Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những dòng sông đang bị bức hại- Bài 3: Những công trình lấn sông vẫn ngang nhiên tồn tại ở Bình Thạnh?

Nền kinh tế phát triển mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng thì song song với nó cũng có những hệ lụy, nhất là việc xả thải sai quy định của nhiều khu công nghiệp, nhiều doanh nghiệp, khai thác cát sỏi trái phép, các công trình xây dựng lấn sông vượt ngòi... đã và đang dẫn đến tình trạng hàng loạt dòng sông tại nhiều địa phương quằn quại chết dần chết mòn...

 Bài 3: Những công trình lấn sông vẫn ngang nhiên tồn tại ở Bình Thạnh?

Hàng loạt công trình xây dựng lấn sông, kênh rạch trái phép, vi phạm hành lang an toàn bờ sông thuộc quận Bình Thạnh, (TPHCM ) vẫn ngang nhiên mọc lên bất chấp dư luận. Vậy vì sao có tình trạng này do chính quyền địa phương lơ là hay có sự tiếp tay?

Quán cà phê, quán nhậu bọc lên bất chấp sạt lở ở bán đảo Thanh Đa

Sông, kênh, rạch bị lấn chiếm kéo theo nhiều hệ lụy. Trong đó, đáng lo ngại nhất là tình trạng mất an toàn giao thông thủy, gia tăng nguy cơ sạt lở và đặc biệt là gây ngập nước. Khu vực bờ sông bị lấn chiếm để dựng quán nhậu, quán cà phê nhiều nhất trong những năm qua tại quận Bình Thạnh là bán đảo Thanh Đa.

Địa điểm này nằm trọn trong địa giới hành chính của 2 phường 27 và 28 thuộc quận Bình Thạnh, Thanh Đa có các mặt đều giáp sông, là nơi lý tưởng cho mô hình kinh doanh quán ăn, quán nhậu, quán cà phê ven sông. Tuy nhiên việc tự do mở quán, tự ý lấn sông của hầu hết của các cơ sở kinh doanh, các hộ dân đã gây nên nhiều tình hình phức tạp và nguy hiểm tại khu vực này.

Đơn cử như trường hợp quán Cà phê Cánh Diều mà PV ghi nhận được. Quán này nằm ngay khu vực có cắm biển cảnh báo sạt lở trong khu Cư xá Thanh Đa, Cách trụ sở UBND phường 27 khoảng 100m, nhưng không hiểu vì sao Cà phê Cánh Diều vẫn ngang nhiên tồn tại và tấp nập khách hàng.

Những dòng sông đang bị bức hại- Bài 3: Những công trình lấn sông vẫn ngang nhiên tồn tại ở Bình Thạnh? - Hình 1

Những dòng sông đang bị bức hại- Bài 3: Những công trình lấn sông vẫn ngang nhiên tồn tại ở Bình Thạnh? - Hình 2

Nằm ngay khu vực có cắm bảng cảnh báo sạt lở trong khu Cư xá Thanh Đa, Cách trụ sở UBND phường 27, quận Bình Thạnh tầm 100m.

Không chỉ có Cà phê Cánh Diều tại cụm địa chỉ 12A Khu Dầu khí Thanh Đa, P27, Q Bình Thạnh còn có các quán như Cà phê bờ sông, Cà phê Relax Garden, Quán 007, có quy mô hàng ngàn m2, thu hút hàng trăm lượt khách hàng mỗi ngày. Tuy nhiên, ít ai biết được nguy hiểm đang rình rập từng ngày từng giờ tại khu vực này, bởi vi phạm nghiêm trọng hàng lang an toàn bờ sông, và nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào.

Những dòng sông đang bị bức hại- Bài 3: Những công trình lấn sông vẫn ngang nhiên tồn tại ở Bình Thạnh? - Hình 3

Các quán Cà phê bờ sông, Cà phê Relax Garden, Quán 007, nằm cùng cụm địa chỉ 12A Khu Dầu khí Thanh Đa, P27, Q Bình ThạnhNhững dòng sông đang bị bức hại- Bài 3: Những công trình lấn sông vẫn ngang nhiên tồn tại ở Bình Thạnh? - Hình 4

Cụm quán nêu trên nhìn từ dưới sông lên

Ông Sinh, một người dân sống tại phường 27, quận Bình Thạnh, vẫn nhớ như in vụ sạt lở cánh đây vài năm, ông cho biết: “Mấy năm trước, quán Hoàng Ty 1 bị sạt lở khiến 2 người chết, rồi 2 năm sau cũng sạt lở cuốn trôi 3 căn nhà cùng hàng ngàn mét vuông đất. Cứ vào mùa mưa là chúng tôi lạo nơm nớp lo sợ…”.

Dù vị trí quán Hoàng Ty đã từng bị sạt lở gây chết người nhưng hiện nay khu vực này vẫn vô tư hoạt động với lượng khách đông đúc cùng với nguyên cả gian nhà hàng nằm trên mặt sông.

Những dòng sông đang bị bức hại- Bài 3: Những công trình lấn sông vẫn ngang nhiên tồn tại ở Bình Thạnh? - Hình 5

Quán ăn Hoàng Ty 1

Một công trình lấn sông khá rõ ràng và điểm hình nữa tại khu vực này mà chúng tôi ghi nhận được đó là nhà hàng Asam Xưa (319/30 Bình Quới, P28, Q Bình Thạnh). Nhìn từ phía dòng sông lên, thì nhà hàng này nằm nổi bật trên mặt nước dù khu vực này cũng là nơi thường xuyên có cảnh báo sạt lở tuy nhiên đây lại là điểm đến ưa thích của nhiều quan khách.

Những dòng sông đang bị bức hại- Bài 3: Những công trình lấn sông vẫn ngang nhiên tồn tại ở Bình Thạnh? - Hình 6

Nhà hàng Asam xưa: 319/30 Bình Quới, P28, Q Bình Thạnh

Có phớt lờ chỉ đạo của UBND Thành phố?

Tình trạng lấn chiếm sông, kênh, rạch để xây cất nhà hàng, quán nhậu, quán cà phê diễn ra ồ ạt tại TPHCM trong thời gian qua, đặc biệt là tại quận Bình Thạnh đã tác động xấu đến môi trường sinh thái, thu hẹp dòng chảy và đe dọa đến tính mạng con người... Thế nhưng, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm này của chính quyền địa phương và ngành chức năng lại kém hiệu quả, thiếu quyết liệt, thậm chí có biểu hiện dung túng, tiếp tay cho vi phạm kéo dài.

Thiết nghĩ nếu các vi phạm này không sớm được ngăn chặn, không chỉ các dòng song bị bức tử mà tính mạng người dân bị đe dọa. Vì mỗi ngày một lượng lớn rác thải được xả trực tiếp xuống sông  gây ô nhiễm môi trường, dòng chảy bị thu hẹp hoặc bị nắn dòng tao nên các vùng xoáy gây xói mòn…

Những dòng sông đang bị bức hại- Bài 3: Những công trình lấn sông vẫn ngang nhiên tồn tại ở Bình Thạnh? - Hình 7

Hai bên bờ sông khu vực chảy qua Thanh Đa thường xuyên bị sạt lở.

Trước đó vào thời điểm tháng 5/2018, khi tình trạng ngập úng diễn ra nghiêm trọng trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến chủ trì buổi họp giao nhiệm vụ xử lý các điểm lấn chiếm, xâm hại hệ thống kênh, rạch, cống thoát nước rất cụ thể. Tại cuộc họp và trong thông báo của Văn phòng UBND TP sau đó đã nhấn mạnh: chủ tịch UBND các quận, huyện phải giải quyết dứt điểm, triệt để các vụ lấn chiếm kênh rạch và chịu trách nhiệm trước UBND TP nếu không hoàn thành nhiệm vụ này trong năm 2018.

Lúc này, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM (viết tắt là Trung tâm chống ngập) xác định trên toàn thành phố có khoảng 70 kênh, rạch (không có chức năng giao thông thủy, chỉ có chức năng thoát nước) bị lấn chiếm. Song, đến nay nhiều địa điểm vi phạm vẫn tồn tại, thậm chí có địa phương còn phát sinh mới.

Mới đây nhất, vào cuối tháng 7/2019, một lần nữa UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng sẽ phối hợp với UBND các quận, huyện xử lý các công trình, nhà ở xây dựng lấn chiếm cửa xả, hố ga thoát nước và hệ thống sông kênh rạch trên địa bàn Thành phố. Theo đó, các Sở, ngành và UBND các quận, huyện cần tập trung vào các công trình trọng điểm có phương án giải phóng mặt bằng, giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc để triển khai nhanh các dự án nạo vét, cải tạo kênh rạch, khơi thông dòng chảy trên địa bàn.

UBND các quận, huyện cần tuyên truyền, vận động các hộ dân lưu chứa và giao rác cho đơn vị thu gom đúng thời gian quy định; nhân rộng các mô hình, giải pháp hiệu quả có tính chung cho các địa phương thực hiện; có giải pháp hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa; tăng cường phát huy, duy trì các mô hình, giải pháp đã thực hiện có hiệu quả; ngăn chặn nguồn xả thải ô nhiễm xuống kênh rạch; không để tái lấn chiếm và gây ô nhiễm hành lang sông, kênh rạch; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm hành chính về vệ sinh môi trường nơi công cộng tại địa phương.

Những dòng sông đang bị bức hại- Bài 3: Những công trình lấn sông vẫn ngang nhiên tồn tại ở Bình Thạnh? - Hình 8

Một công trình lấn sông đang được xây dựng mới công khai và ngang nhiên tại chân cầu Bình Lợi, ai cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng sao chính quyền quận Bình Thạnh không thấy?

Quyết tâm và chỉ đạo của UBND thành phố cụ thể như thế, nhưng không hiểu sao tại quận Bình Thạnh trong thời gian qua tình hình này hầu như không hề được cải thiện. Ngay cả những khảo sát, ghi nhận thực tế của PV về tình trạng lấn sông, kênh rạch, vi phạm an toàn hành lang bờ sông hiện nay trên địa bàn quận Bình Thạnh đã được gửi về UBND các phường trực thuộc và chính UBND quận Bình Thạnh đến nay đã gần 2 tháng nhưng vẫn chưa nhận được bất cứ sự phản hồi nào từ phía chính quyền của địa phương.

Có lẽ vì công việc, công vụ quá bận rộn nên không có thời gian để xác minh trả lời báo chí, hay có bàn tay, thế lực nào đó đang can thiệp, bao che mà khiến UBND quận Bình Thạnh phớt lờ những chỉ đạo của cấp trên bỏ mặc những đoạn sông, kênh rạch chảy qua địa phương mình đang từng ngày bị ô nhiễm, sạt lở?

THCL sẽ tiếp tục làm rõ và thông tin đến bạn đọc.

Lê Vũ – Bảo Trần

 

 

Bài liên quan

Tin mới

Thanh Hóa thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc
Thanh Hóa thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 1528/QĐ-UBND, về việc thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc.

Tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024
Tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

Thực hiện Đề án “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025”, trong 2 ngày 19 và 20/4, Liên đoàn Lao động huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024 cho đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra tiến độ và động viên cán bộ, công nhân thi công dự án đường dây 500kV mạch 3
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra tiến độ và động viên cán bộ, công nhân thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Sáng 20/4, ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa đã đi kiểm tra tiến độ và động viên cán bộ, công nhân thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 tại 2 huyện: Nga Sơn và Hậu Lộc.

Tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh
Tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh

Ngày 20/4, Cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái vừa tổ chức tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường kiểm tra một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng được bày bán kinh doanh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.

Nhiều đường bay nội địa có tỷ lệ đặt chỗ cao và kín chỗ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Nhiều đường bay nội địa có tỷ lệ đặt chỗ cao và kín chỗ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Các chuyến bay từ hai thành phố trung tâm ở hai đầu đất nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến các địa phương có tỷ lệ đặt chỗ cao trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.