Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhà sách Trí Đức 15 Tố Hữu (Hà Nội): Bán hàng hóa nước ngoài nhưng tem nhãn phụ không đúng quy định

Nhiều sản phẩm hàng hóa nhập khẩu nhưng trên tem nhãn phụ tiếng Việt lại thể hiện không đúng theo quy định đối với hàng hóa nước ngoài, đang được bày bán tại Nhà sách Trí Đức có địa chỉ tại số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.

Nhà sách Trí Đức tại số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
Nhà sách Trí Đức tại số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội

Theo thông tin người tiêu dùng (phản ánh qua đường dây nóng), tại Nhà sách Trí Đức 15 Tố Hữu (thuộc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Văn hóa Việt) đang bày bán nhiều sản phẩm (đồ chơi trẻ em, giày dép, đồng hồ, dụng cụ học tập…) có chữ nước ngoài nhưng tem nhãn phụ bằng tiếng Việt lại chưa thể hiện đầy đủ thông tin, không đúng theo quy định của pháp luật. Điều này gây khó cho khách hàng lựa chọn cho con em mình những sản phẩm an toàn và phù hợp với lứa tuổi, đồng thời khiến người tiêu dùng không biết thành phần, cách sử dụng cũng như những cảnh báo tới người sử dụng của sản phẩm như thế nào.

Nhà sách Trí Đức bày bán những sản phẩm có tem nhãn phụ bằng Tiếng Việt thể hiện đầy đủ thông tin theo đúng quy định của pháp luật về hàng hóa nhập khẩu như: Tên sản phẩm, độ tuổi sử dụng, thông số kỹ thuật, nhà sản xuất, địa chỉ; nhà nhập khẩu và phân phối, địa chỉ, xuất xứ, bảo quản, hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất và hạn sử dụng.

Sản phẩm nhập khẩu có tem nhãn tiếng Việt đúng quy định pháp luật (trong khung hình đỏ)
Sản phẩm nhập khẩu có tem nhãn tiếng Việt đúng quy định pháp luật (trong khung hình đỏ).

Nhà sách Trí Đức cũng có nhiều sản phẩm có chữ nước ngoài nhưng tem nhãn phụ chưa đúng theo quy chuẩn, thiếu thông tin, thông tin không rõ ràng.

Cụ thể, theo ghi nhận tại Nhà sách Trí Đức 15 Tố Hữu của phóng viên ngày 28/6/2023:

Nhiều sản phẩn nước ngoài nhưng trên tem nhãn tiếng Việt chỉ thể hiện: PP&NN: QN; Xuất xứ (trống); ĐC (trống) (?!)
Nhiều sản phẩm nước ngoài nhưng trên tem nhãn tiếng Việt chỉ thể hiện: PP&NN: QN; Xuất xứ (trống); địa chỉ (trống(?!).

“Đây thực chất chỉ là tem nhãn của cửa hàng để tiện việc check sản phẩm thanh toán, chứ không phải là nhãn phụ Tiếng Việt đúng quy định đối với hàng hóa nhập khẩu”, một khách hàng nêu quan điểm.

Theo quy định, đồ chơi trẻ em phải có tên sản phẩm, trên bao bì phải in xuất xứ rõ ràng tên, địa chỉ nơi chịu trách nhiệm về chất lượng đồ chơi. Nếu sản xuất trong nước thì sản phẩm phải đề thông tin công ty sản xuất; nếu là hàng nhập khẩu thì ghi thông tin nhà nhập khẩu.

Theo QCVN 3:2019/BKHCN nêu rõ, đồ chơi trẻ em thuộc phạm vi của Quy chuẩn kỹ thuật phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của quy chuẩn kỹ thuật này, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường.

Đối với đồ chơi trẻ em nhập khẩu phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN.

Đồ chơi có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng hoặc không qua kiểm định thường có nguy cơ được sản xuất từ nhựa tái chế, bơm tẩm chất phụ gia, chất tạo màu công nghiệp, nhất là chất PAE (Phthalic Acid Esters) - một hóa chất gây hại cho hệ sinh sản. Nếu trẻ ngậm, mút, ngửi, thổi hoặc trực tiếp tiếp xúc với chất độc này sẽ có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng tới sự phát triển về cả thể chất và tinh thần.

Tại Nhà sách Trí Đức 15 Tố Hữu, nhiều đồ chơi dành cho trẻ em có chữ nước ngoài nhưng nhãn phụ lại thiếu thông tin hoặc thông tin không rõ ràng. 

QCVN 3:2019/BKHCN nêu rõ, đồ chơi trẻ em thuộc phạm vi của Quy chuẩn kỹ thuật phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của quy chuẩn kỹ thuật này, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường
QCVN 3:2019/BKHCN nêu rõ, đồ chơi trẻ em thuộc phạm vi của Quy chuẩn kỹ thuật phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường.

Pháp luật quy định rõ: Về tem nhãn, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Cũng theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 thì các hành vi kinh doanh hàng hóa không có nhãn; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng ghi không đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc hoặc bị thay đổi; có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa; gian lận về thời hạn sử dụng; hàng hóa đã quá hạn sử dụng… sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, sẽ được áp dụng kể cả trong trường hợp vi phạm lần đầu.

Để đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, đề nghị, Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng như các cơ quan liên quan cần xác minh, kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, việc bán hàng hóa nước ngoài sử dụng tem nhãn phụ Tiếng Việt chưa tuân thủ quy định và xử lý những sai phạm (nếu có) tại Nhà sách Trí Đức 15 Tố Hữu nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cũng như tạo ra môi trường kinh doanh hàng hóa lành mạnh, minh bạch thị trường.

Tạp chí Thương hiệu và Công luận là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) với tôn chỉ tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và công tác quản lý, đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại tới cộng đồng doanh nghiệp và người dân; Bảo vệ thương hiệu cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh đúng quy định của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng…

Tạp chí Thương hiệu và Công luận luôn cung cấp những thông tin nhanh chóng, kịp thời, hữu ích về công tác phòng, chống gian lận thương mại, chống hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng trốn thuế Nhà nước… nên luôn nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong nhiều năm qua.

Minh Đức

Bài liên quan

Tin mới

Hơn 130 gian hàng tham gia lễ hội Bánh mì TP. Hồ Chí Minh lần thứ hai năm 2024
Hơn 130 gian hàng tham gia lễ hội Bánh mì TP. Hồ Chí Minh lần thứ hai năm 2024

Lễ hội Bánh mì TP. Hồ Chí Minh lần thứ hai năm 2024 đã thu hút 85 đơn vị và 131 gian hàng tham gia. 

Bước khởi đầu quan trọng định hướng xây dựng văn kiện trình Đại hội XIV
Bước khởi đầu quan trọng định hướng xây dựng văn kiện trình Đại hội XIV

Tại Hội nghị Trung ương 9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, dự thảo Đề cương các văn kiện trình Hội nghị lần này mới chỉ nêu định hướng, có tính chất mở với nhiều phương án khác nhau để Trung ương cho ý kiến chỉ đạo,...

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Giải pháp nào để doanh nghiệp, người dân tiếp cận gần hơn với gói tín dụng?
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Giải pháp nào để doanh nghiệp, người dân tiếp cận gần hơn với gói tín dụng?

Tại phiên họp lần thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhìn nhận, gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng chậm, chưa đáp ứng kỳ vọng đề ra. Doanh nghiệp bất động sản vẫn đối mặt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền. Vậy, giải pháp nào để doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận gần hơn với gói tín dụng này?

Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái ra sao?
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái ra sao?

Mặc dù nền kinh tế Canada vẫn được cho là sẽ bước vào suy thoái kỹ thuật trong năm nay, nhưng công ty tư vấn kinh tế Oxford Economics tin rằng, tình trạng suy thoái có thể ít nghiêm trọng hơn so với dự đoán.

Bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sau 3 ngày, từ ngày 16-18/5, làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.

Tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nghị định nêu rõ trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại.