Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kỳ 3: “Tắc trách” trong đàm phán, ký kết, điều chỉnh HĐ EPC tại dự án Dung Quất

Hàng loạt sai phạm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), chủ đầu tư và nhà thầu trong việc đàm phán, ký kết và điều chỉnh giá trị hợp đồng EPC, điều chỉnh tổng mức đầu tư tại Dự án Dung Quất được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ tại Kết luận Thanh tra số 2634/KL-TTCP ngày 3/10/2016.

THCL Hàng loạt sai phạm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), chủ đầu tư và nhà thầu trong việc đàm phán, ký kết và điều chỉnh giá trị hợp đồng EPC, điều chỉnh tổng mức đầu tư tại Dự án Dung Quất được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ tại Kết luận Thanh tra số 2634/KL-TTCP ngày 3/10/2016.

Kỳ 3: “Tắc trách” trong đàm phán, ký kết, điều chỉnh HĐ EPC tại dự án Dung Quất - Hình 1

Chủ đầu tư PCB chịu trách nhiệm chính đối với hàng loạt sai phạm tại dự án Dung Quất

Sai phạm trong điều chỉnh Hợp đồng EPC

Cụ thể, về đàm phán và ký kết hợp đồng EPC tại dự án Dung Quất, Kết luận Thanh tra nêu rõ: Ngày 20/8/2009, PVN đã có Thông báo kết luận của Lãnh đạo Tập đoàn tại Văn bản số 6328/TB-DKVN về việc triển khai gói thầu EPC với tổng giá trị hợp đồng không vượt quá 55 triệu USD. Sau khi Liên danh nhà thầu chào với giá 62,994 triệu USD, PVN đã có Văn bản số 6441/TB-DKVN ngày 24/8/2009 thông báo kết luận của Lãnh đạo Tập đoàn về giá trị hợp đồng không quá 60 triệu USD.

Kỳ 3: “Tắc trách” trong đàm phán, ký kết, điều chỉnh HĐ EPC tại dự án Dung Quất - Hình 2

 Nhiều sai phạm trong việc đàm phán, ký kết, điều chỉnh HĐ EPC tại dự án Dung Quất

Sau quá trình đàm phán, chủ đầu tư và nhà thầu đã thống nhất giá hợp đồng trọn gói là 59,177 triệu USD; chủ đầu tư và Liên danh nhà thầu PTSC/Alfa Laval đã ký Hợp đồng số 129-2009/PTSC-QN/BDV ngày 23/9/2009 về Thiết kế - mua sắm – xây dựng (EPC) Nhà máy Ethanol NLSH Dung Quất (Quảng Ngãi) với giá trọn gói là 59,177 triệu USD.

Qua kiểm tra, Thanh tra Chính phủ kết luận: Khi nhận thầu và ký Hợp đồng EPC về Thiết kế, mua sắm, xây dựng Nhà máy theo hình thức hợp đồng trọn gói, Tổng thầu PTSC chưa lập được Thiết kế kỹ thuật tổng thể các hạng mục công trình của dự án. Do đó, theo quy định tại Khoản 1, Điều 21 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, nhà thầu phải tự chịu trách nhiệm về rủi ro liên quan đến việc xác định giá trọn gói.

Về việc sai phạm trong điều chỉnh Hợp đồng EPC tại dự án Dung Quất, Thanh tra chính phủ chỉ rõ: Trong quá trình thực hiện dự án, nhà thầu PTSC đã đề nghị điều chỉnh Hợp đồng EPC thành 71,943 triệu USD, sau đó đề nghị là 69,152 triệu USD.

Ngày 04/6/2010, PVN có Thông báo số 4816/TB-DKVN thông báo kết luận của Chủ tịch HĐQT PVN tại cuộc họp về tình hình triển khai Dự án NLSH miền Trung, trong đó có nội dung: Dự án Bio Ethanol miền Trung đã triển khai được 8 tháng, cho đến hiện tại, đã chậm tiến độ gần 3 tháng, đặc biệt là công tác thiết kế, mua sắm quá chậm.

Nguyên nhân chính của các vấn đề tồn tại là do việc ký hợp đồng EPC khi chưa có thiết kế tổng thể FEED, cả chủ đầu tư và nhà thầu đều chưa có kinh nghiệm về triển khai hợp đồng EPC các dự án tương tự, do đó đã gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong việc xử lý các vấn đề tồn tại; PCB/BSR(PMC)/PTSC rà soát, điều chỉnh thiết kế FEED phù hợp với tiêu chí đảm bảo chất lượng công trình, vận hành an toàn và tiết kiệm, bổ sung thành phụ lục kèm theo của Hợp đồng đã ký, hoàn thành trước ngày 15/6/2010.

Thực hiện kết luận của Chủ tịch HĐQT PVN tại Thông báo nêu trên, từ ngày 07/6/2010 đến ngày 10/6/2010, chủ đầu tư, liên danh nhà thầu và tư vấn quản lý dự án đã rà soát thiết kế kỹ thuật tổng thể và xem xét việc đề nghị tăng giá trị Hợp đồng EPC. Theo đó, chủ đầu tư ghi nhận các lý do tăng giá, bao gồm: Tăng giá trong công tác đặt hàng các thiết bị nhà thầu đã thực hiện (gói xử lý nước thải, nhà máy điện và hệ thống kho – nghiền sắn) và tăng giá do thay đổi kỹ thuật so với hợp đồng (bổ sung silo chứa bã hèm ướt, thay đổi cấu hình tank chứa sản phẩm và sử dụng mái nổi cho bồn chứa sản phẩm).

Trên cơ sở đó, các bên đã ghi nhận điều chỉnh giá Hợp đồng thành 63,754 triệu USD, tăng 4,577 triệu USD theo quy định tại Điều 20.0 của Hợp đồng; còn lại, các nội dung đề xuất tăng giá của hệ thống nước làm mát và làm lạnh sâu, thiết bị tách bã ly tâm… không được chấp nhận, vì khi đàm phán nhà thầu PTSC đã đồng ý giảm giá để nhận thầu và ký Hợp đồng EPC.

Một phần trách nhiệm thuộc về PVN

Ngày 14/6/2010, Chủ tịch HĐQT PVN đã chủ trì cuộc họp với các bên có liên quan, gồm: Bà Trần Thị Bình, Phó tổng giám đốc PVN, chủ đầu tư PCB, nhà thầu PTSC, BQL Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và các ban của PVN để thống nhất kết quả đàm phán phụ lục Hợp đồng EPC. Đến ngày 15/6/2010, PVN có Văn bản số 5221/TB-DKVN thông báo kết luận của Chủ tịch HĐQT, trong đó có nội dung: “PCB/PTSC khẩn trương ký kết Phụ lục Hợp đồng trên cơ sở kết quả đã đàm phán của hai bên với tổng giá trị gói thầu EPC hiệu chỉnh là 67 triệu USD. Chủ đầu tư PCB có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục phê duyệt thay đổi tổng dự toán gói thầu và tổng mức đầu tư theo quy định”.

Kỳ 3: “Tắc trách” trong đàm phán, ký kết, điều chỉnh HĐ EPC tại dự án Dung Quất - Hình 3

Một phần trách nhiệm trong việc đàm phán, ký kết, điều chỉnh HĐ EPC tại dự án Dung Quất thuộc về PVN

Thanh tra Chính phủ cho biết, việc này PVN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ tại Văn bản số 267/DKVN-CBDK-TTr ngày 10/12/2015, trong đó nêu: Tại cuộc họp, PCB đề nghị nhà thầu giảm giá, nhà thầu đề xuất sẽ giảm giá nếu PCB xem xét điều chỉnh một số yêu cầu của thiết kế FEED. Sau khi thảo luận, chủ đầu tư đồng ý sẽ xem xét giảm một số yêu cầu của thiết kế FEED và nhà thầu chấp nhận giảm giá xuống 67 triệu USD.

Căn cứ ý kiến thảo luận và thống nhất của chủ đầu tư, Chủ tịch HĐQT PVN đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo các dự án NLSH đã kết luận với nội dung nêu trên.

Thực hiện Thông báo số 5221/TB-DKVN ngày 15/6/2010 của PVN, ngày 17/7/2010, chủ đầu tư và Liên danh nhà thầu PTSC/Alfa Laval đã ký Phụ lục số 01 Hợp đồng EPC điều chỉnh giá trị Hợp đồng từ 59,177 triệu USD thành 67 triệu USD, tăng 7,823 triệu USD. Qua kiểm tra, Thanh tra Chính phủ kết luận: Việc điều chỉnh tăng 7,823 triệu USD, trong đó tăng 4,577 triệu USD do thay đổi kỹ thuật theo Điều 20.0 của Hợp đồng đã được chủ đầu tư, liên danh nhà thầu và tư vấn quản lý dự án xem xét và thống nhất; còn lại giá trị tăng 3,245 triệu USD là chưa có cơ sở.

Thanh tra Chính phủ cũng kết luận, việc đàm phán hợp đồng; ký kết hợp đồng và điều chỉnh giá trị hợp đồng EPC; điều chỉnh tổng mức đầu tư tại dự án Dung Quất, PVN, các chủ đầu tư và nhà thầu đã để xảy ra những khuyết điểm, vi phạm như sau:

PVN đã có các văn bản để đưa ra ý kiến với chủ đầu tư PCB và nhà thầu PTSC về giá gói thầu EPC trong quá trình đàm phán giá trị hợp đồng đã ảnh hưởng tới kết quả đàm phán, ký kết hợp đồng EPC. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền quyết định giá trị hợp đồng và các nội dung liên quan đến hợp đồng thuộc về chủ đầu tư và nhà thầu. Do đó, trách nhiệm thuộc về HĐQT PCB, nhà thầu PTSC và PVN.

Trong việc điều chỉnh giá trị Hợp đồng EPC dự án Dung Quất, chủ đầu tư và nhà thầu PTSC đã ký Phụ lục hợp đồng EPC với giá trị điều chỉnh từ 59,177 triệu USD lên 67 triệu USD, trong đó tăng 3.245.532 USD là chưa có căn cứ, vi phạm quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, quy định của Hợp đồng EPC. Để xảy ra sai phạm nêu trên, trách nhiệm chính thuộc về PCB, người đại diện vốn của PV Oil, của BRS tại PCB, nhà thầu PTSC và PVN.

 

Tuấn Ngọc

Bài liên quan

Tin mới

Tin vui: Lần đầu tiên bán tín chỉ Carbon từ trồng lúa
Tin vui: Lần đầu tiên bán tín chỉ Carbon từ trồng lúa

Sau 4 tháng triển khai mô hình canh tác lúa giảm phát thải tại xã Bình Hòa, huyện Krong Ana, tỉnh Đắk Lắk, đại diện địa phương cho biết, đã có thể thực hiện mua tín chỉ Carbon từ diện tích lúa canh tác này.

Nhà giam hơn trăm tuổi trong bệnh viện
Nhà giam hơn trăm tuổi trong bệnh viện

Nằm sâu bên trong Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM có một khu nhà đã gần 150 năm tuổi, là nơi giam giữ nhiều chiến sĩ cách mạng

[Ảnh] Bình Thuận đón hơn 220.000 lượt khách trong dịp lễ 30/4 và 1/5
[Ảnh] Bình Thuận đón hơn 220.000 lượt khách trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Ngày 1/5, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, trong dịp lễ 30/4-1/5, tỉnh ước đón 220.000 lượt khách tham quan, lưu trú tăng khoảng 25% so với năm 2023, công suất phòng bình quân khoảng 75-95%, doanh thu ước khoảng 420 tỷ đồng.

Nối dài cảm hứng tự hào về lịch sử bằng ngôn ngữ xiếc
Nối dài cảm hứng tự hào về lịch sử bằng ngôn ngữ xiếc

Những ngày này, các nghệ sĩ Liên đoàn Xiếc Việt Nam đang nỗ lực tập luyện để kịp ra mắt khán giả những chương trình nghệ thuật ấn tượng, giúp nối dài cảm hứng tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Sức ép vĩ mô kéo giá kim loại suy yếu
Sức ép vĩ mô kéo giá kim loại suy yếu

Cùng xu hướng giảm khá mạnh, sắc đỏ cũng gần như áp đảo bảng giá kim loại. Đối với kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim đều quay đầu bởi sức ép vĩ mô. Chốt phiên, giá bạc để mất 3,59% xuống 26,39 USD/ounce. Giá bạch kim đóng cửa tại mức 948,2 USD/ounce sau khi giảm 1,38%.

Vì sao, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ tăng đột biến?
Vì sao, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ tăng đột biến?

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang khu vực châu Âu, châu Mỹ như Pháp, Cuba… trong những tháng đầu năm 2024 có sự tăng đột biến. Theo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ nhận định, khu vực Âu Mỹ mặc dù không phải là thị trường xuất khẩu gạo trọng điểm, tuy nhiên khu vực này hứa hẹn sẽ có nhiều tiềm năng trong tương lai, nhu cầu của thị trường này ổn định, trong khi đó thị phần của Việt Nam mới chỉ chiếm một phần nhỏ và còn nhiều dư địa để tăng trưởng.