Hội thảo xây dựng đô thị thông minh bền vững trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0
Chiều 13/7, UBND TP. Hà Nội chủ trì tổ chức Hội thảo chuyên đề 2: “Xây dựng đô thị thông minh bền vững trong bối cảnh CMCN 4.0”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về CMCN 4.0 - Industry 4.0 Summit 2018 với chủ đề “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0” - diễn ra tại Khách sạn quốc tế JW. Marriott, Hà Nội, do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương chủ trì.
Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung phát biểu khai mạc hội thảo
Tham dự hội thảo, về phía Trung ương, có ông Ngô Đông Hải, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương, cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và một số địa phương.
Về phía Hà Nội có các đồng chí: Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Vũ Đức Bảo, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Văn Phong, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy; Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, các diễn giả trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp hiệp hội, Viện nghiên cứu...
Nội dung Hội thảo Chuyên đề 2 tập trung thảo luận về các giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành đô thị thông minh trong đó có đề cập đến tình hình triển khai đô thị thông minh của thành phố Hà Nội.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Hà Nội là một trong những siêu đô thị trên thế giới về diện tích và quy mô dân số. Cũng như các siêu đô thị khác, Hà Nội đang gặp phải nhiều thách thức như tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều người di cư về thành phố để sinh sống, các vấn đề về quy hoạch, ùn tắc giao thông, an ninh, y tế, giáo dục, năng lượng, phát triển nhà ở, xử lý ô nhiễm môi trường... Do đó, nhu cầu xây dựng một thành phố thông minh bền vững đảm bảo các yếu tố bền vững là một yêu cầu cấp thiết.
Cũng theo Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung, quản lý xây dựng “Đô thị thông minh” gần đây là một xu thế đã được nhiều thành phố trên thế giới triển khai thành công. Thành phố Hà Nội cũng lựa chọn mục tiêu xây dựng đô thị thông minh bền vững. Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu này trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra nhanh chóng với những công nghệ nổi bật như in 3D, Thực tế ảo, Điện toán đám mây, Robot, Big data, Block Chain, Trí tuệ nhân tạo... “Đây là cơ hội để chúng ta cùng nhau tìm ra phương thức và các bước đi thích hợp nhằm xây dựng đô thị thông minh bền vững”, ông Chung nhấn mạnh.
Nhiều câu hỏi được đặt ra: Tính “bền vững” của đô thị thông minh trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 sẽ được giải quyết ra sao? Cần hoạch định xây dựng các chính sách như thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đô thị thông minh bền vững của Hà Nội? Việc đào tạo nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả? Việc khắc phục các mặt trái của cuộc CMCN 4.0 ra sao?
Và đặc biệt, những việc thành phố cần xây dựng kế hoạch để triển khai như xây dựng chiến lược chuyển đổi số, xây dựng hạ tầng kết nối số và an ninh mạng, đào tạo nguồn nhân lực số, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, xây dựng nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, xây dựng công nghiệp công nghệ số... sẽ được thực hiện như thế nào?
Theo ông Nguyễn Đức Chung: Mô hình đô thị thông minh bền vững mà thành phố mong muốn hướng tới phải mang lại sự tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân dựa trên nền tảng ứng dụng những công nghệ chủ chốt của CMCN 4.0. Hy vọng, tại hội thảo hôm nay, những thách thức, những vấn đề nêu trên sẽ phần nào được giải đáp thông qua các bài tham luận của các diễn giả là các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, từ các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, tự động hóa, năng lượng...
Các đại biểu dự hội thảo
Cũng tại hội thảo, có các bài phát biểu từ các diễn giả quốc tế, như: Bà Samia Melhem, Trưởng ban Phát triển số, Ngân hàng Thế giới với một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng bộ tiêu chuẩn cho thành phố thông minh; ông Martin C. Yates, Giám đốc Công nghệ, Đô thị số & An ninh nội địa, Dell EMC xu với hướng phát triển hạ tầng số cho đô thị thông minh tại Việt Nam trong CMCN 4.0; ông Denis Brunetti, đồng Chủ tịch, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam khuyến nghị chính sách cho xây dựng một số đô thị thông minh bền vững tại Việt Nam…
Các bài tham luận, đặc biệt là phiên thảo luận làm nổi bật về những sáng tạo, ứng dụng và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình triển khai dự án xây dựng thành phố thông minh; góp phần hỗ trợ cho các cơ quan, ban, ngành; TP. Hà Nội và các bên liên quan xây dựng hoàn thiện các chính sách thúc đẩy sự phát triển của các đô thị thông minh phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Từ đó, tham mưu giúp Chính phủ hoạch định các chính sách, cơ chế để phát triển nguồn lực, quy hoạch đầu tư và quản lý tốt, hướng tới xây dựng đô thị thông minh trong thời kỳ hội nhập và sự phát triển nhanh chóng của cuộc CMCN 4.0.
Năm phiên hội thảo chuyên đề, gồm:
Chuyên đề 1: Những xu hướng lớn của cuộc CMCN 4.0 - Nhận diện tác động và khuyến khích đối với Việt Nam; Chuyên đề 2: Xây dựng đô thị thông minh bền vững trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0; Chuyên đề 3: Phát triển nền sản xuất thông minh - Tầm nhìn và giải pháp công nghệ; Chuyên đề 4: Bước tiến mới trong ngành tài chính - ngân hàng trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0; Chuyên đề 5: Tầm nhìn và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh bền vững.
Linh Tuệ/UBND TP
Tin mới
Công đoàn EVNNPC: Thắm đượm nghĩa tình sau bão lũ
Nhằm kịp thời chia sẻ, động viên các cán bộ công nhân viên (CBCNV) đang vất vả làm việc “xuyên ngày, xuyên đêm” khắc phục sự cố lưới điện, Công đoàn EVNNPC đã chủ động phối hợp với chuyên môn, tham mưu, đề xuất trích Quỹ phúc lợi với tổng số tiền là 15 tỷ đồng để hỗ trợ các đơn vị, thăm hỏi, động viên CBCNV, người lao động…
Quảng Bình: Giám sát tiêu hủy 1.500 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu
Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Đội trưởng Đội số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình, tiến hành giám sát đối tượng vi phạm thực hiện việc tiêu hủy 1.500 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu không đảm bảo an toàn sử dụng.
Tạm giữ hơn 1.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu
Đội số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang tiến hành kiểm tra phát hiện 1.070 bao thuốc lá điếu với các nhãn hiệu như JET, HERO, SAIGON Silver (trong đó có 120 bao thuốc lá nhãn hiệu SAIGON Silver có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu).
Quảng Ninh: Chỉ đạo các sở ngành hỗ trợ đưa Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng vào hoạt động vào cuối năm 2024
Sau 2 năm xây dựng, Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng (thuộc Tập đoàn Thành Công) đang tập trung hoàn thiện các hạng mục cuối cùng. Kiểm tra tiến độ dự án sáng 14/9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, đánh giá cao những nỗ lực của chủ đầu tư và đề nghị giữ vững tiến độ đã cam kết. Đồng chí chỉ đạo các sở ngành tiếp tục hỗ trợ cho dự án trọng điểm này.
Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Chiều 14/9, Quỹ Bảo trợ trẻ em (BTTE) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức chương trình trao học bổng, xe đạp và ba lô cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp tết Trung thu trên địa bàn 2 xã Minh Tiến và Kiên Thọ (Ngọc Lặc).
Quảng Ninh: Miễn phí vé hành khách qua cảng cao cấp Ao Tiên
Nhằm chung tay cùng người dân khắc phục thiệt hại của cơn bão số 3, bến cảng cao cấp Ao Tiên, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh miễn phí vé hành khách qua cảng cho người dân, cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang công tác tại huyện đảo Cô Tô và 5 xã đảo thuộc huyện Vân Đồn.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới