Cụ thể, theo phản ánh của người dân, những năm gần đây, tại huyện Lạc Thủy vấn đề khai thác đất trái phép luôn là một chủ đề nóng, gây bức xúc trong dư luận. Với địa thế là một huyện có nhiều đồi núi, cùng với nhu cầu san gạt mặt bằng hạ cốt đồi để làm trang trại tăng cao, do vậy, nhiều đối tượng đã mượn danh những dự án cải tạo trang trại này để làm “ tấm lá chắn”, ngang nhiên khai thác đất trái phép.  

Thực trạng trên đang xảy ra tại địa bàn các xã Yên Bồng, Khoan Dụ, Hưng Thi (huyện Lạc Thủy). Những dự án trang trại lợn, hạ cốt mặt bằng để canh tác đang được cấp tràn lan, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ từ phía chính quyền. Những tấm bùa mang tên dự án trang trại này đang được một nhóm đối tượng sử dụng hết sức tinh vi để qua mắt các cơ quan chuyên môn.

tại thôn Rộc Trụ 2, xã Khoan Dụ,Hoạt động khai thác đất tại thôn Rộc Trụ 2, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy, Hòa Bình)

Đơn cử, tại thôn Rộc Trụ 2, xã Khoan Dụ, UBND huyện Lạc Thủy đã chấp thuận cho gia đình ông Vũ Văn Hà được cải tạo mặt bằng đất nông nghiệp diện tích 3.668m2. Phương thức thực hiện là cải tạo mặt bằng san lấp tại chỗ, phần dôi dư được cung cấp để san lấp mặt bằng cho công trình của Công ty CP Gốm Mỹ HB.

Tuy nhiên, Công ty TNHH Sơn Hà (đơn vị thi công) lại không thực hiện đúng theo yêu cầu, theo ghi nhận của phóng viên, toàn bộ số đất khai thác điểm khai thác này đều được vận chuyển ra cảng Yên Bồng để tiêu thụ.

cảng Yên Bồng

cảng Yên BồngXe chở đất khai thác tại thôn Rộc Trụ 2, xã Khoan Dụ ra cảng Yên Bồng để tiêu thụ

Tương tự, tại dự án Trang trại nuôi lợn giống công nghệ cao của Công ty CP Dinh dưỡng Hồng Hà (tại đội 9, thôn Thung Voi, xã Hưng Thi) cũng đang biến thành “đại công trường” khai thác đất. Tại quyết định số 2935/QĐ – UBND ngày 17/11/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án Trang trại chăn nuôi lợn giống công nghệ cao xã Hưng Thi huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình, nêu rõ:

“Đối với các khu đồi phía Đông dự án, một phần giữ lại tạo cảnh quan cây xanh cho dự án, đỉnh đồi san phẳng để xây dựng bể nước cho dự án…”.

dự án Trang trại nuôi lợn giống công nghệ cao của Công ty CP Dinh dưỡng Hồng Hà (tại đội 9, thôn Thung Voi, xã Hưng Thi)Hoạt động khai thác đất tại dự án Trang trại nuôi lợn giống công nghệ cao của Công ty CP Dinh dưỡng Hồng Hà

Tuy nhiên, đơn vị thi công tại dự án này không thực hiện đúng theo quy hoạch san nền. Trong nhiều ngày tác nghiệp tại đây, phóng viên đã ghi nhận nhiều quả đồi xung quoanh dự án này đều bị san phẳng để lấy đất. Và có tới hàng vạn khối lượng đất đã được vận chuyển tới các nhà máy sản xuất gạch dọc đường mòn Hồ Chí Minh để tiêu thụ.

Đáng nói, dù hoạt động khai thác, vận chuyển đất đi tiêu thụ trái phép diễn ra rầm rộ, suốt một thời gian dài, nhưng không hề thấy cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

Bên cạnh đó, xung quanh 2 “đại công trường” khai thác đất này, cuộc sống của người dân cũng đang bị đe dọa bởi ô nhiêm môi trường, tiếng ồn từ hoạt động khai thác đất gây ra. Bà N.V.H, trú tại thôn Thung Voi, xã Hưng Thi cho hay: “Nhiều tháng nay, người dân xung quoanh dự án Trại nuôi lợn giống công nghệ cao luôn phải ăn ngủ cùng bụi, tiếng ồn. Mỗi lần đoàn xe “hổ vồ” nối đuôi nhau vận chuyển đất là bụi bay mù mịt khắp nơi, rú còi inh ỏi, phóng nhanh, vượt ẩu… người dân chúng tôi vô cùng bức xúc.

hình ảnh đoạn đường xã khoan dụ bị cày xớiQuyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án Trang trại chăn nuôi lợn giống công nghệ cao

Ngoài ra, tại dự án này hoạt động khai thác đất diễn ra cả ngày lẫn đêm, tiếng máy xúc múc đất, tiếng ô tô ra vào ầm ầm, khiến chúng tôi không thể nào chợp mắt nổi”.

Cũng theo người dân địa phương cho hay, người đang thực hiện việc khai thác đất này tên Kiều Văn Long, sinh năm 1977, trú tại thị trấn Cao Phong tỉnh Hòa Bình. Tại đây, chính những dự án san lấp mặt bằng để trồng rừng, dự án san lấp mặt bằng để làm trang trại lợn đang là “tấm bình phong” để ông Cao Văn Long ngang nhiên khai thác đất, vận chuyển đi tiêu thụ trái phép.

có tới hàng vạn khối lượng đất đã được vận chuyển tới các nhà máy sản xuất gạch tại dọc đường mòn Hồ Chí Minh.
có tới hàng vạn khối lượng đất đã được vận chuyển tới các nhà máy sản xuất gạch tại dọc đường mòn Hồ Chí Minh.Hàng loạt xe ô tô có trọng tải lớn nối đuôi nhau chở đất khai thác tại dự án Trang trại chăn nuôi lợn giống công nghệ cao tới các nhà máy sản xuất gạch tại dọc đường mòn Hồ Chí Minh

Cũng theo ghi nhận của phóng viên, dọc cung đường từ cảng Yên Bồng về thị trấn Chi Nê (huyện Lạc Thủy), bằng mắt thường cũng có thể quan sát thấy những quả đồi nham nhở, nửa trắng nửa xanh, tan hoang sau khi mỗi dự án san lấp được cấp phép. Phần đất có giá trị kinh tế đã được mang đi, để lại đằng sau là những dải đất đá trơ trọi.

những quả đồi nham nhở, nửa trắng nửa xanh, tan hoang sau khi mỗi dự án san lấp được cấp phép
những quả đồi nham nhở, nửa trắng nửa xanh, tan hoang sau khi mỗi dự án san lấp được cấp phépNhững quả đồi (dọc cung đường từ cảng Yên Bồng về thị trấn Chi Nê) nham nhở, nửa trắng nửa xanh, tan hoang sau khi các dự án san lấp được cấp phép

Liên quan tới việc khai thác, vận chuyển đất đi tiêu thụ trái phép, ông Lê Anh Thương - Phó phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lạc Thủy cho thừa nhận, có việc vận chuyển đất trái phép ra khỏi khu vực cho phép.

“Sau khi nhận được thông tin phản ánh của phóng viên, chúng tôi đã đi kiểm tra tại dự án Trang trại nuôi lợn giống công nghệ cao, và có phát hiện sai phạm, có việc vận chuyển đất trái phép ra khỏi khu vực cho phép. Tuy nhiên, chưa thể lập biên bản, vì những người có liên quan chưa mời lên được...”, ông Lê Anh Thương cho biết.

Trước thực trạng nêu trên, thì công tác quản lý, cấp phép các dự án cải tạo mặt bằng, hạ cốt nền, trang trại… của các cơ quan chức năng huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình ra sao? Đường đi của những đoàn xe vận chuyển đất đi tiêu thụ trái phép như thế nào? Mỗi khối đất được phủ bởi những “tấm lá chắn dự án” có giá trị bao nhiêu tiền? Và người đứng sau là ai…? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc!

T.N