Chia sẻ với PV, nhiều nhà đầu tư cho biết, giá đất sau mỗi phiên đấu giá so với mức giá khởi điểm cao không tưởng. Hầu hết đều tăng gấp 2 hoặc gấp 3 giá khởi điểm. Nhiều người chỉ đi xem đấu giá cho biết chứ không tham gia.  Theo phán đoán của nhà đầu tư thì hầu hết những người tham gia đấu giá đều là các nhà đầu tư, đầu cơ hoặc “lướt sóng”. Người có nhu cầu đất ở thực sự thì rất ít. Vì vậy, trường hợp một người trúng đấu giá hàng chục lô tại các phiên đấu giá là không hiếm. Đây cũng chính là lý do nhiều khu đất đấu giá bị bỏ hoang do giá bỏ thầu quá cao, sau đó lại tiếp tục mua đi bán lại nên giá trị của bất động sản cao hơn nhiều so với giá trị thực tế.

Lượng người tham gia nộp hồ sơ đấu giá chật kín hội trườngLượng người tham gia nộp hồ sơ đấu giá chật kín hội trường (Ảnh: QN)

Việc chào bán tràn lan trên mạng, tờ rơi, quảng cáo treo khắp nơi trên các tuyến đường gần khu vực đấu giá đất khi cơ quan chức năng chưa tổ chức đấu giá không còn lạ.

Đơn cử như hôm nay (3/12/2020), tại trung tâm chính trị quận Kiến An đã diễn ra hai phiên đấu giá. Mặc dù phiên đấu giá chưa bắt đầu nhưng trước đó cả tháng thông tin rao bán đất đấu giá tại hai phiên đấu giá đã được đăng công khai. Phiên một là đấu giá 33 lô đất tại tổ dân phố Đồng Tâm, phường Đồng Hòa, quận Kiến An và phiên đấu giá 47 lô tại tổ dân phố Khúc Trì, phường Ngọc Sơn, quận Kiến An. Theo ghi nhận ban đầu của phóng viên thì giá trúng thầu hầu như đều tăng gấp 2 giá khởi điểm. Ví như lô L16 diện tích 60m2, tổ dân phố Đồng Tâm, quận Kiến An giá khởi điểm là 7.500.000 đồng/m2 có giá trúng thầu là 14.690.000 đồng/m2. Thậm chí giá trúng thàu gấp 2,5 lần giá khởi điểm tại phiên đấu giá khu đất tại tổ dân phố Khúc Trì, phường Ngọc Sơn, quận Kiến An cùng ngày.

Chưa đấu giá đã chào bán tràn lanChưa đấu giá đã chào bán tràn lan (Ảnh: QN)Chưa đấu giá đã chào bán tràn lanChưa đấu giá đã chào bán tràn lan (Ảnh: QN)

Nguyên nhân nữa dẫn đến hiện tượng trên còn do có sự dẫn dắt của đội ngũ đông đảo “cò” đất tham gia. Thực tế, số người dân có nhu cầu mua để ở không nhiều. Những người tham gia đấu giá đều được “cò” tiếp cận xin thông tin và nhắn nhủ trúng đấu giá ngay lập tức được các “cò” đất mua lại với giá sang tay khá “hời” để kiếm chênh lệch từ 50 - 70 triệu đồng/lô, thậm chí có lô chênh lệch 100 – 120 triệu đồng/lô. Mục sở thị tại phiên đấu giá phóng viên được một anh “cò” giới thiệu là nhân viên bên công ty nhà đất Hải Phòng tiếp cận xin số điện thoại hỏi mua lại lô đất nếu trúng cần bán thì “cò” sẽ mua lại ngay. Đồng thời anh “cò” cũng cung cấp thêm thông tin về một số khu đất đã đấu giá và chuẩn bị đấu giá nếu có nhu cầu mua hoặc bán cứ liên hệ anh ta.

Mục sở thị tại các khu đất đã đấu giá hầu như vẫn bỏ hoang cỏ mọc, dân cư thưa thớt.Mục sở thị tại các khu đất đã đấu giá hầu như vẫn bỏ hoang cỏ mọc, dân cư thưa thớt. (Ảnh: QN)

Theo tính toán của người dân sinh sống quanh khu vực có đất đấu giá thì giá đất sau khi đấu giá đã cao hơn 1,5 – 2 lần giá đất thổ cư đang giao dịch.

Đây chính là lý do các giao dịch bất động sản bị chùng xuống, không bán được. Trong khi cá nhân trúng đấu giá thì không đủ tiền nộp theo quy định, hậu quả là bỏ cọc, chấp nhận thiệt hại lớn về kinh tế. Trước sự biến động mạnh về giá như vậy cùng hàng loạt công ty môi giới nhà đất mọc lên như nấm, nhiều người lo ngại liệu chu kỳ bùng nổ nhà đất của 10 năm trước có đang lặp lại?.

QN