chuẩn OCOP.

Ngoài ra, tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao về Chương trình OCOP; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng sản phẩm; xúc tiến thương mại; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong thực hiện Chương trình...

Hà Trần