Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ô nhiễm môi trường tại huyện Hoài Đức (Hà Nội): “Bài toán” vẫn chưa có lời giải?

Nhiều năm qua, tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại nhiều con kênh, dòng sông trên địa bàn huyện Hoài Đức vẫn chưa được cơ quan chức năng đưa ra biện pháp hạn chế, xử lý triệt để...

Ô nhiễm môi trường tại huyện Hoài Đức (Hà Nội): “Bài toán” vẫn chưa có lời giải? - Hình 1

Cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp hạn chế, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các kênh, sông trên địa bàn huyện Hoài Đức

Theo kế hoạch, UBND TP. Hà Nội đang lập đề án, trình xin ý kiến Chính phủ cho phép đưa 4 huyện ngoại thành lên quận vào năm 2020. Trong số đó, huyện Hoài Đức được nhiều chuyên gia đánh giá có triển vọng hơn hẳn khi đáp ứng gần đủ các chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ quy định.

Qua đó, toàn huyện Hoài Đức đã đạt được 5/6 tiêu chí trong nhóm chỉ số phát triển kinh tế - xã hội, 14/21 tiêu chí trong nhóm chỉ số về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của tiêu chí quận. Đối với các xã, thị trấn cơ bản đều đạt từ 6 đến 13/15 tiêu chí phường. Tuy nhiên, việc đề ra các tiêu chí đều mang ý nghĩa đan xen, bổ trợ cho nhau nhằm hình thành một khu vực phát triển bên vững về mọi mặt sau khi lên quận.

Cụ thể, Hoài Đức là huyện có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 91,7%, so với tiêu chuẩn thì đây là tiêu chí đủ điều kiện. Tuy nhiên, chính vì người lao động sản xuất nông nghiệp chiểm tỷ lệ ít đồng nghĩa với việc nhiều làng nghề được hình thành, khu công nghiệp mọc lên tràn lan.

Việc tập trung nhiều làng nghề gây hệ lụy về môi trường điển hình như các con kênh, dòng sông trên địa bàn huyện đang bị ô nhiễm trầm trọng nhiều năm qua. Đây là hệ quả của việc sản xuất tự phát, không có hệ thống xử lý nước thải tại các làng nghề như: Dương Liễu, Minh Khai, Sơn  Đồng…

Nhìn chung, hệ thống tiêu thoát nước chung của huyện chưa được quy hoạch và triển khai xây dựng đồng bộ, nguy cơ gây úng ngập các khu dân cư, tiêu thoát nước, ảnh hưởng vệ sinh môi trường giữa các đô thị mới và khu dân cư hiện trạng.

Ô nhiễm môi trường tại huyện Hoài Đức (Hà Nội): “Bài toán” vẫn chưa có lời giải? - Hình 2Ô nhiễm môi trường tại huyện Hoài Đức (Hà Nội): “Bài toán” vẫn chưa có lời giải? - Hình 2

Cận cảnh khu vực kênh T2-7 đang bị nhiều doanh nghiệp bên trong Cụm CN Di Trạch bức tử nhiều năm qua

Theo khảo sát của phóng viên, tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Hoài Đức đang là vấn nạn chưa có lời giải. Nổi cộm như dòng sông Đáy, nơi mà các làng nghề đày đọa nhiều năm qua. Đa phần các làng nghề  trong quá trình sản xuất đều xả thải trực tiếp ra môi trường mà chưa có đầy đủ hệ thống xử lý nước thải. Hệ quả đã làm cho dòng sông Đáy bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án, biện pháp để xử lý dứt điểm?

Tương tự, tại kênh T2-7 hiện đang có gần 20 doanh nghiệp ngày đêm xả thải trực làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân sinh sống trên địa bàn xã Di Trạch. Màu nước đen ngòm, bề mặt nổi váng dầu, bọt…, khiến nhiều người đi qua phải bịt mũi vì bốc mùi hôi thối. Còn trước mặt Cụm công nghiệp là tuyến đường 422B, mương nước cũng bị ô nhiễm nặng không kém kênh T2-7.

Trao đổi với phóng viên, đại diện xã  Di Trạch cho biết: “Tại Cụm CN Di Trạch, có 18 đơn vị đang hoạt động, trong đó có các đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như sơn, sản xuất miến... Mặc dù Cụm CN có hệ thống xả thải nhưng nhiều doanh nghiệp không thông qua mà trực tiếp xả nước thải ra kênh T2-7.

Về mặt quản lý, UBND xã không có thẩm quyền bởi không xác định được mức độ ô nhiễm để xử phạt. Xã đã báo cáo lên huyện về tình trạng trên. Tuy nhiên, huyện cũng chưa tiến hành xử phạt đơn vị nào, bởi lẽ các đơn vị này cũng mới đi vào hoạt động. Quan điểm của xã là tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển kinh tế nhưng không phải vì thế mà làm ảnh hưởng đến môi trường”.

Theo nhận định của các chuyên gia bất động sản, việc Hà Nội sớm đưa 4 huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào năm 2020 cần có sự tính toán và cân nhắc rất thận trọng, đặc biệt cần có cái nhìn tổng thể, bài học kinh nghiệm từ những lần trước đây, khi Hà Nội đẩy mạnh đô thị hóa.

Việc chuyển đổi từ huyện lên quận sẽ được quy hoạch lại, sẽ được đầu tư nhiều hơn vào hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của địa phương đó theo tiêu chuẩn đô thị hóa. Việc đầu tư này sẽ làm nâng giá trị và chất lượng sống của cư dân tại địa phương, nhằm thu hút các nhà đầu tư, dẫn đến làm tăng giá trị đất đai và nhà ở tại đây.

Tuy nhiên, trên thực tế tại 4 huyện trên, chúng ta chưa thấy có nhiều sự đầu tư vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các khu dân cư chưa có nhiều dự án hạ tầng xã hội như trường, trạm, các trung tâm thương mại, trung tâm văn hóa thể thao, vui chơi giải trí. Thực tế, vẫn còn hàng loạt dự án trong tình trạng đang dừng tiến độ, chưa thi công… mà có lẽ kém nhất phải kể đến là địa bàn huyện Hoài Đức.

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Huy Trung

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%
Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Định, từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2024 vẫn tăng 17,3%. Với kết quả trên, ngành Công Thương tỉnh xác định: Phấn đấu trong tháng 5/2024 sẽ đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%...

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.