# lúa gạo
Cấp thêm 47 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, sau hơn 1 năm thực thi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, Bộ Công Thương đã cấp thêm 47 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, nâng con số thương nhân xuất khẩu gạo lên 182.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị xúc tiến đầu tư An Giang
Sáng 15/12, tại TP. Long Xuyên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị xúc tiến đầu tư có quy mô lớn nhất từ trước tới nay của An Giang. Hội nghị có chủ đề “An Giang - Kết nối cơ hội, hợp tác thành công”.
Khơi dòng vốn vay cho nông nghiệp
Nhiều DN, nhất là ngành hàng lúa gạo, chưa có đủ điều kiện về vốn để đầu tư ứng trước cho nông dân, cũng như tổ chức hệ thống thu mua nên vẫn dựa vào thương lái. Tựu trung là cả DN và nông dân đều thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất.
Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/8: Giá trong nước tăng, giá xuất khẩu giảm
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tăng bật trở lại sau khi giảm nhẹ trong ngày hôm qua.
Để bảo đảm tăng trưởng đạt kết quả cao nhất
Việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, vừa giúp kích cầu nền kinh tế, vừa giúp tiêu thụ nguyên vật liệu và giải quyết vấn đề việc làm.
Việt Nam xuất khẩu hơn 6 triệu tấn gạo, giá trị hơn 3 tỷ USD
Năm 2020, nhìn chung giá lúa gạo trong nước biến động theo hướng tăng, còn gạo xuất khẩu mặc dù giảm về lượng nhưng tăng gần 10% về giá trị so với năm trước.
Ngành lúa gạo được dự báo tăng trưởng trong năm 2021
Theo dự báo của hãng dịch vụ tài chính Fitch Solutions, sản lượng gạo sản xuất trong năm 2021 có thể đạt hơn 27,4 triệu tấn, tương ứng với mức tăng trưởng 1,1% so với năm 2020. Xuất khẩu gạo năm 2021 của Việt Nam được kỳ vọng tăng nhẹ, tăng 1,6% so với năm 2020.
Xuất khẩu gạo giảm hơn 30% trong quý I
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành hàng lúa gạo của Việt Nam ghi nhận kết quả xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm nay khá ảm đạm.
Đẩy nhanh mua lương thực dự trữ quốc gia năm 2021
Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) mới đây đã có chỉ đạo các Cục DTNN khu vực khẩn trương triển khai đầy đủ các quy trình mua gạo, thóc nhập kho đảm bảo đúng quy định, công khai, minh bạch.
Thanh Hóa: Chú trọng công tác xây dựng nhãn hiệu để sản xuất lúa gạo phục vụ xuất khẩu
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa mới đây đã có Công văn số 2584/SNN&PTNT- TT&BVTV, gửi UBND tỉnh về việc đề nghị bổ sung quy hoạch tỉnh Thanh Hóa vào vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo của cả nước phục vụ xuất khẩu. Trong đó, sẽ chú trọng công tác xây dựng nhãn hiệu, quảng bá gạo chất lượng cao... ở một số địa phương.
Ngân hàng nhà nước: Xem xét cho vay không tài sản bảo đảm với ngành lúa gạo
Tại Hội nghị trực tuyến Giải pháp của ngành Ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, thời gian tới, ngành ngân hàng cũng sẽ linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở quản lý dòng tiền.
Dự trữ gạo thế giới niên vụ 2021-2022 sẽ tiếp tục giảm
Báo cáo tháng 8 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, trong niên vụ 2021-2022, dự trữ cuối kỳ toàn cầu được dự báo là 170,1 triệu tấn, giảm 3,2 triệu so với dự báo trước đó và giảm 6,8 triệu tấn so với một năm trước đó và là năm thứ hai liên tiếp kho dự trữ cuối kỳ toàn cầu giảm.
Khởi động dự án “Cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam”
Ngày 21/02, tại xã Liên Hoa (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình), Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Phát triển nông thôn Hàn Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, UBND tỉnh Thái Bình đã phối hợp tổ chức Lễ khởi động dự án “Cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam”.
Đức hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong chuỗi giá trị lúa gạo và xoài tại Đồng bằng sông Cửu Long
Dự án Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp và thực phẩm Việt Nam - GIC Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với GIZ hợp tác thực hiện với sự tài trợ của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức. Đây là dự án hỗ trợ các đổi mới sáng tạo trong chuỗi giá trị lúa gạo và xoài.
Thủ tướng yêu cầu có giải pháp ổn định thị trường giá cả lúa gạo và bảo đảm lợi ích người nông dân
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn 6263/VPCP-KTTH ngày 21/09/2022 về việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo và tác động đến việc sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Thị trường lúa gạo thế giới biến động, năm 2022, Việt Nam dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng 6,5 triệu tấn gạo
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết: Kế hoạch xuất khẩu gạo cả năm 2022 khoảng 6,3 - 6,5 triệu tấn, cao hơn khoảng 100.000 - 200.000 tấn so với năm 2021. Tính đến thời điểm tháng Tám năm nay, nước ta đã xuất khẩu gần 4,8 triệu tấn gạo, đạt trị giá hơn 2,3 tỷ USD, tăng hơn 20% về số lượng và tăng gần 10% về trị giá so với cùng kỳ 2021.
Các ngân hàng đẩy mạnh việc cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện một số nội dung nhằm đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.
Xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng theo chuỗi giá trị hàng hóa tại Thanh Hóa
Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện Dự án "Xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng theo chuỗi giá trị hàng hóa tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ" - giúp nông dân chuyển đổi sang sản xuất tập trung quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Gạo chiếm 70% trong tiêu dùng thực phẩm của người Việt Nam
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, gạo vẫn là lương thực chính, chiếm 70% trong tiêu dùng thực phẩm của người Việt Nam. Do đó, giữ 3,5 triệu ha đất lúa theo kết luận của Bộ Chính trị, các nghị quyết của Quốc hội, là cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo đảm sinh kế, thu nhập cho người trồng lúa.
Thủ tướng: Cần chú trọng đầu tư, xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt
Trong chương trình công tác tại tỉnh Đồng Tháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý cần chú trọng đầu tư, xây dựng và phát triển thương hiệu lâu dài; có thương hiệu rồi thì phải quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định, dành quỹ đất hợp lý, hài hòa hiệu quả để phát triển thương hiệu, bảo đảm lợi ích cho cả người nông dân; công nghiệp hóa nông thôn.