# nông sản
Tháo gỡ các rào cản, thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản
Năm 2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế. Đàm phán hợp tác song phương, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và các khó khăn, vướng mắc thúc đẩy xuất khẩu; kết nối doanh nghiệp tại các thị trường trọng điểm…
Huyện Nghi Lộc: Khai mạc Tuần lễ giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP và nông sản
Sáng ngày 19/01, UBND huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã tổ chức buổi Lễ giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP và nông sản huyện Nghi Lộc chào xuân Giáp Thìn năm 2024.
Nông sản chủ lực của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh
Năm 2023, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 23% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng và còn nhiều cơ hội rộng mở cho nông sản Việt tăng thị phần và giá trị xuất khẩu.
Thủ tướng Romania: Lĩnh vực hợp tác trọng tâm như công nghệ thông tin, dược phẩm, nông sản và thực phẩm
Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu nhấn mạnh những lĩnh vực hợp tác trọng tâm với Việt Nam gồm: Công nghệ thông tin, dược phẩm, nông sản và thực phẩm. Ông cũng mong muốn các sản phẩm chất lượng cao của Romania có mặt nhiều hơn tại thị trường Việt Nam.
Tuân thủ quy định quốc tế về an toàn dịch bệnh sẽ đẩy mạnh được xuất khẩu
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam) nhấn mạnh: Muốn đẩy mạnh xuất khẩu, cần tuân thủ quy định quốc tế về an toàn dịch bệnh.
Tăng cường và nâng cao năng lực chế biến nông lâm thủy sản
Năm 2024, ngành nông nghiệp tăng cường và nâng cao năng lực chế biến, nhất là chế biến sâu, chế biến tinh để nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông lâm thủy sản, gắn với xác nhận xuất xứ và nguồn gốc sản phẩm (đặc biệt là nông sản chủ lực phục vụ xuất khẩu)…
Nông sản Việt tấp nập sang Trung Quốc... đón Tết
Trong những ngày gần Tết Nguyên đán 2024, hàng trăm xe chở nông sản Việt Nam đang tấp nập đổ về cửa khẩu phía Bắc để xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là thị trường được kỳ vọng sẽ đem về nhiều tỷ USD cho nông sản Việt trong năm 2024 này.
EU thay đổi quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRL) với nông sản
Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Ủy ban Châu Âu ban EU ban hành Quy định mới số (EU) 2024/331 sửa đổi Phụ lục II và V Quy định (EC) số 396/2005 của Nghị viện và của Hội đồng Châu Âu liên quan đến mức dư lượng tối đa (MRL) đối với hoạt chất Oxamyl áp dụng đối với một số nông sản.
Xuất khẩu vào Trung Quốc, cửa lớn càng thêm rộng
Năm 2023, Trung Quốc vượt Mỹ - trở thành khách hàng lớn nhất của các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam. Năm 2024, thị trường này tiếp tục được đặt nhiều kỳ vọng, nhất là sau chuyến làm việc của Đoàn công tác thuộc Bộ NN&PTNT tại Trung Quốc.
Công điện của Thủ tướng về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản
Công điện nêu rõ, hoàn thiện hạ tầng hệ thống logistics phục vụ sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng cần được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nông dân và doanh nghiệp phải tuân thủ 04 đúng trong kiểm soát nông sản của thị trường nhập khẩu
Ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) cho rằng, nông dân và doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát nông sản để đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu.
Thanh Hóa hướng đến vụ lúa xuân năng suất, chất lượng cao
Vụ xuân năm 2024, toàn tỉnh Thanh Hóa gieo cấy khoảng 112.500ha lúa. Hiện nay, các địa phương trên toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác gieo cấy và tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại, ứng dụng khoa học - kỹ thuật... để vụ lúa xuân đạt năng suất, chất lượng cao.
Hải Phòng ký kết chương trình phối hợp tiêu thụ sản phẩm nông sản
Nhằm cụ thể hóa nội dung hợp tác giữa Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng, giai đoạn 2023-2025. Hội Nông dân hai tỉnh, thành phố đã tổ chức Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp hoạt động, giai đoạn 2024-2028.
Nông nghiệp xuất siêu 2,68 tỷ USD trong 02 tháng đầu năm
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhóm hàng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2023 gồm: Nông sản; lâm sản; thủy sản; chăn nuôi…
Italy muốn trở thành đối tác hàng đầu của Việt Nam trong EU về nông nghiệp
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong ASEAN. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp, Chủ quyền Lương thực và Lâm nghiệp Italy đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác. Hai Bộ đang cụ thể hóa, triển khai hiệu quả để tạo bước tiến mới trong hợp tác nông nghiệp.
Lào và Thái Lan là hai thị trường cung cấp ngô cho Việt Nam năm 2024
Việt Nam nhập khẩu ngô từ hai thị trường thuộc ASEAN là Thái Lan và Lào, trong đó Lào là thị trường nhập khẩu lớn nhất.
Xuất khẩu rau quả dự kiến thu về gần 1,25 tỷ USD trong quý I/2024
Lũy kế 03 tháng đầu năm 2024 đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023, đánh dấu lần đầu tiên hoạt động xuất khẩu rau quả đạt con số hơn 1 tỷ USD ngay trong quý đầu tiên của năm.
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và nông sản sang thị trường Tunisia
Festival quốc tế cà phê Tunisia lần thứ hai sẽ được tổ chức từ ngày 1-5/10/2024 tại Trung tâm triển lãm El Kram, thủ đô Tunis. Chương trình bao gồm không gian dành cho các nhà rang xay cà phê, trình diễn nghệ thuật cà phê Latte và hội thảo kết nối các tác nhân, ngành hàng trong chuỗi giá trị cà phê của Tunisia cũng như các nước.
Nữ CEO bất động sản rẽ ngang nông sản: Trải lòng chuyện đời & chuyện nghề
“Phụ nữ làm kinh doanh, không hề có khoảng cách so với nam giới và dù ở vị trí nào, chỉ cần có niềm đam mê, thì mọi cống hiến sẽ đều được công nhận” – Đó là chia sẻ của Tổng giám đốc DTJ Group kiêm Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Tân Việt Hưng Thủ Đô (Khim Food) – nữ doanh nhân Trần Thị Thu Hiền.
Vì sao Hungary nói EU không bảo vệ nông dân Châu Âu?
Bộ trưởng Nông nghiệp Hungary István Nagy cáo buộc EU và Ủy ban Châu Âu (EC) đã không bảo vệ nông dân Châu Âu - những người không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu rẻ hơn.