Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là nguồn lực quan trọng trong phát triển mỗi quốc gia

Theo Thủ tướng, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là một động lực, nguồn lực quan trọng trong phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Sáng 25/3, tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V năm 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng khi chứng kiến những gương mặt trẻ, sáng ngời tràn đầy, khí thế, khát vọng của học sinh, sinh viên; tin tưởng khát vọng sẽ là động lực, là hoài bão thôi thúc học sinh, sinh viên tiến lên, chinh phục ước mơ, hướng tới những điều tốt đẹp cho bản thân và xã hội, là ngọn đèn soi sáng trên con đường khởi nghiệp, lập thân, lập nghiệp dù còn nhiều chông gai.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

“Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là một động lực, nguồn lực quan trọng trong phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Những năm qua, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Phong trào khởi nghiệp đã lan tỏa rộng khắp từ thành phố đến nông thôn và đến tận các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tinh thần doanh nhân, khát vọng khởi nghiệp bắt đầu khởi sắc ở hầu hết các tầng lớp, thế hệ người dân, nhất là trong giới trẻ” Thủ tướng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Theo Thủ tướng, trong gần 5 năm thực hiện, Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" (Đề án 1665) đã thu hút được gần 2.600 dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trên 4.000 ý tưởng, dự án khởi nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, nhiều dự án đã đoạt giải thưởng và được thương mại hóa như dự án nước súc miệng "TX Green Nano để phòng, chống bệnh răng miệng học đường", dự án máy đo thân nhiệt và sát khuẩn tự động… Đến nay, có trên 60 quỹ đầu tư mạo hiểm; hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp thành công; cùng với đó, gần 100 trường đại học đã đưa khởi nghiệp thành một môn học; nhiều cơ sở đào tạo có Quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; có 98 vườn ươm khởi nghiệp trong trường học…

“Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng, vẫn còn khoảng cách so với một số nước trong khu vực và thế giới. Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo đối với thanh niên vẫn còn nhiều khó khăn, rào cản. Nhiều thanh niên có ý tưởng tốt nhưng chưa thể biến thành hiện thực; nhiều sản phẩm chưa được thương mại hóa, Thủ tướng đánh giá.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định: "Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo;… nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế". Đề án 1665 đề ra mục tiêu: "Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên... Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp…".

Thủ tướng cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc ngày hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc ngày hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Để đạt được các mục tiêu này, Thủ tướng Chính phủ cho biết: Để hoạt động khởi nghiệp có sự đột phá, thực sự trở thành phong trào rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực, ở tất cả các địa phương thì cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự đồng lòng, hỗ trợ của người dân, doanh nghiệp, nhưng quan trọng nhất chính là tinh thần quyết tâm, khát vọng của thanh niên Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tạo môi trường, điều kiện, cơ sở pháp lý thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp. Theo đó, rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghiệp, nhất là cơ chế khuyến khích, bảo vệ thanh niên trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và cơ chế hỗ trợ về vốn, cơ sở hạ tầng, nhân lực, thuế, phí, lệ phí...

"Để thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải có 5 yếu tố: Hành lang pháp lý thông thoáng; có sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, tiền vốn; có môi trường thuận lợi; có định hướng rõ nét, các trọng tâm, trọng điểm, với các ngành, lĩnh vực có thế mạnh và giá trị cao; thương mại hóa để mang lại hiệu quả cao nhất các sản phẩm khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo", Thủ tướng nhấn mạnh.

Đối với các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp trong ngành giáo dục, đào tạo. "Nhà trường là nền tảng; các thầy cô giáo là động lực; học sinh, sinh viên là trung tâm, chủ thể của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo", Thủ tướng chỉ rõ.

Thủ tướng Chính phủ và đoàn đại biểu tham quan các gian hàng trrưng bày, triển lãm các dự án, sản phẩm khởi nghiệp của học sinh, sinh viên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ và đoàn đại biểu tham quan các gian hàng trrưng bày, triển lãm các dự án, sản phẩm khởi nghiệp của học sinh, sinh viên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị chú trọng phát hiện, khuyến khích, ươm mầm, phát triển các ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp để phục vụ thiết thực cho bản thân, cộng đồng và xã hội; tăng cường kết nối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong nhà trường; đẩy mạnh thương mại hóa và bảo hộ các sản phẩm nghiên cứu khoa học; huy động nguồn lực xã hội cho các hoạt động nghiên cứu, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Cũng tại lễ Khai mạc Ngày hội, Thủ tướng Chính phủ và đoàn đại biểu đã tham quan các gian hàng trrưng bày, triển lãm các dự án, sản phẩm khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.

Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên (SV_STARTUP) là hoạt động thường niên được Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức nhằm thực hiện đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" theo quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

SV_STARTUP lần thứ V năm 2023 được tổ chức tại TP. Huế trong các ngày 25 và 26/3 với nhiều hoạt động như: Trưng bày, triển lãm dự án khởi nghiệp; Diễn đàn kết nối mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Hội thảo đánh giá thực trạng, giải pháp triển khai các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong các trường phổ thông; Chung kết Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ V...

Điểm nhấn của SV_STARTUP lần thứ V là cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" được tổ chức trên quy mô toàn quốc với tổng giá trị giải thưởng 710 triệu đồng. Ban Tổ chức đã nhận được 508 dự án thuộc 5 lĩnh vực: Công nghiệp, chế tạo sản phẩm; nông, lâm, ngư nghiệp; giáo dục, du lịch, dịch vụ, tài chính; y tế, chăm sóc sức khỏe, công nghệ làm đẹp; kinh doanh tạo tác động xã hội. Từ 508 dự án, Ban Tổ chức đã lựa chọn ra 80 dự án xuất sắc nhất vào vòng bình chọn và vòng chung kết của cuộc thi.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Lần đầu tiên tổ chức Giải cờ tướng Bát Kiệt - Hương trà Thái Nguyên
Lần đầu tiên tổ chức Giải cờ tướng Bát Kiệt - Hương trà Thái Nguyên

Nhằm góp phần thúc đẩy phong trào rèn luyện thể thao trí tuệ và giới thiệu hình ảnh tươi đẹp về Thái Nguyên với bạn bè cả nước, UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành kế hoạch về việc tổ chức Giải cờ tướng Bát Kiệt - Hương trà Thái Nguyên lần thứ 1 năm 2024.

Masan High-Tech Materials đạt doanh thu trên 14 nghìn tỷ đồng năm 2023
Masan High-Tech Materials đạt doanh thu trên 14 nghìn tỷ đồng năm 2023

Ngày 23/4, Masan High-Tech Materials (MHT) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên (AGM) năm 2023 tại Thái Nguyên với chủ đề “Fit for Future” (Thay đổi để thích ứng).

10% ưu đãi, 100% bảo vệ - Bảo hiểm Bảo Việt đồng hành sức khỏe cùng mọi thế hệ Việt Nam
10% ưu đãi, 100% bảo vệ - Bảo hiểm Bảo Việt đồng hành sức khỏe cùng mọi thế hệ Việt Nam

Với mục tiêu khuyến khích cộng đồng chủ động chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình, từ ngày 22/4/2024 đến ngày 22/5/2024, Bảo hiểm Bảo Việt triển khai chương trình khuyến mại “10% ưu đãi, 100% bảo vệ” áp dụng cho khách hàng tham gia chương trình bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia và Bảo Việt Tâm Bình.

Áp dụng kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1
Áp dụng kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1

Ngành Hàng không sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại nhiều cảng hàng không, sân bay trong dịp lễ 30/4-1/5.

Bắc Ninh khẩn trương xử lý khẩn cấp sự cố đê sông Cầu
Bắc Ninh khẩn trương xử lý khẩn cấp sự cố đê sông Cầu

Khẩn trương xử lý khẩn cấp sự cố đê điều tại khu Vạn Phúc, phường Vạn An, TP. Bắc Ninh trước mùa lũ năm 2024; ngăn chặn và xử lý dứt điểm các vi phạm tập kết vật liệu, xây dựng công trình, nhà xưởng trái phép trên bãi sông gây ảnh hưởng đến an toàn đê và khả năng thoát lũ trước ngày 15/5/2024. Đó là ý kiến chỉ đạo của bà Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại phiên họp thường kỳ sáng 23/4.

Điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành
Điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai và Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ trước ngày 30/4/2024 về điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.