Ông Andrew Goledzinowski, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam và ông Yi-Hua Lu, Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Công ty Corio Generation (Tập đoàn Macquarie) trao đổi về hiện thực hóa cơ hội hợp tác về điện gió ngoài khơi, chuyển đổi năng lượng giữa Việt Nam và Australia.
Ông Andrew Goledzinowski, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam, nhấn mạnh, thích ứng với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia.
Australia đã trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện thứ 7 của Việt Nam. Với tư cách là người trong cuộc, Đại sứ có thể chia sẻ về ý nghĩa của việc nâng cấp quan hệ này?
Ông Andrew Goledzinowski: Việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện là kết quả của tiến trình hơn 50 năm hợp tác và nỗ lực. Đây là nỗ lực của tập thể và là một thành tựu. Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Australia vào hồi đầu tháng này là một trong những chuyến thăm song phương thành công nhất mà tôi từng thấy. Chuyến thăm thể hiện tình hữu nghị ấm áp.
Hai Thủ tướng đã có những thảo luận mang tính xây dựng về nhiều chủ đề và chứng kiến ký kết văn kiện hợp tác mang tính toàn diện. Các văn kiện thể hiện những phạm vi hợp tác giữa hai nước trong tương lai. Hiện nay chúng tôi đang bắt đầu xây dựng kế hoạch hành động để hiện thực hóa các thỏa thuận đó bởi việc thực hiện cũng quan trọng như việc đạt được thỏa thuận cấp cao. Chúng tôi rất vui mừng về tương lai của mối quan hệ giữa hai nước.
Ông có thể chia sẻ thêm về mối quan hệ hợp tác ngày càng lớn mạnh trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng giữa Australia và Việt Nam?
Ông Andrew Goledzinowski: Năm ngoái, khi Thủ tướng Albanese đến thăm Việt Nam, ông đã công bố 105 triệu AUD cho khoản hợp tác mới, phần lớn trong số đó sẽ được dành cho phát triển kinh tế vì một tương lai sử dụng năng lượng sạch của Việt Nam.
Hai tháng sau, Bộ trưởng Ngoại giao Penny Wong đến thăm Việt Nam và công bố thêm 95 triệu AUD để hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, phần lớn những gì chúng tôi đang phối hợp thực hiện với Việt Nam sẽ nằm trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chỉ cách đây vài tuần, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Australia, Thủ tướng Albanese đã công bố Quỹ tài trợ đầu tư Đông Nam Á trị giá 2 tỷ AUD, với trọng tâm phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng xanh.
Do đó, có rất nhiều khoản hỗ trợ dành cho những mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng giữa Australia và Việt Nam. Cả hai quốc gia đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và hai nước có rất nhiều điều học hỏi lẫn nhau trong lĩnh vực này.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi việc thích ứng với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Chúng ta có cam kết ở cấp độ chính trị, cam kết tài chính và rất may mắn, chúng ta có quan hệ đối tác với khu vực tư nhân, điều này sẽ biến tất cả thành hiện thực.
Ông Yi-Hua Lu có thể chia sẻ về điện gió ngoài khơi và vai trò của điện gió ngoài khơi đối với nền kinh tế Việt Nam?
Ông Yi-Hua Lu: Điện gió ngoài khơi có quy mô lớn nhất trong số các nguồn năng lượng tái tạo được biết đến ngày nay. Khi nhìn vào một tuabin gió ngoài khơi, đường kính của nó có lẽ lớn hơn các sân vận động bóng đá lớn nhất, với đường kính tầm hơn 300 m. Một trang trại điện gió ngoài khơi có công suất hơn 1.000 MW có thể cung cấp năng lượng tái tạo sạch cho hàng triệu hộ gia đình.
Đây là công nghệ hứa hẹn nhất mang lại sự chuyển đổi năng lượng nhanh chóng, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 mà bất kỳ quốc gia nào cũng nên nghiên cứu. Vì việc xây dựng dự án nằm ngoài khơi nên không gặp vấn đề về cạnh tranh sử dụng đất. Đối với một quốc gia như Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia khác, điều đó có nghĩa là có thể giải phóng nguồn tài nguyên đất đai khan hiếm để tiếp tục sử dụng vào mục đích khác, chẳng hạn như phục vụ cho dân cư, nông nghiệp...
Xét về tiềm năng, rõ ràng Việt Nam có đường bờ biển rất dài, hơn 3.000 km và có một số nguồn gió ngoài khơi tốt nhất thế giới với vận tốc gió trung bình hơn 10 m/giây.
Theo Quy hoạch điện VIII, công suất điện gió ngoài khơi đến năm 2030 đạt 6.000 MW, định hướng đến năm 2050 đạt từ 70.000 MW đến 91.000 MW. Bản thân Quy hoạch điện VIII đã cho thấy rõ tiềm năng điện gió ngoài khơi đóng góp rất đáng kể vào nguồn năng lượng cho Việt Nam.
Việc triển khai Dự án đầu tư và xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi tại Việt Nam để xuất khẩu điện sạch sang Singapore đánh dấu bước phát triển mới của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới là năng lượng tái tạo, đồng thời hiện thực hóa bản ghi nhớ xây dựng đối tác kinh tế xanh-kinh tế số giữa Việt Nam và Singapore.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lấy ý kiến các chuyên gia kinh tế và các bộ, ngành chức năng về dự thảo Chiến lược sản xuất Hydrogen và Kế hoạch triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII.
Có nhiều động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành điện gió ngoài khơi phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, một trong số đó là nhu cầu sử dụng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức cao. Nhịp tăng trưởng nhu cầu điện đạt trung bình ở mức 10%/năm và được dự báo vẫn duy trì mức tăng trưởng cao trong 10 năm tới, trung bình khoảng 8.5%/năm.
Đoàn công tác tỉnh Bình Định vừa có mặt tại CHLB Đức để thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư tại quốc gia này. Ngay sau khi xuống sân bay, Đoàn công tác đã đến tham quan trang trại điện gió ngoài khơi, nhà máy điện gió trên bờ của Tập đoàn PNE (CHLB Đức). Đây là bước khởi động để triển khai dự án Trang trại điện gió ngoài khơi ở Bình Định.
Đoàn công tác của tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Hội Liên hiệp Doanh nghiệp (DN, còn gọi là Thương hội) thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc).
Ngày 21/11, Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn tổ chức Hội thảo khoa học "Thực trạng và giải pháp ứng dụng khoa học và công nghệ về hỗ trợ bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn".
Một báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (World Bank) với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi - Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao” đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Với chủ đề "Hành Trình Rực Rỡ" (“Meaningful Journey”), BIGO Gala Vietnam 2024 sẽ là lễ kỷ niệm lớn nhất trong năm của Bigo Live tại Việt Nam. Sự kiện thể hiện cam kết của Bigo Live trong việc xây dựng kết nối và lan tỏa tiếng nói của mình vượt qua các ranh giới địa lý.
Đoàn công tác của tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn vừa đến thăm và làm việc với lãnh đạo thành phố Phật Sơn (Trung Quốc).
Việc thực hiện đề án "Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp mạng phân phối nước ngoài", đã góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của TP. Hà Nội trong 10 tháng năm 2024 đạt 15,467 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2023.
Trong 2 ngày 19 và 20/11/2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Lạng Sơn (Agribank Lạng Sơn) đã tổ chức trao tài trợ cho các trường học có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp thực hiện các khoản thu không dùng tiền mặt qua tài khoản Agribank năm học 2023 - 2024 và đầu năm học 2024 – 2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Sáng 20/11, lô hàng tổ yến của một công ty tại Việt Nam lần đầu tiên mở tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua Lối thông quan cầu Bắc Luân II - Móng Cái.
Thủ tướng Ishiba Shigeru nhất trí tăng cường toàn diện quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư song phương, đồng thời cam kết sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Nhật Bản.