Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Người CCB 20 năm “gõ cửa” đòi lại đất - Bài 3: Trách nhiệm của cơ quan chức năng tới đâu?

Trong khi dư luận chưa hết bức xúc về việc người CCB già 79 tuổi, đã mòn mỏi 20 năm "gõ cửa" các cấp đòi lại đất, thì tại một công văn photocopy mà cán bộ UBND huyện Thanh Trì đã chuyển tới PV khi Tòa soạn báo cử xuống liên hệ công tác xung quanh sự việc trên, nội dung công văn mang tính “chung chung” không đi vào cụ thể những câu hỏi của cơ quan báo chí còn đang bỏ ngỏ trước đó?

 

Vừa qua, Thương hiệu & Công luận đăng tải bài báo "Người CCB 20 năm “gõ cửa” các cấp đòi lại đất" - phản ánh về việc cựu chiến binh (CCB) Hoàng Tuấn Khôi bị các hộ dân liền kế lấn chiếm mảnh đất do cha mẹ ông để lại trong thời gian ông phục vụ trong quân ngũ, mặc dù đã có đơn phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng sự việc kéo dài ròng rã 20 năm không có hướng giải quyết - “đẩy” người CCB già ra tòa án dân sự!

Ngay sau khi Thương hiệu & Công luận phản ánh, ngày 07/03, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ban hành Công văn số 940/UBND-TKBT gửi Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì làm rõ những phản ánh báo nêu, giải quyết theo quy định.

Công văn nêu rõ: “Chủ tịch UBND Thành phố giao Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì kiểm tra thông tin báo nêu; khẩn trương giải quyết theo quy định; thông tin trả lời báo Thương hiệu & Công luận; báo cáo Thành ủy, UBND Thành phố trước ngày 30/03/2017”.

Tuy nhiên, đầu tháng 4, Thương hiệu & Công luận vẫn không nhận được công văn phúc đáp của UBND huyện Thanh Trì. PV đã xuống đặt lịch làm việc về nội dung báo đăng tải và nêu lý do vì sao quý cơ quan chưa trả lời CV phản hồi báo, lúc này, một cán bộ văn phòng nói "chờ một chút" và không rõ đi đâu?

Sau đó, vị cán bộ này quay lại, kèm theo một bản CV photocopy và nói: Đã gửi báo rồi, bản "phô tô" đây! PV liền đọc qua công văn phản hồi báo, thấy có nhiều điểm không rõ ràng nên đề nghị làm việc trực tiếp để làm rõ hơn những vấn đề mà dư luận đang quan tâm. Nhưng vị cán bộ văn phòng nói: “Nhà báo cứ để lại giấy giới thiệu và nội dung, tôi sẽ báo cáo và thông tin lại!”.

Tuy nhiên, chờ hơn 1 tháng trôi qua mà không có bất kỳ phản hồi nào từ phía UBND huyện Thanh Trì?

Tại Công văn photocopy số 505/UBND-TN&MT ngày 23/3/2017, do ông Nguyễn Tiến Cương, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Trì ký có nêu: “Ngày 25/7/2005, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì giới thiệu ông Hoàng Tuấn Khôi đến Công ty Địa chính Hà Nội liên hệ hợp đồng để triển khai đo đạc”.

Kết quả được thể hiện rất rõ: Thửa đất ông Khôi còn 510 m2 (năm 1973 là 576 m2 đã được UBND xã Ngọc Hồi xác nhận), Ông Nguyễn Viết Tín lấn 18,90 m2, ông Nguyễn Viết Kiên (con ông Nguyễn Viết Trung) lấn 39 m2, ông Nguyễn Viết Quý 15,5 m2 (đã trả).

Người CCB 20 năm “gõ cửa” đòi lại đất - Bài 3: Trách nhiệm của cơ quan chức năng tới đâu? - Hình 1

 Người mua đất nhà ông Tín xây dựng lấn chiếm ngõ đi

Tuy nhiên, trong công văn photocopy trả lời báo, UBND huyện Thanh Trì lại “mập mờ” cho rằng: “Từ kết quả đo đạc hiện trạng sử dụng đất của gia đình ông Hoàng Tuấn Khôi và các hộ dân liền kề cùng với việc số hóa diện tích và kích thước các cạnh bản đồ gốc đo đạc theo Chỉ thị 299/CT-TTg, do Công ty Địa chính Hà Nội thực hiện là căn cứ pháp lý để xác định cho thấy kích thước các cạnh và diện tích hiện trạng của các hộ liền kề có tăng và có giảm so với bản đồ số hóa đo đạc theo Chỉ thị 299/CT-TTg. Riêng hộ gia đình ông Hoàng Tuấn Khôi, diện tích hiện trạng với diện tích số hóa bản đồ đo đạc theo Chỉ thị 299/CT-TTg chênh lệch tăng 4,6 m2 nằm trong hạn dung sai cho phép”.

Tại sao kết quả của Công ty Địa chính Hà Nội đã được thể hiện rõ, UBND huyện Thanh Trì lại “bóp méo” sự thật, cho rằng diện tích thửa đất nhà ông Khôi tăng 4,6 m2? Còn nữa, tại sao lại không nói rõ diện tích các hộ dân liền kề tăng bao nhiêu, mà lại cho rằng “có tăng có giảm”, như vậy có được coi là cách trả lời “mập mờ” để phủi đi những sai phạm cần phải làm rõ?

Theo kết quả của Công ty đạc địa chính TP. Hà nội: Tổng diện tích 4 thửa gồm nhà ông Khôi, ông Tín, ông Kiên, ông Quý Hóa. Diện tích năm 86 = 2.425.00m2. Tổng Diện tích của Công ty Địa chính Hà Nội năm 2005 tại 4 thửa đất trên = 2.427,4 m2 tức chênh lệch so với bản đồ gốc năm 1986 là 2,4 m2 nằm trong hạn dung sai cho phép (cụ thể hộ ông Quý Hóa, năm 1986, diện tích là 823 m2, ông Tín, 259 m2, ông Khôi, 557 m2, ông Kiên 780 m2).

Tuy nhiên, sau khi mời Công ty Địa chính Hà Nội về đo đạc diện tích thực địa hiện tại theo sự giới thiệu của Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thanh trì thì, trắng đen đã rõ: Diện tích nhà ông Quý Hóa là 838,5 m2 (tăng 15,5 m2), ông Tín, 286,8 m2 (tăng 8,9 m2), ông Khôi, 557 m2 (giảm 47 m2), ông Kiên, 810,3 (tăng 30,3 m2).

Người CCB 20 năm “gõ cửa” đòi lại đất - Bài 3: Trách nhiệm của cơ quan chức năng tới đâu? - Hình 2

Gia đình ông Kiên xây dựng trong khuôn viên đất của ông Khôi

Trao đổi với PV, ông Hoàng Tuấn Khôi, người CCB già cho biết: "Những hộ dân liền kề nhà tôi, không biết đã có ai "chống lưng" mà họ tác oai, tác quái, ngang nhiên lấn chiếm đất nhà tôi, mặc cho tôi có báo với chính quyền xã, nhưng họ vẫn lấn chiếm và xây dựng trên đất nhà tôi mà chính quyền chỉ... “đứng ngoài”?

Cụ thể: Ngày 30/11/2008, ông Tín tiếp tục phá tường rào xây móng nhà sang đất ông Khôi 0m35 = 11 m chiều dài đường biên. Tuy nhiên, ông Nguyễn Viết Tín chưa được ông Khôi ký công nhận đường biên danh giới mà ông Tín vẫn được cấp sổ đỏ? Trong lúc giải quyết tranh chấp, chính quyền xã Ngọc Hồi vẫn trích lục bản đồ cho ông Nguyễn Viết Tín bán đất. Người mua đất ông Tín, ngày 14/10/2013, xây lấn sang đất thổ cư của ông Khôi 0m35 theo móng nhà ông Tín đã lấn = 4 m2 và cả ngõ đi của Khôi (nay ngõ đi lại rất khó khăn) UBND xã Ngọc Hồi xác nhận, ngày 14/12/2004, trên thực địa ngõ rộng 2 m nay còn 1 m10".

Bên cạnh đó, hộ dân liền kề nhà ông Khôi là hộ ông Kiên, vào ngày 16/9/2012, lại “tung hoành” vượt qua đường biên xây dựng luôn 18 m2 trong khuôn viên thửa đất của ông Khôi (?!).

Theo quy định tại khoản 2 điều 16 Nghị định 88/2009/NĐ-CP, trường hợp người đề nghị cấp giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại UBND xã, thị trấn thì UBND xã, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất. Trường hợp UBND xác minh và hộ dân giáp ranh nhà có tranh chấp thì việc cấp giấy chứng nhận sẽ bị tạm ngưng đến khi tranh chấp được giải quyết xong. 

Tại sao UBND huyện Thanh Trì hướng dẫn ông Khôi thuê một bên thứ 3 để đo đạc lại mảnh đất, khi đã có kết quả lại không tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm trước sự việc người CCB già ròng rã 20 năm “gõ cửa” các cấp đòi lại đất? Liệu rằng, cách làm việc “quan liêu” như vậy có đang khiến dư luận bức xúc hay không?

Quy định của Luật Đất đai đã rõ, tại sao UBND xã Ngọc Hồi, UBND huyện Thanh Trì vẫn trích lục bản đồ và cấp sổ đỏ cho gia đình ông Nguyễn Viết Tín khi mảnh đất vẫn còn đang tranh chấp? Trong khi ông Hoàng Tuấn Khôi vẫn đang “gõ cửa” gửi đơn thư tới các cấp về việc bị lấn chiếm đất; tại sao UBND xã Ngọc Hồi vẫn để cho người mua đất nhà ông Tín xây dựng lấn chiếm đất nhà ông Khôi mà không hề đình chỉ xây dựng? Như vậy, UBND xã Ngọc Hồi, UBND huyện Tranh Trì có đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp về đất đai hay không?...

Những câu hỏi nêu trên, UBND huyện Thanh Trì vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng, gây ra hiệu ứng xấu trong dư luận. Dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng, còn điều gì “mờ ám” mà UBND huyện Thanh Trì lại “né” tránh những câu hỏi còn đang bỏ ngỏ?

Đề nghị UBND TP. Hà Nội làm rõ những “uẩn khúc” đang diễn ra, khiến người CCB già, ngay đến mảnh đất ông cha để lại, cũng bị những hộ dân liền kề ngang nhiên lấn chiếm, trong khi lãnh đạo xã “làm ngơ”?...

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc. 

Cao Huyền – Quang Nam

 

Bài liên quan

Tin mới

SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được vinh danh tại nhiều giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế gồm: Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam (Vietnam Report); Top 50 doanh nghiệp dẫn đầu năm 2024 (The Silicon Review - Mỹ), ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Hải Phòng: Giám sát công tác quản lý, sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Hải Phòng: Giám sát công tác quản lý, sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Lãng

Sáng 14/5/22024, Tổ đại biểu số 12 Hội đồng nhân dân thành phố do đồng chí Nguyễn Đình Chuyến – Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ  Hải Phòng thực hiện giám sát đối với UBND huyện Tiên Lãng về công tác quản lý, sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024.

Thị trường tài chính 24h có những biến động gì ?
Thị trường tài chính 24h có những biến động gì ?

VN-Index tăng nhẹ; Nền lãi suất vay vẫn duy trì mức thấp; Quay lại vùng tích lũy; - AFC Vietnam Fund: Thị trường sẽ hồi phục trong tháng 5 và tháng 6; Hàn Quốc tăng cường giám sát để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu bất động sản… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Khai mạc Liên hoan Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng tại TP. Hải Phòng
Khai mạc Liên hoan Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng tại TP. Hải Phòng

 Vừa qua, tại Nhà hát TP. Hải Phòng, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật Sân khấu toàn quốc cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ Nhất - năm 2024, chào mừng Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2024) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

Ngày càng nhiều người dân Thụy Điển lựa chọn đến Việt Nam để du lịch, khám phá
Ngày càng nhiều người dân Thụy Điển lựa chọn đến Việt Nam để du lịch, khám phá

Thụy Điển có thể nâng cao hơn nữa vị trí trong đầu tư, thương mại tại Việt Nam thông qua các dự án giao thông, cảng biển, chuyển đổi số, viễn thông, hàng không, chuyển đổi năng lượng xanh…