Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nơi đào tạo công nhân kỹ thuật điện miền Bắc

Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc (tiền thân là Trường Công nhân Kỹ thuật điện) được thành lập năm 1967. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đến nay, Trường đã trở thành một trong những cơ sở đào tạo nghề uy tín hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực kỹ thuật điện.

Cơ hội bứt phá, khẳng định thương hiệu

Giai đoạn 1967 - 1997, là chặng đường đầy chông gai, thách thức, nhưng với tinh thần đoàn kết và sự nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh, Nhà trường đã từng bước vượt qua và trưởng thành. Đặc biệt, trong giai đoạn 10 năm (1987 - 1997), nhà trường đã xây dựng được thương hiệu, uy tín cho riêng mình: “Thầy ra thầy, trò ra trò”; chất lượng giáo viên, học sinh ngày càng được nâng cao; cơ sở vật chất từng bước được bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu đào tạo công nhân chuyên ngành kỹ thuật điện cho xã hội và DN.

Trường Cao đẳng nghề Điện, giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020, với mục tiêu “Phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao tại Việt Nam và khu vực ASEAN; cung cấp dịch vụ đào tạo đa ngành, đa hệ có chất lượng cao, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và xuất khẩu lao động, tạo cơ hội học tập thuận lợi suốt đời cho mọi đối tượng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và xã hội”.

Việc nâng cấp thành trường cao đẳng - đã mở ra một chương mới cho Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc, bởi với chức năng, nhiệm vụ mới, cùng với sự hỗ trợ thiết thực của EVN, cơ hội để Trường bứt phá, khẳng định thương hiệu ngày càng rõ nét hơn.

Hàng loạt giải pháp được lãnh đạo Nhà trường triển khai, trong đó, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, học sinh sinh viên, thông qua việc tuyển dụng, tuyển sinh, đảm bảo số lượng và chất lượng chuyên môn; chú trọng đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật trực tiếp phục vụ các ngành nghề đang có nhu cầu cao, như: Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp; vận hành, sửa chữa lò hơi và tuabin; thí nghiệm điện, đo lường điện, các nghề về cơ khí; quản lý, kinh doanh điện, quản lý điện nông thôn, lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp… Nhà trường đã đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung nâng cấp trang thiết bị, nhà xưởng, xây dựng mới và rà soát hiệu chỉnh các chương trình, giáo trình dạy nghề...

Nơi đào tạo công nhân kỹ thuật điện miền Bắc - Hình 1

Bài học thực hành

Đó là những yếu tố quyết định đến việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Nhà trường. Học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và điều quan trọng là giúp cho người học có khả năng tìm được việc làm ngay sau khi ra trường, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Trong sự nghiệp phát triển ngành điện lực Việt Nam, lực lượng lao động, đặc biệt là lao động trực tiếp có chuyên môn kỹ thuật luôn đóng vai trò quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu đó, 50 năm qua, với chức năng chính là đào tạo học sinh nghề kỹ thuật điện cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cho xã hội và các DN sản xuất, kinh doanh điện năng, Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc đã trải qua nhiều bước thăng trầm, vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn, thách thức; đã đào tạo được trên 45.000 lao động chuyên ngành kỹ thuật điện chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ

Bên cạnh đó, Trường đặc biệt quan tâm tới việc khuyến khích các thầy cô giáo đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào thực tiễn giảng dạy; xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề, lồng ghép công tác kiểm tra, sát hạch với các cuộc thi nâng bậc, thi giáo viên giỏi để nâng cao trình độ. Nhà trường thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề nhằm nâng cao năng lực sư phạm, kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ giáo viên.

Mặt khác, tổ chức các hoạt động liên kết chặt chẽ với các DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong quá trình đào tạo… Trong đó, Trường đã mở nhiều lớp đào tạo công nhân kỹ thuật cho các đơn vị: Công ty Truyền tải điện 1; Tổng công ty Điện lực miền Bắc; Tổng công ty Điện lực Hà Nội, Công ty TOYOTA Việt Nam; Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng, Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh; các công ty điện lực, các nhà máy và trạm thủy điện…

Trường đã có hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học - công nghệ các cấp và ứng dụng vào thực tế, đem lại hiệu quả cao; trường có 5 giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc, hàng năm có 2 - 4 giáo viên giỏi cấp thành phố, 20 - 23 giáo viên giỏi cấp trường; tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt 98,5% - 98,9%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt từ 97,6% - 99,3%.

Năm 2008, Nhà trường là một trong 8 trường đào tạo nghề đầu tiên của cả nước được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề. Năm 2013, Nhà trường thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề lần thứ 2 và cũng đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.

Ngoài việc đảm bảo ổn định và nâng cao thu nhập của các thầy cô giáo, với sự hỗ trợ của EVN, Trường đã đầu tư xây dựng hoàn thiện trụ sở làm việc, phòng học, phòng thực hành, khu ký túc xá, nhà ăn tập thể, xây dựng cảnh quan môi trường tại 2 cơ sở I và II.

Nơi đào tạo công nhân kỹ thuật điện miền Bắc - Hình 2

Giờ học thực hành

Với sự giúp đỡ của EVN, hiện nay, Trường đã có khu giảng đường, hội trường và phòng học với khoảng 3.700 m2; hơn 7.400 m2 phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và khu thực tập ngoài trời, trạm biến áp 110 kV; 1.200 m2 trụ sở làm việc của cán bộ, giáo viên; gần 8.000 m2 ký túc xá cho học sinh, sinh viên, 2 khu nhà ở cho các học viên về huấn luyện được trang bị đầy đủ tivi, điều hòa, bình nóng lạnh… Trong đó, đã xây dựng được nhà ăn tập thể, đảm bảo hệ thống điện, nước sạch, tổ chức tốt các dịch vụ tại chỗ như căng tin, lắp đặt hệ thống mạng Internet, điện thoại… đáp ứng nhu cầu của học sinh, sinh viên, hạn chế tiêu cực thâm nhập trong học đường.

Bước tiến vượt bậc về chất và lượng

Năm 2017, Nhà trường chính thức chuyển từ trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam về trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc và đổi tên thành Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc theo Quyết định số 695/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kể từ ngày 18/5/2017.

Từ một cơ sở đào tạo thiếu thốn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên yếu về chuyên môn, nội dung đào tạo nghèo nàn, chất lượng học sinh chưa cao…, sau 50 năm phấn đấu vì sự nghiệp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc đã có bước tiến vượt bậc cả về chất và lượng, khẳng định được thương hiệu là trường đào tạo nghề kỹ thuật điện hàng đầu và duy nhất ở Việt Nam.

Với mục tiêu “Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của EVN, của TP. Hà Nội và các DN, thành phần kinh tế, các địa bàn, khu vực kinh tế khác trên phạm vi toàn quốc, góp phần thực hiện công cuộc CNH, HĐH đất nước, thực hiện đào tạo đa ngành, đa cấp theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá đào tạo”, nhà trường đang tập trung thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau.

Phấn đấu xây dựng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc có vị thế và uy tín trong hệ thống giáo dục dạy nghề Việt Nam. Trong đó, có 2 nghề đào tạo đạt tiêu chuẩn nghề trọng điểm khu vực và thế giới, 1 nghề trọng điểm cấp quốc gia; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao về các nghề ở cả 3 cấp: cao đẳng, trung cấp và sơ cấp.

Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, quản lý cả về quy mô, trình độ và cơ cấu, đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận thuộc diện quy hoạch (đã trình Tổng công ty Điện lực miền Bắc); kết hợp chặt chẽ đào tạo và dịch vụ để đa dạng hóa và tăng tỷ trọng nguồn thu; từng bước hoàn chỉnh cơ cấu các phòng, khoa, trung tâm nghiên cứu và cơ chế quản lý.

Thực hiện tốt mô hình hợp tác với các cơ sở nghiên cứu và sản xuất trong nước nhằm tăng cường điều kiện và năng lực thực tập và đào tạo thực hành, đào tạo theo nhu cầu Tổng công ty Điện lực miền Bắc và xã hội; mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, để đào tạo cán bộ, giáo viên, đồng thời đẩy mạnh và nâng cao vị thế quốc tế của Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc; nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, giáo viên và công nhân viên, xây dựng môi trường học tập, thực hành giàu tính nhân văn, xây dựng ý thức tự hào và trách nhiệm, tinh thần đoàn kết nhất trí của cán bộ và học sinh, sinh viên đối với sự nghiệp phát triển Nhà trường; phấn đấu giữ vững đạt kiểm định chất lượng dạy nghề trong kỳ kiểm định tiếp theo. Phấn đấu hàng năm đạt Trường “Tiên tiến xuất sắc”; “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu”; Công đoàn và Đoàn Thanh niên đạt danh hiệu xuất sắc…

Với những kết quả đã đạt được trong gần nửa thế kỷ nỗ lực phấn đấu, tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh Nhà trường đã được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động; Huân chương Chiến công; nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, các bộ, ngành và TP. Hà Nội. Đặc biệt, năm 2012, trong dịp Kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, nhà trường đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba.

Nhà giáo Ưu tú, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nguyễn Bình Minh 

Bài liên quan

Tin mới

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn
Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn

Liên quan đến vụ việc lật thuyền do dông lốc tại khu vực Sông Chanh, thị xã Quảng Yên vào ngày 25/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp yêu cầu tiếp tục mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn.

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.