Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFTA

Ngày 5/6, tại Hà Nội, Bộ Công thương phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFTA”.

Hội nghị nhằm cung cấp, trao đổi thông tin thông tin chuyên sâu về tiếp cận thị trường và đánh giá các tác động đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) của Việt Nam khi thực thi Hiệp định, đồng thời đưa ra định hướng về các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường EVFTA; Thông tin về nhu cầu nhập khẩu các nước thuộc EVFTA; Định hướng hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ SMEs khai thác hiệu quả cơ hội mà Hiệp định EVFTA đem lại...

Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Trung tâm hội nghị Quốc tế (11 Lê Hồng Phong, Hà Nội) và trực tuyến tại các điểm cầu ở 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương - Ủy viên Trung ương Đảng Trần Tuấn Anh và Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghịBộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị

Tham dự, trao đổi, thảo luận trực tiếp tại hội trường Lê Hồng Phong có trên 300 đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương, hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội và địa phương lân cận. Tại các đầu cầu ở 62 địa phương trên cả nước có sự tham gia trao đổi, thảo luận trực tiếp bằng hình thức trực tuyến thông qua nền tảng PolyCom của VNPT của trên 1.500 đại biểu gồm đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sở/ban/ngành và doanh nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó, Hội nghị được hàng vạn doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm trên cả nước theo dõi nội dung trao đổi, thảo luận qua các kênh truyền thông đa phương tiện của Bộ Công thương như cổng thông tin của Bộ, youtube, fanpage, zalo...

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng mà Việt Nam tham gia, cam kết một cách bình đẳng với đối tác phát triển về mọi mặt. Việc kết thúc đàm phán, ký kết và tiến tới phê chuẩn Hiệp định là một chặng đường bền bỉ với sự nỗ lực, cố gắng và quyết tâm chính trị rất cao của Đảng và Nhà nước cũng như sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các cấp, các ngành, trong đó Bộ Công Thương đóng vai trò chủ trì điều phối, với mục tiêu góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam và EU phát triển sâu rộng và thực chất hơn, cũng như thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung.

Có thể nói, chưa bao giờ chúng ta có sự chuẩn bị chủ động, kỹ lưỡng và bài bản cho việc thực thi một hiệp định FTA như lần này. Chính phủ đã có Kế hoạch hành động tổng thể, Bộ Công Thương cũng đã có Kế hoạch chi tiết, tổ chức thường xuyên, liên tục các hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tận dụng được tối đa những cơ hội mà Hiệp định mang lại, đặc biệt là trong bối cảnh chúng ta cũng như nhiều thị trường trên thế giới đang chịu tác động lớn từ dịch Covid-19. Đây cũng là cơ hội để chúng ta có thể thúc đẩy quá trình tái cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu, tái cơ cấu các chuỗi cung ứng theo định hướng đa dạng hơn, bền vững hơn.

Điều quan trọng nhất từ Hội nghị này là nhằm tạo được nhận thức thực sự đầy đủ cho cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam về những cơ hội, nhưng đồng thời với đó cũng là những thách thức, những yêu cầu đòi hỏi đối với doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới mình, nâng cao năng lực cạnh tranh thì mới có thể tận dụng được lợi ích mà Hiệp định mang lại.

Thông qua Hội nghị này, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan Trung ương, các cấp chính quyền địa phương trong việc quán triệt và hướng dẫn doanh nghiệp tham gia hiệu quả việc thực thi Hiệp định, đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng được tối đa những cơ hội cũng như giảm thiểu những thách thức gặp phải trong quá trình thực thi Hiệp định. Để giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được lợi ích, cơ hội mang lại từ EVFTA, Bộ Công Thương đã và sẽ liên tục có những biện pháp để phổ biến, hướng dẫn cho cộng đồng doanh nghiệp. Hội nghị này chỉ là một trong những hoạt động trong kế hoạch chung đó.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đang chủ động và tích cực triển khai các công việc sau để chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định:

Phối hợp với các bộ, ngành đẩy nhanh việc xây dựng các văn bản pháp luật nhằm bảo đảm có cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực thi Hiệp định EVFTA ngay khi có hiệu lực. Riêng đối với các văn bản pháp luật thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương, Bộ cũng đã chủ động triển khai từ rất sớm và hiện đang trong quá trình thẩm định cuối cùng, bảo đảm ban hành đúng thời điểm Hiệp định có hiệu lực.

Nghiên cứu, đánh giá cụ thể về cơ hội tiếp cận thị trường EU nói chung và thị trường từng nước thành viên nói riêng đối với những ngành hàng/mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế hoặc tiềm năng và từ đó đề ra những chiến lược, giải pháp cụ thể, thiết thực và hiệu quả với mục tiêu giúp doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Đẩy mạnh công tác tập huấn chuyên sâu cho các cán bộ quản lý địa phương và cộng đồng doanh nghiệp về các nội dung quan trọng của Hiệp định, bảo đảm hiểu rõ, hiểu đủ và hiểu đúng để từ đó nâng cao tính hiệu quả trong việc thực thi Hiệp định.

Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực với các chương trình hỗ trợ, cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với cam kết quốc tế, tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Theo đó tăng cường hoạt động của các Chương trình Công nghiệp phụ trợ, Chương trình cấp Quốc gia về Xúc tiến thương mại và Chương trình Thương hiệu quốc gia... để hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia và hưởng lợi từ các hoạt động kết nối doanh nghiệp và thị trường, cung cấp thông tin thương mại, truyền thông quảng bá sản phẩm thế mạnh, năng lực sản xuất, cung ứng của Việt Nam, mở đường cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của khu vực thị trường EU.

Về mặt đối ngoại, chủ động và tích cực trao đổi với EU về công tác chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định, ví dụ như phối hợp với EU trong việc xây dựng và hoàn thiện quy trình cấp hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Bộ Công Thương lựa chọn và đề nghị Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức hội nghị này vì trên thực tế chúng ta đã có nhiều FTA, khung khổ hội nhập song phương và đa phương, quá trình chúng ta triển khai thực thi các FTA này đã đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi cũng bộc lộ ra một số bất cập và tồn tại mà đặc biệt là đối với cộng đồng doanh nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa thì còn rất nhiều tồn tại mà các cơ quan quản lý nhà nước phải rút kinh nghiệm.

Trong đó, có thể nói đến khả năng tiếp cận nắm bắt về khía cạnh thông tin pháp luật, các nội dung của Hiệp định và đặc biệt là từ các nội dung cam kết của các bên tham gia. Các cơ hội và trách nhiệm và hiểu biết đầy đủ về quá trình tổ chức thực thi dưới góc độ chủ thể của quá trình thực hiện, của đối tượng thụ hưởng dường như vẫn còn có khoảng cách giữa các cơ quan trực tiếp quản lý, tổ chức thực hiện với các cơ quan cùng tham gia.

Việt Nam là nước đang phát triển, có tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 97%, có thể thấy được yêu cầu và đòi hỏi lớn như thế nào. Vì vậy, Bộ Công Thương thực hiện rất nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng, của Chính phủ đã xây dựng một cách chủ động Kế hoạch hành động của Chính phủ để chuẩn bị cho việc thực thi FTA này.

Chúng tôi cũng chủ động tổ chức triển khai từng bước để tổ chức thực thi ngay khi Hiệp định còn đang trong quá trình hoàn tất hồ sơ phê chuẩn. Ví dụ như việc tổ chức tập huấn việc triển khai thực hiện việc cấp chứng nhận xuất xứ và các quy tắc quan trọng để phục vụ cho việc khai thác ưu đãi thương mại từ EVFTA. Hay các hướng dẫn cụ thể về áp dụng quy tắc xuất xứ cũng như việc tổ chức cơ chế giám sát của cả hai bên đều đã được triển khai nghiêm túc ngay khi FTA này được ký kết…

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2
Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2

Ngày 28/3, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư NNP - Chủ đầu tư Dự án Nhà ở xã hội số 2 thành phố Lạng Sơn tổ chức lễ khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2.

BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng
BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bảo Lộc (BIDV Bảo Lộc) vừa tổ chức gặp gỡ và trao hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn (BIC Bình An) cho thân nhân khách hàng không may gặp rủi ro tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Thanh Hóa triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định
Thanh Hóa triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định

Ngày 28/3/2024, Sở Công Thương Thanh Hóa ban hành công văn số 786/SCT-QLTM về việc triển khai thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định, gửi các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025
Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025

Thực hiện Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 22/03/2024 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025, Trường THPT chuyên Lam Sơn xin trân trọng thông báo kế hoạch tuyển sinh của nhà trường năm học 2024-2025.

Thanh Hóa cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ
Thanh Hóa cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ

Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa từ chiều tối và đêm 28/3 đến ngày 29/3 ở khu vực tỉnh Thanh Hóa sẽ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to.

Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn
Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn

Thông tin từ Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), đến ngày 28/3/2024, dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đạt thành tựu vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn, không xảy ra tai nạn lao động.