1. Logistics là gì? Logistics bao gồm các dịch vụ nào?

1.1. Logistics là gì?

Để giải đáp Logistics là gì sẽ căn cứ Điều 233 Luật Thương mại 2005. Theo đó, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại và được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.

1.2. Logistics bao gồm các dịch vụ nào?

Cụ thể, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm:

- Nhận hàng.

- Vận chuyển.

- Lưu kho.

- Lưu bãi.

- Làm thủ tục hải quan.

- Các thủ tục giấy tờ khác.

- Tư vấn khách hàng.

- Đóng gói bao bì.

- Ghi ký mã hiệu.

- Giao hàng.

- Các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 09/12/2022]
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới)
[TIỆN ÍCH] Tra cứu danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam

Giải đáp Logistics là gì và bao gồm các dịch vụ nào

Giải đáp Logistics là gì và bao gồm các dịch vụ nào (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)

2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có những quyền và nghĩa vụ gì?

Theo Điều 235 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

(i) Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.

(ii) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.

(iii) Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn.

(iv) Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.

Lưu ý: Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.

3. Những trường hợp nào thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ được miễn trách nhiệm?

Căn cứ Điều 237 Luật Thương mại 2005 thì ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:

(i) Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền.

(ii) Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền.

(iii) Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá.

(iv) Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải.

(v) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận.

(vi) Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.

Lưu ý: Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình.

4. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

(i) Trừ trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá.

(ii) Chính phủ quy định chi tiết giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phù hợp với các quy định của pháp luật và tập quán quốc tế.

(iii) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra.

(Điều 238 Luật Thương mại 2005)

5. Hiện nay, có những loại hình logistics nào?

Quý khách hàng xem thêm [TẠI ĐÂY].

6. Nhà đầu tư nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ logistics?

Quý khách hàng xem thêm [TẠI ĐÂY].

7. Kinh doanh dịch vụ logistics cần đáp ứng điều kiện gì?

Quý khách hàng xem thêm [TẠI ĐÂY].

H. Thủy (Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/)