Nhà hàng Lã Vọng “mọc” trên Dự án Cải tạo bán đảo hồ Đống Đa
THCL Bán đảo hồ Đống Đa thuộc phường Ô Chợ Dừa, (Đống Đa, Hà Nội) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhằm: “Cải tạo, nâng cấp thành khu vui chơi giải trí Bán đảo hồ Đống Đa”. Tuy nhiên, hiện tại dự án đã bỗng dưng “biến” thành một nhà hàng sang trọng mang tên Lã Vọng .
Nhà hàng Lã Vọng “mọc” trên đất Dự án khu vui chơi giải trí Bán đảo hồ Đống Đa
Bán đảo hồ Đống Đa - hồ Hoàng Cầu thuộc phường Ô Chợ Dừa (Đống Đa, Hà Nội) được ví như lá phổi xanh hiếm hoi giữa khu dân cư đông đúc tại quận trung tâm Thủ đô. Với lợi thế cảnh đẹp và không gian thoáng mát, bán đảo hồ Đống Đa là điểm đến ưa thích của khá đông dân cư khu vực và các địa bàn xung quanh.
Sau một thời gian sử dụng, cơ sở hạ tầng tại khu vực này bị xuống cấp, nên năm 2013, toàn bộ bán đảo được rào kín để thực hiện thi công Dự án: Đầu tư cải tạo, nâng cấp khu vui chơi giải trí bán đảo hồ Đống Đa.
Đến đầu năm 2015, khi công trình khánh thành, rất nhiều người hụt hẫng trước khu vực bán đảo thiếu vắng nhiều cây xanh, thay thế vào đó là công trình xây dựng hai tầng hình vòng cung ôm gần nửa bán đảo được gắn biển Nhà hàng Lã Vọng. Kể từ đó, hằng ngày ô tô sang trọng ra vào khiến người dân băn khoăn không biết bán đảo hồ Đống Đa có còn là nơi để người dân ra vào sinh hoạt, vui chơi như trước?
Qua tìm hiểu, được biết từ năm 2004, Công ty cổ phần Đầu tư Hà Thủy (Công ty Hà Thủy) đã quản lý kinh doanh 2.000m2 đất và sử dụng 3.644m2 diện tích bán đảo hồ Đống Đa. Sau đó, công ty đề xuất thành phố phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp khu vui chơi giải trí bán đảo nhằm mục đích phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người dân Thủ đô.
Trước đó, ngày 8/3/2010, UBND TP. Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Hà Thủy, đến ngày 19/8/2010 thì tiếp tục ký hợp đồng cho công ty thuê 5.644m2 trong thời hạn 50 năm. Nội dung hợp đồng thuê đất nêu rõ: “Việc sử dụng đất trên thửa đất thuê để thực hiện Dự án đầu tư cải tạo nâng cấp khu vui chơi giải trí bán đảo hồ Đống Đa”. Theo đó, ngày 28/10/2013, UBND quận Đống Đa cấp Giấy phép xây dựng số 130521/GPXD cho Công ty Hà Thủy để xây dựng nhà giải trí 2 tầng, có tầng hầm với tổng diện tích sàn xây dựng là 961m2, chiều cao đỉnh mái 7m.
Trao đổi với phóng viên về việc xây dựng dự án cải tạo bán đảo hồ Đống Đa lãnh đạo phường Ô Chợ Dừa cho biết: “Chúng tôi đã kiểm tra và chưa phát hiện ra vi phạm về trật tự xây dựng, còn viêc đưa vào sử dụng như thế nào, có đúng công năng hay không thì phải hỏi các cơ quan cấp trên”.
Mặt khác, theo hồ sơ xin cấp phép xây dựng đã được thẩm tra thì khu vực bán đảo hồ Đống Đa được chia thành 5 hạng mục bao gồm: Khu vui chơi giải trí trong nhà có diện tích 468m2, nhà phụ trợ 100m2, sân vườn thể thao có diện tích 1613,81 m2, sân vườn cãi tạo có diện tích 694,7m2 và đường dạo 2836,06 m2.
Tuy nhiên, ngay sau khi dự án cải tạo nâng cấp đi vào sử dụng thì không thấy xuất hiện khu vui chơi giải trí trong nhà mà thay vào đó là hệ thống nhà hàng sang trọng gắn biển LãVọng, với lượng khách ra vào khá đông đúc.
Có thể nói, Dựáncảitạo, nâng cấp khu vui chơi giải trí bán đảo hồ Đống Đa là điều mong muốn của nhiều người dân trong khu vực. Tuy nhiên, với mục đích sử dụng như hiện nay của Công ty Hà Thủy, chắc chắn người dân sẽ khó được hưởng lợi. Chưa kể, theo Quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền là: Cải tạo bán đảo thành nơi vui chơi, giải trí. Nhưng hiện tại, dự án lại nhập nhằng "biến tướng" thành hệ thống nhà hàng, khiến dư luận hoài nghi về việc: Dự án xây dựng đúng theo Quyết định phê duyệt hay không? Vì sao khu vui chơi giải trí không có mà lại mọc lên hệ thống Nhà hàng mang tên Lã Vọng
Trước sự việc trên, đề nghị UBND Quận Đống Đa, UBND TP. Hà Nội cùng các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, làm rõ vụ việc.
Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin vụ việc./.
Đức Thế
Bài viết khác
Bắc Ninh yêu cầu tiếp tục tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, ngăn ngừa thực phẩm giả
Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Văn bản số 1905/UBND-VX thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, ngăn ngừa thực phẩm giả.
Bách Hóa Xanh bán hàng nước ngoài không nhãn phụ
Sản phẩm nước tăng lực Redbull (có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài) không có nhãn phụ tiếng Việt đang được hệ thống cửa hàng Bách Hóa Xanh đưa đến “tay” người tiêu dùng thông qua chương trình khuyến mãi qua cả kênh bán hàng truyền thống và online.
Bài 2: Khi bộ máy chưa vận hành hết công suất?
Dù hệ thống chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại đã được thiết lập vận hành đồng bộ khắp cả nước. Tuy nhiên, qua hàng loạt vụ việc được "phanh phui" mới đây, cho thấy, vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, công tác phối hợp còn thiếu đồng bộ, chưa mang lại hiệu quả...
Hà Nội: Yêu cầu hộ kinh doanh Quang Vinh Phát sớm khắc phục những tồn tại về ATTP
Kiểm tra đột xuất tại hộ kinh doanh Quang Vinh Phát, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 2 TP. Hà Nội đã phát hiện nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm. Theo đó, Đoàn yêu cầu cơ sở này cần cần nhanh chóng khắc phục những tồn tại.
Thương hiệu GIMI đang quảng cáo “thổi phồng” công dụng mỹ phẩm như thuốc trị bệnh?
Hiện nay, trên nhiều website và các nền tảng mạng xã hội, nhiều sản phẩm mỹ phẩm mang thương hiệu GIMI của Công ty TNHH GIMI đang được quảng cáo nhập khẩu chính ngạch từ Hàn Quốc với công dụng giúp đặc trị nám, tàn nhang và tái tạo da. Theo các quy định pháp luật hiện hành thì việc quảng cáo này đang vi phạm quy định về quảng cáo mỹ phẩm, khiến người tiêu dùng hiểu lầm sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Lòng xe điếu dưới góc nhìn của chuyên gia thực phẩm sạch Mr.Vũ Văn Tư
Trả lời phóng viên, ông Vũ Văn Tư cho biết, lòng xe điếu chỉ là một đoạn lòng bị dị tật do ký sinh trùng sinh sống và trích vào thành ruột của con heo, khi đó kháng thể của con heo sẽ chống lại, làm cho thành ruột bị rày lên và nhăn nheo tạo thành một đoạn lòng dị tật.
Cuộc chiến chống hàng giả hàng nhái: Những ‘lỗ hổng’ cần được… bịt kín
Sau những vụ việc, gần 600 loại sữa giả, thuốc giả, bột ngọt, dầu ăn, hạt nêm… giả với quy mô lớn, được cơ quan chức năng triệt phá gần đây, đã dấy lên hồi chuông “báo động đỏ” về hệ thống pháp lý, công tác kiểm tra, giám sát của các bộ ngành… Thực tế cho thấy, nếu không có hệ thống pháp lý đủ chặt chẽ, để bịt kín những “lỗ hổng” này, sẽ tạo ra hệ lụy vô cùng lớn, là cơ hội cho kẻ gian luồn lách, trục lợi; gây thiệt hại NSNN, khiến niềm tin của người tiêu dùng bị bào mòn.
Cần làm rõ bộ ‘lòng xe điếu’ dài 40m có nguồn gốc từ đâu?
Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh một quán ăn tại quận Cầu Giấy, Hà Nội giới thiệu bộ lòng xe điếu dài 40m, nhiều chuyên gia cho rằng, không có con lợn nào có bộ lòng dài đến thế. Đồng thời, kiến nghị cơ quan chức năng làm rõ nguồn gốc bộ lòng này từ đâu…
Bắc Ninh: Hơn 648.000 lượt hội viên nông dân ký cam kết “Nói không với thực phẩm không an toàn”
Giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về đảm bảo an toàn thực phẩm, vì sức khỏe cộng đồng gắn với các hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân.
Làm thế nào để tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm?
Bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) có ý nghĩa rất quan trọng, vì ATTP không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người mà còn tác động tới sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh chính trị và quan hệ quốc tế. Để tạo được sự chuyển biến căn cơ trong nhận thức và hành động, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan quản lý, phải có sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và người dân.