Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hiệp hội VATAP: Tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4

Sáng 20/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4).

Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm
Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm

Đến dự lễ kỷ niệm, về phía các vị khách mời, có: Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) Đinh Hữu Phí; đại diện Ủy ban Cạnh tranh quốc gia Hồ Tùng Bách; Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường) Nguyễn Đức Lê; Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thang máy Việt Nam, Nguyễn Huy Tiến; Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, Lê Văn Giang; Giám đốc Trung tâm Công nghệ chống giả Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh, Vũ Huy Tùng, cùng đông đảo doanh nghiệp và các cơ quan báo chí.

Về phía Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), có: Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Đăng Sinh; các phó chủ tịch Hiệp hội Vũ Đức Thuận - Tổng Biên tập Tạp chí Thương hiệu & Công luận, Trịnh Văn Ngọc, Phạm Xuân Vinh, Nguyễn Xuân Ngọc, Tổng Thư ký Hiệp hội VATAP Trần Hương Giang; lãnh đạo các viện, trung tâm trực thuộc.

Ngày 11/4/2008, sau khi xét đề nghị của Bộ Công Thương tại Văn bản số 2522/BCT-XTTM ngày 31/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý tại Thông báo số 2343/VPCP-KTTH về việc lấy ngày 20/4 hằng năm là Ngày Thương hiệu Việt Nam.

Sau 15 năm, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng doanh nghiệp, ngày càng có nhiều sản phẩm, hàng hóa gắn với thương hiệu Việt - khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.

Chủ tịch Hiệp hội VATAP, Nguyễn Đăng Sinh
Chủ tịch Hiệp hội VATAP Nguyễn Đăng Sinh phát biểu

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch Hiệp hội VATAP Nguyễn Đăng Sinh nhấn mạnh:

Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) với vai trò là tổ chức xã hội có chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu; đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4) - đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ Chính phủ, các địa phương, doanh nghiệp, doanh nhân… nhằm tôn vinh “Thương hiệu Việt”, “Giá trị Việt”, nhắc nhở từng doanh nghiệp, người tiêu dùng và mỗi chúng ta trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu, đóng góp tích cực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển đất nước.

Hiện nay, vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu - đã thu hút sự quan tâm và đầu tư xứng đáng của cộng đồng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã xác định đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của vấn đề xây dựng, tạo lập thương hiệu, cũng như hoàn thiện về mặt thủ tục pháp lý như đăng ký sở hữu trí tuệ, bản quyền… để bảo vệ thương hiệu của mình.

Ngày Thương hiệu Việt Nam - được Chính phủ chọn vào 20/4 hằng năm, cũng nhằm mục đích để xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao, tạo được uy tín đối với thị trường trong nước và quốc tế. 

Có thể nói, các doanh nghiệp Việt hiện nay đã và đang chú trọng xây dựng mô hình quản trị với chiến lược xây dựng thương hiệu làm nòng cốt. Không chỉ bằng lý luận, mà quan trọng hơn là bằng những kết quả thực tế trên tinh thần nắm rõ bản chất của thị trường, cạnh tranh và nhận thức cơ hội phát triển.

Mô hình phát triển của thương hiệu Việt - đã được kế thừa những giá trị vốn có với sự đổi mới tư duy, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và những xu hướng mới. Đó là cấu trúc sản phẩm và thương hiệu; hệ thống nhận diện mới; chiến lược sản phẩm và thương hiệu chủ lực; chiến lược mở rộng thị trường và nghiên cứu sản phẩm mới... Nhờ có định hướng cụ thể, rõ ràng và đầu tư bài bản, nhiều thương hiệu Việt đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế, giành được niềm tin của khách  hàng.

Đứng trước thách thức lớn của hội nhập và toàn cầu hoá, không ít doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tiếp tục phát huy thế mạnh thông qua việc xác lập chiến lược mới, hình ảnh mới và tư duy quản trị mới. Thực tế cho thấy, đối với thương hiệu Việt thành công và phát triển bền vững - sẽ là một mô hình hài hoà giữa 3 nhóm lợi ích (lợi ích doanh nghiệp, lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng).

Chương trình Lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2023) được tổ chức nhằm góp phần thúc đẩy công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu; đồng thời tôn vinh những thương hiệu đã khẳng định được uy tín, chất lượng, được xã hội ghi nhận và đánh giá cao, góp phần không nhỏ - đưa thương hiệu của đơn vị mình ngày càng phát triển, có đóng góp tích cực cho nền kinh tế đất nước và cộng đồng.

Thông qua chương trình, Ban tổ chức lựa chọn và khen thưởng, khích lệ những doanh nghiệp đã tích cực trong công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu; đồng thời ghi nhận, biểu dương những thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cả nước, nhằm khuyến khích - cung cấp thông tin đến người tiêu dùng biết và lựa chọn.

Chủ tịch Hiệp hội VATAP, Nguyễn Đăng Sinh cũng gửi lời cảm ơn những đơn vị, doanh nghiệp, doanh nhân… đã nhiệt tình hưởng ứng, tham gia và tài trợ để Chương trình Lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2023) diễn ra thành công tốt đẹp.

Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Đinh Hữu Phí
Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Đinh Hữu Phí phát biểu

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Đinh Hữu Phí chia sẻ:

Hằng năm, Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4) là dịp để vinh danh các thương hiệu Việt; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cộng đồng xã hội về vai trò, tầm quan trọng của thương hiệu; đồng thời khơi dậy nỗ lực của các ngành, các cấp trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu, góp phần tích cực vào việc nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.

Trong kỷ nguyên số và cuộc CMCN 4.0 diễn ra trên toàn cầu, vai trò của quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu đặc biệt quan trọng trong các hoạt động thương mại và phát triển kinh tế. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, không chỉ giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu thương hiệu, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, mà còn góp phần bảo vệ lợi ích chính đang của người tiêu dùng, trong nhiều trường hợp, còn là bảo vệ lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, hàng hóa nào có thương hiệu và được người tiêu dùng ưa chuộng, thì thường bị làm giả, bị xâm phậm quyền sở hữu trí tuệ.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ thương hiệu trên môi trường số, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Đinh Hữu Phí đưa ra một số đề xuất đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan thực thi và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (đối với từng nhóm hàng) trong việc kiểm soát hàng giả, hàng hóa xâm phạm sở hữu trí tuệ, ngay tại các cơ sở sản xuất trong nước và tại các cửa khẩu;

Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các chủ thể quyền với các cơ quan thực thi, chủ sàn thương mại điện tử trong việc cung cấp hàng thật, kỹ năng nhận biết hàng hóa giả mạo, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ;

Áp dụng cơ chế ràng buộc trách nhiệm của sàn thương mại điện tử đối với hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

Tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ (kể cả từ phía cơ quan quản lý nhà nước và chủ sàn thương mại điện tử) để rà soát đầu vào, nhanh chóng gỡ bỏ các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ra khỏi các sàn thương mại điện tử;

Kiện toàn năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan thực thi thông qua công tác xây dựng nguồn nhân lực; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức, nâng cao chế độ đãi ngộ cho các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ;

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, nâng cao năng lực, hướng tới việc xây dựng văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong toàn xã hội, hướng tới việc xây dựng cộng đồng doanh nghiệp ý thức được đầy đủ các lợi ích của việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu đối với sự phát triển của doanh nghiệp...

Phó trưởng Ban phát triển hội viên Hiệp hội VATAP, Tổng giám đốc Công ty quốc tế Trà Thiên Thảo, Nguyễn Hà Thu
Tổng giám đốc Công ty TNHH quốc tế Trà Tiên Thảo, Nguyễn Hà Thu phát biểu

Theo Phó trưởng ban Phát triển hội viên Hiệp hội VATAP, Tổng giám đốc Công ty TNHH quốc tế Trà Tiên Thảo, Nguyễn Hà Thu:

"Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tính cạnh tranh cao, việc xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

Thời gian qua, việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ và thiếu tính chuyên nghiệp. Do đó, chúng ta cần phải có các giải pháp đồng bộ, hiệu quả để xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Tính cạnh tranh cao - đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu ngay từ thị trường trong nước. Nội dung các chiến lược thương hiệu không được định vị một cách rõ ràng dẫn đến hiệu quả của việc xây dựng và phát triển thương hiệu không cao".

Bà Nguyễn Hà Thu cũng chia sẻ một số kinh nghiệm xây dựng thương hiệu bền vững của công ty, dựa vào 3 yếu tố.

Thứ nhất, gắn kết mọi người vì cuộc sống tốt đẹp: Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng, nhân viên, nhà cung ứng, đại lý các cấp, và toàn hệ thống quý khách hàng - là một trong những yếu tố đưa thương hiệu đến sự bền vững. Toàn bộ cơ chế này, sẽ được kết nối với nhau bởi những giá trị sẻ chia. Nếu các bên liên quan được thương hiệu chăm sóc tốt cho đến khi sự cộng tác dựa trên những giá trị sẻ chia, họ sẽ cống hiến và phát triển theo chiều hướng tích cực. Vì vậy, các chiến lược thương hiệu có mục tiêu bền vững, phải có mối quan hệ tốt đẹp với những bên liên quan.

Thứ hai, cùng giải quyết những vấn đề của xã hội: Mỗi người đều có trách nhiệm với xã hội theo cách riêng, thương hiệu cũng vậy. Để đạt được sự bền vững, tất cả đều phải hợp tác với nhau. Điều này, không chỉ vì lợi ích của người tiêu dùng hay thương hiệu, mà cho toàn xã hội bền vững của chúng ta. Từ việc tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, cho đến tạo việc làm cho người dân - là một trong những đóng góp tốt đẹp của thương hiệu. Mục tiêu của thương hiệu là "làm thế nào để tận dụng và duy trì sự cân bằng, cũng như cải thiện về mọi mặt?".

Thứ ba, thương hiệu bền vững: Là thương hiệu có được lợi nhuận từ việc sản xuất, kinh doanh, nếu như không có chút lợi nhuận nào, thương hiệu đó cũng không thể tồn tại. Tạo ra giá trị cho thương hiệu bằng cách đưa ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng liên quan đến con người và xã hội; tạo ra giá trị sẻ chia - là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo được thương hiệu tạo lợi nhuận từ tồn tại đến bền vững nhất...

Quang cảnh lễ kỷ niệm
Quang cảnh Lễ kỷ niệm

Tại Lễ kỷ niệm, Hiệp hội VATAP và Hiệp hội Thang máy Việt Nam thực hiện ký kết hợp tác trong việc phối hợp chống hàng giả và xây dựng thương hiệu hoạt động; tổ chức lễ kết nạp hội viên mới, trao tặng Bằng khen, chứng nhận và biểu trưng đối với các doanh nghiệp tiêu biểu.

        Nhóm PV  

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang xúc tiến tiêu thụ vải thiều sang thị trường Trung Quốc
Bắc Giang xúc tiến tiêu thụ vải thiều sang thị trường Trung Quốc

Ngày 8/5, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang phối hợp với Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến với Sở Thương mại và các cơ quan chức năng tỉnh Vân Nam, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc năm 2024.

BTL Vùng Cảnh sát Biển 3: Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024
BTL Vùng Cảnh sát Biển 3: Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Chiều 8/5, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 với chủ đề “Chủ động kiểm soát các nguy cơ rủi ro mất an toàn vệ sinh lao động”. Thượng tá Nguyễn Trần Đông, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 chủ trì lễ mít tinh.

Lãi suất tiết kiệm lên 8%/năm, "cơn sốt" gửi tiền tại ngân hàng
Lãi suất tiết kiệm lên 8%/năm, "cơn sốt" gửi tiền tại ngân hàng

Tháng Năm đã xuất hiện nhà băng nâng lãi suất tiền gửi lên 8%/năm. Lãi suất huy động được dự báo tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm.

Cuộc sống đậm chất sinh thái tại Vincom Shophouse Royal Park Quảng Trị
Cuộc sống đậm chất sinh thái tại Vincom Shophouse Royal Park Quảng Trị

Nhịp sống hiện đại sôi động gắn kết với cảnh quan tươi đẹp và thiên nhiên trong lành tại Vincom Shophouse Royal Park Quảng Trị - khu đô thị đậm chất sinh thái ngay trung tâm thành phố Đông Hà, đang mở ra những trải nghiệm mới đẳng cấp, tiện nghi và thư thái mà bất kỳ ai cũng mơ ước.

Thực hiện nghiêm việc công bố đầy đủ, kịp thời thủ tục hành chính
Thực hiện nghiêm việc công bố đầy đủ, kịp thời thủ tục hành chính

Các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện nghiêm việc công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các thủ tục hành chính (TTHC) theo quy định; cố gắng đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất là dịch vụ công toàn trình nhằm đáp ứng mong mỏi của người dân và doanh nghiệp.

Bộ Y tế nói về vaccine AstraZeneca
Bộ Y tế nói về vaccine AstraZeneca

Trước thông tin hãng dược AstraZeneca đang thực hiện quy trình xin rút giấy phép vaccine COVID-19 tại các khu vực, quốc gia còn lại trên toàn thế giới, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam không còn sử dụng loại vaccine này.