Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hoằng Hóa (Thanh Hóa): Tuyến đê trăm tỷ vừa đưa vào sử dụng đã xuất hiện nhiều vết nứt

Mặc dù, đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng tuyến đê chạy qua xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều vết nứt lớn, kéo dài theo bề mặt đê. Những dấu hiệu trên khiến người dân tỏ ra bức xúc, nghi ngờ chất lượng công trình không đảm bảo?

Tuyến đê chạy qua địa bàn xã Hoằng Tân, Hoằng Châu và Hoằng Phong huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) vừa đưa vào sử dụng tháng 7/2018 do Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Thanh Hóa làm chủ đầu tư. Với tổng mức đầu tư 107.396 triệu đồng, đơn vị thi công là Liên doanh Công ty cổ phần xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1 Thanh Hóa – Công ty cổ phần xây dựng và thương mại số 7 TH và Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Thanh Hóa.

Tuy nhiên, vừa thi công xong khoảng 2 tháng, chưa bàn giao cũng như nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng, thì tuyến đê này đã bộc lộ những hư hỏng, xuống cấp. Xuất hiện nhiều vết nứt toác cũng như các vết nứt răm, khiến nhiều người dân địa phương bức xúc.

Hoằng Hóa (Thanh Hóa): Tuyến đê trăm tỷ vừa đưa vào sử dụng đã xuất hiện nhiều vết nứt - Hình 1

Nhiều vất nứt lớn xuất hiện trên bề mặt tuyến đê trăm tỷ

Quan sát thực tế, tuyến đê chạy qua địa bàn xã Hoằng Phong là gói thầu số 7B1: Xây dựng công trình tu bổ, khôi phục và nâng cấp đê cửa sông Mã đoạn từ K58+075-K61+870,9. thuộc dự án: Tu bổ, khôi phục và nâng cấp đê cửa sông Mã đoạn từ K55+769-K62+676 có tổng chiều dài là 3,4 km với mức đầu tư là 27.976.252.000đ được đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng đã xuất hiện vết nứt to kéo dài khoảng 200m và vết nứt có bề rộng từ 5-10cm. Tại điểm vết các vết nứt đã xuất hiện cây cối mọc, cũng có đoạn được tráng lại một lớp xi măng mỏng nhìn rất mất thẩm mỹ.

Trao đổi với PV, ông Trần Văn Trung một người dân địa phương cho biết: “Tại thời điểm thi công tuyến đê, cũng chính tại đoạn đê đang bị nứt và xuống cấp nghiêm trọng này tôi thấy đơn vị thi công chở đất đá kém chất lượng về đây san lấp được khoảng 300m. Đất, đá đó lấy từ đâu về đây thì chúng tôi được không biết, chỉ biết đất, đá chở về đây để đắp con đê này chất lượng không đảm bảo, đất có mầu đen cùng pha trộn rễ cây. Ngay sau đó chúng tôi đã báo sự việc trên với chính quyền địa phương cũng như đơn vị thi công, sau đó đại diện chính quyền địa phương có ra hiện trường kiểm tra. Sự việc tiếp theo như thế nào thì chúng tôi không được biết”.

Hoằng Hóa (Thanh Hóa): Tuyến đê trăm tỷ vừa đưa vào sử dụng đã xuất hiện nhiều vết nứt - Hình 2

Mặc dù, chưa bàn giao nhưng tuyến đê chạy qua xã Hoằng Phong đã xuất hiện nhiều vết nứt nghiêm trọng

Trước sự việc trên, phóng viên đã có buổi làm việc với ông Lê Đức Thọ - Chủ tịch UBND xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) được ông cho biết: “Tuyến đê này chủ đầu tư là Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Thanh Hóa, xã chúng tôi là đơn vị được hưởng lợi và tuyến đê này vừa đưa vào sử dụng đã xuất hiện nhiều vết nứt nên đến nay vẫn chưa được nghiệm thu và bàn giao. Việc người dân phản ánh đơn vị thi công dùng đất đá kém chất lượng để thi công công trình là đúng, hiện tại tuyến đê chạy qua địa bàn xã được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào khoảng tháng 7/2018. Thời điểm tháng 10, tháng 11 năm 2018 đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo huyện Hoằng Hóa cùng chính quyền địa phương có đi kiểm tra thực tế tại tuyến đê này. Lúc này đoàn công tác đã phát hiện trên bề mặt tuyến đê xuất hiện nhiều vết nứt nghiêm trọng có khe rộng khoảng 5cm và kéo dài hơn 100m, cho đến nay khe nứt đã rộng thêm và kéo dài gần 300m”. “Từ thời điểm đó đến nay, nhiều lần họp trên huyện tôi đều báo cáo với lãnh đạo huyện để tìm phương án cũng như cách khắc phục các vết nứt trên bề mặt đê. Hiện tại vẫn chưa thấy chủ đầu tư hay đơn vị thi công về đây để tìm phương án khắc phục các vết nứt đó”, ông Thọ cho biết thêm.

Lê Nam - Thuấn Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn
Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn

Liên quan đến vụ việc lật thuyền do dông lốc tại khu vực Sông Chanh, thị xã Quảng Yên vào ngày 25/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp yêu cầu tiếp tục mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn.

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.