Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hòa Bình phát huy triệt để sức mạnh thương hiệu để phát triển các sản phẩm OCOP

Sau 5 năm thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn, tỉnh Hòa Bình đã hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chất lượng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Phóng viên Tạp chí Thương hiệu và Công luận đã có dịp trao đổi với ông Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình xung quanh vấn đề này.

Ông
Ông Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình

PV: Đánh giá kết quả sau 05 năm thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Hòa Bình đã đạt được những thành tựu đáng kể trong quá trình xây dựng thương hiệu các sản phẩm OCOP tại địa phương. Vậy Hòa Bình đã khai thác tiềm năng, lợi thế như thế nào trong việc phát triển các sản phẩm OCOP trong giai đoạn vừa qua?

Ông Nguyễn Huy Nhuận: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai tại Tỉnh Hòa Bình đến nay đã được 5 năm với 2 giai đoạn thực hiện. Đó là giai đoạn 2018-2020 và giai đoạn 2021-2025. Hòa Bình là tỉnh có tính chất đa dạng về điều kiện khí hậu và tính chất đất đai; cũng là địa bàn có tính đa dạng, đặc sắc về văn hóa bản địa. Chính những sự đa dạng này đã trở thành nền tảng quan trọng tạo ra tiềm năng, lợi thế cho sự phong phú của các sản phẩm nông nghiệp.

Để khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm qua tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực triển khai thực hiện chương trình OCOP để nâng cao giá trị sản phẩm. Đến nay toàn tỉnh đã công nhận 158 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên (trong đó có 02 sản phẩm OCOP tiềm năng hạng 5 sao; 32 sản phẩm OCOP hạng 4 sao, 124 sản phẩm OCOP hạng 3 sao; đặc biệt "bộ sản phẩm Măng" đã được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023).

PV: Có thể nói, Chương trình OCOP được triển khai đã tạo điều kiện cho các địa phương thuộc tỉnh Hòa Bình sản xuất ra nhiều hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của vùng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, cụ thể ở đây là gì thưa ông?

Ông Nguyễn Huy Nhuận: Các sản phẩm OCOP của Hòa Bình tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm đặc thù, chủ lực, thế mạnh của tỉnh được khách hàng trong nước tin dùng như: Cam Cao phong và các sản phẩm chế biến từ cam Cao Phong; Mía tím; Bưởi diễn, Bưởi đỏ Tân Lạc; Ớt; Chuối; Cá sông Đà; sản phẩm chè; các sản phẩm chế biến từ măng; nhóm dược liệu như cao cà gai leo, cao xạ đen, tinh bột nghệ; sản phẩm du lịch cộng đồng và các sản phẩm quà tặng từ thổ cẩm của các dân tộc tỉnh Hòa Bình...

Đặc biệt, thông qua hoạt động đánh giá, chứng nhận và duy trì tiêu chuẩn OCOP đã góp phần quan trọng để nâng cao nhận thức của người sản xuất, tạo ra sản phẩm đồng đều hơn, chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu nông sản. Một số loại nông sản điển hình được xuất khẩu nhiều trong những năm qua như: Bưởi, Mía, Măng,...

Việc tham gia OCOP, tham gia xuất khẩu đã giúp cho nhiều loại nông sản gia tăng giá trị, tạo ra nhiều việc làm hơn ở khu vực nông thôn, kéo theo các nghề phụ trợ khác cùng phát triển (như in ấn bao bì, nhãn mác, khai thác thương hiệu, hoạt động sơ chế đóng gói vv), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Tỉnh Hòa Bình đang ngày càng phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp
Hòa Bình đang đẩy mạnh phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp, dựa trên thế mạnh của địa phương

PV: Việc tổ chức, xây dựng vùng sản xuất để cho ra những sản phẩm chất lượng đã rất khó, nhưng công tác quảng bá sản phẩm OCOP của Hòa Bình ra ngoài thị trường trong nước và quốc tế cũng là một nhiệm vụ quan trọng để sản phẩm đến được người tiêu dùng. Vậy, công tác này thực hiện ra sao, ngành Nông nghiệp có sự hỗ trợ cho các chủ thể thế nào?

Ông Nguyễn Huy Nhuận: Công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, kết nối cung cầu – tiêu thụ sản phẩm OCOP luôn được tỉnh quan tâm ưu tiên hàng đầu.

Hàng năm, Sở Nông nghiệp & PTNT cùng các Sở, ngành có liên quan thường xuyên tổ chức, kết nối các sản phẩm OCOP tỉnh tham gia Hội nghị trực tuyến Xúc tiến đầu tư, Hội chợ thương mại, hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP trong nước để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm... Bên cạnh đó các huyện, thành phố cũng tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ đưa sản phẩm vào các hệ thống sàn thương mại điện tử như, Sendo.vn, Lazada.vn, Shopee.vn. Các chương trình hội chợ thương mại, nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP của tỉnh, của các địa phương trên cả nước đều được các Sở, ban, ngành thông tin mời các chủ thể chủ động đăng ký tham gia hoạt động xúc tiến thương mại để các sản phẩm của đơn vị mình đến khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại – Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn các sản phẩm đạt từ 4 sao trở lên có đủ điều kiện xúc tiến thương mại trên hệ thống các sàn thương mại điện tử (chợ phiên OCOP trên nền tảng TikTok), kênh bán lẻ quốc tế tại các thị trường nước ngoài (Châu Âu, Trung Quốc...);

Nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại quốc tế, Sở NN&PTNT còn tổ chức Đoàn công tác tham gia Hội chợ định hướng và phát triển công nghệ ngành nông nghiệp 2023 với 01 gian hàng giới thiệu các sản phẩm OCOP và các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Hoà Bình góp phần giới thiệu, quảng bá rộng rãi về hình ảnh, văn hóa, con người Hòa Bình đến các khách hàng tại Nhật Bản và các quốc gia khác, vv ... Dự kiến trong năm 2024, tỉnh tiếp tục sẽ tổ chức đoàn công tác xúc tiến thương mại quốc tế,... để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ nâng cao giá trị, thương hiệu cho các sản phẩm OCOP tỉnh.   

PV: Thời gian tới Sở NN&PTNT sẽ có những chính sách, chủ trương mới nào để tiếp tục phát triển Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh, thưa ông?

Ông Nguyễn Huy Nhuận: Trong thời gian tới Sở NN&PTNT tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục triển khai Đề án Chương trình Mỗi xã một phẩm (OCOP) giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hòa Bình theo Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời lồng ghép thực hiện với một số chính sách  trên địa bàn tỉnh như: (1) Đề án số 01-ĐA/TU ngày 06/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025; (2) Đề án số 03-ĐA/TU ngày ngày 09/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”; (3) Đề án Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030... nhằm xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP bảo đảm chất lượng, giá cả cạnh tranh, số lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng./.

Trân trọng cảm ơn ông!

Tâm An (thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Thị trường bán lẻ phục hồi tích cực, giá thuê mặt bằng bán lẻ ở Hà Nội tăng 2%
Thị trường bán lẻ phục hồi tích cực, giá thuê mặt bằng bán lẻ ở Hà Nội tăng 2%

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi trong nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ. Các thương hiệu tập trung vào trải nghiệm khách hàng đang dẫn đầu xu hướng, thúc đẩy nhu cầu cho các ngành hàng như đồ ăn và đồ uống (F&B), thời trang thể thao, mỹ phẩm, thương hiệu cao cấp và cửa hàng theo phong cách sống.

Yêu cầu đình chỉ bếp ăn tập thể khiến gần 100 công nhân ngộ độc ở Đồng Nai
Yêu cầu đình chỉ bếp ăn tập thể khiến gần 100 công nhân ngộ độc ở Đồng Nai

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Đồng Nai khẩn trương điều tra, xử lý vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Công ty TNHH Dechang (huyện Trảng Bom, Đồng Nai), khiến gần 100 công nhân phải nhập viện.

Bộ Công Thương: Đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng góp ý kiến về giá và chi phí?
Bộ Công Thương: Đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng góp ý kiến về giá và chi phí?

Đây là thông tin tại Hội nghị làm việc với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đối với Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu do Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương tổ chức vào sáng 17/5.

Cảnh báo những thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em
Cảnh báo những thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP. Hồ Chí Minh cho hay, nguy cơ xâm hại trẻ em qua mạng xã hội dự báo sẽ tăng do có nhiều vụ việc xảy ra trong thời gian dài, tái diễn nhiều lần với nhiều nạn nhân nhưng rất lâu sau đó mới được phát hiện.

Thu giữ gần 3.500 sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm nhập lậu
Thu giữ gần 3.500 sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm nhập lậu

Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 3, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh khám phương tiện và tạm giữ 910 đơn vị mỹ phẩm và 2.426 sản phẩm thực phẩm nhập lậu.

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ
Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

Vừa qua, Nutifood thông qua Quỹ Phát triển Tài năng Việt kết hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 đã trao tặng 1.000 lon sữa FAMNA với tổng giá trị hơn 450 triệu đồng cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và trẻ em khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.