Hội nghị quốc tế ngành nông sản trái cây xuất khẩu kết hợp giao thương năm 2022 tại Lào Cai
Hội nghị quốc tế ngành nông sản trái cây xuất khẩu kết hợp giao thương năm 2022 tại Lào Cai.

Dự hội nghị có đại diện Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội ngành hàng Trung ương, Sở Công Thương một số tỉnh, thành phố.

Về phía điểm cầu Trung Quốc có đại biểu Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh, Chi nhánh thương vụ Việt Nam tại Côn Minh, lãnh đạo Sở Thương mại tỉnh Vân Nam, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Trung Quốc.Về phía điểm cầu Trung Quốc có Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh; Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Côn Minh; Sở Thương mại tỉnh Vân Nam; Thương hội Quốc tế Trung Quốc tại Vân Nam; 60 doanh nghiệp xuất - nhập khẩu phía Trung Quốc.

Đại biểu tham quan gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại điểm cầu tỉnh Lào Cai.
Đại biểu tham quan gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại điểm cầu tỉnh Lào Cai.

Từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Đến nay, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới.

Năm 2022, Trung Quốc tiếp thục là thị trường có tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của Việt Nam, ước đạt 177,5 tỷ USD (tăng 7% so với cùng kỳ). Trong đó Việt Nam nhập khẩu chủ yếu ở các nhóm mặt hàng vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; nhóm nguyên liệu dệt may; điện thoại, linh kiện…

Ở chiều ngược lại, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là rau quả, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn, cao su, máy ảnh, máy quay, clanker, xi măng... ; trong đó có một số hàng hoá giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD như điện thoại và linh kiện, máy vi tính; máy móc, thiết bị, dụng cụ; nông sản; thuỷ sản…

Một số gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại hội nghị.

Theo ông Hà Đức Bình – Giám đốc Trung tâm Khuyến công và  xúc tiến thương mại Lào Cai, trong quá trình hợp tác thương mại, tỉnh Lào Cai đóng vai trò là một trong các cầu nối quan trọng không chỉ giữa các địa phương của Việt Nam mà còn là các nước Asean với thị trường Trung Quốc.

Với hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, thông suốt, kết nối toàn tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Điểm nhấn là việc tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai được đưa vào hoạt động từ năm 2014 đã rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) đến các của khẩu thuốc tỉnh Lào Cai và ngược lại. Bên cạnh đó, hệ thống logistics cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu trao đổi, giao thương hàng hoá giữa 02 nước và từng bước được đầu tư mở rộng hình thành các trung tâm Logistics liên hoàn.

Hoạt động thông quan hàng hoá được chú trọng, trong đó hiện đại hoá hoạt động hải quan, nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hướng tới nềng tảng cửa khẩu quốc tế số để tạo điều kiện thông quan hàng hoá nhanh hơn. 

Hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai cũng hết sức thuận tiện, hiện có trên 200 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ xuất nhập khẩu

Việc tổ chức Hội nghị quốc tế ngành xuất khẩu,kết hợp giao thương trực tuyến và trực tiếp là hoạt động xúc tiến thương mại cần thiết và thiết thực đố với việt thúc đẩy hoạt động giao thương, hợp tác thương mại giữa các địa phương của Việt Nam với thị trường tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), là cơ hội cho doanh nghiệp cung ứng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp logictics của Việt Nam gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp logictics của tỉnh Vân Nam và một số tỉnh lân cận phía Trung Quốc, từ đó tạo điều kiện tăng cường hợp tác, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp hai bên.

Kết thúc Hội nghị là chương trình giao thương trực tuyến giữa 35 cặp doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.

Nguyễn Mạnh