Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Một bước tiến trong mục tiêu đẩy lùi tín dụng đen

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội vừa ký ban hành quyết định nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Một bước tiến trong mục tiêu đẩy lùi tín dụng đen - Hình 1

Sau định hướng Ngân hàng Nhà nước đề ra đầu năm, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam tiếp tục có thêm một bước đi cụ thể nữa trong các giải pháp, các bước đẩy lùi tình trạng tín dụng đen.

Trong định hướng này, Ngân hàng Chính sách xã hội cùng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) là hai đầu mối chính xây dựng nguồn vốn cụ thể, chính sách và lợi thế mạng lưới phủ đến các phường xã để đẩy mạnh cho vay hỗ trợ các hộ dân.

Tăng gấp đôi mức cho vay đối với hộ nghèo

Mới đây, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Theo đó, kể từ ngày 01/3/2019, các chương trình tín dụng tại NHCSXH như: Chương trình cho vay hộ cận nghèo; Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo và chương trình cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày được vay với mức tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ, được nâng mức cho vay tối đa lên 100 triệu đồng/hộ vay và không phải bảo đảm tiền vay.

Đối với thời hạn cho vay, NHCSXH nâng thời hạn cho vay tối đa đối với chương trình cho vay hộ nghèo lên 120 tháng (thời hạn cho vay hiện nay là 60 tháng), theo đó, chương trình cho vay hộ cận nghèo có thời hạn cho vay thực hiện như cho vay hộ nghèo được nâng thời hạn cho vay tối đa lên 120 tháng.

Mức cho vay và thời hạn cho vay cụ thể đối với từng hộ vay được căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, vốn tự có, khả năng trả nợ của hộ vay và nguồn vốn cho vay của NHCSXH. Trường hợp hộ vay thuộc đối tượng của các chương trình tín dụng nêu trên đang sử dụng vốn vay có hiệu quả, thực hiện trả lãi đúng kỳ hạn theo thỏa thuận, nếu có nhu cầu vay thêm vốn để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh có khả thi thì có thể vay bổ sung nhưng mức dư nợ không vượt quá 100 triệu đồng/hộ.

Việc nâng mức cho vay tối đa đối với chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của NHCSXH nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân tại mọi vùng miền trong toàn quốc là một trong những giải pháp để cùng với các loại hình tổ chức tín dụng khác của ngành Ngân hàng góp phần đẩy lùi tín dụng phi chính thức.

Ông Dương Quyết Thắng - Tổng Giám đốc NHCSXH cho biết hiện nay ngân hàng đã sở hữu mạng lưới hoạt động trải rộng toàn quốc và tổ chức giao dịch trực tiếp tại gần 11.000 điểm giao dịch xã, huy động được trên 194 nghìn tỉ đồng (trong đó riêng nguồn vốn ủy thác đạt trên 11 nghìn tỉ đồng).

Sau 16 năm hoạt động, NHCSXH đã cho vay trên 34,1 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi, góp phần giúp trên 5,1 triệu lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động; …

Cần giảm thiểu thủ tục vay vốn

Để thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW theo kế hoạch đề ra; chủ động tham mưu cho Chính phủ, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

NHCSXH chỉ đạo các chi nhánh của mình tại các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách tín dụng ưu đãi, trong đó có chính sách tín dụng đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đồng thời, NHCSXH chủ động xây dựng và thực hiện các giải pháp để tăng nguồn vốn cho vay; trong đó ưu tiên bố trí vốn cho vay phát triển sản xuất đối với các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống, góp phần giảm nghèo bền vững.

Thống đốc NHNN cũng yêu cầu NHCSXH tiếp tục đơn giản hóa thủ tục vay vốn, niêm yết công khai, minh bạch quy trình, thủ tục cho vay tại các điểm giao dịch xã, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ vay vốn nói chung, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

Song song với đó, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng thụ hưởng, không để xảy ra những sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện. Việc tạo thuận lợi cung cấp tín dụng cho hộ nghèo là vấn đề được Chính phủ quan tâm.

Đầu năm 2019, tại Hội nghị triển khai công tác năm 2019 của ngành Ngân hàng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói đã lưu ý ngành ngân hàng là hiện tượng tín dụng đen cho vay lãi suất cắt cổ đang bủa vây người yếu thế, từ thành thị đến nông thôn, đẩy gia đình người vay đến cảnh nghèo đói. Thủ tướng chỉ đạo ngành Ngân hàng và NHCSXH nghiên cứu đề xuất giải pháp, ví dụ nâng mức vay cho hộ nghèo, để người dân không bị tín dụng đen bủa vây.

NHCSXH với vai trò của mình đã đang tích cực triển khai nhiều giải pháp như phối hợp các địa phương chủ động xây dựng chương trình, dự án, đầu tư các mô hình kinh tế gắn kết với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

Hà Trần

Bài liên quan

Tin mới

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng
Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng

Trong tháng 4/2024, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra 68 vụ việc, phát hiện 35 vụ vi phạm, đã xử lý 23 vụ vi phạm với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng.

Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?
Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?

Kỳ họp mùa Xuân năm nay được đánh giá là gọn gàng và tập trung hơn so với các cuộc họp trước đây.

Bắc Giang triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Bắc Giang triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền trên địa bàn tỉnh.

Doanh nghiệp cần quyết tâm hơn trong việc chống hàng giả và xây dựng thương hiệu
Doanh nghiệp cần quyết tâm hơn trong việc chống hàng giả và xây dựng thương hiệu

Đó là đánh giá của Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Đỗ Hồng Trung tại Lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4). Sự kiện do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) vừa tổ chức.

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang đấu tranh hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại
Cục Quản lý thị trường Bắc Giang đấu tranh hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nắm chắc tình hình, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh nhiều vụ việc, đối tượng vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không để xảy ra điểm nóng.

U23 Việt Nam và U23 Malaysia hôm nay: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để chiến thắng?
U23 Việt Nam và U23 Malaysia hôm nay: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để chiến thắng?

U23 Việt Nam sẽ gặp U23 Malaysia tối nay, 20/4. Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn phải điều chỉnh một vài vấn đề cho U23 Việt Nam để có thể thắng U23 Malaysia ở lượt trận thứ hai, lấy vé tứ kết U23 Châu Á.