Các nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ - Ảnh: Reuters.
Theo tin từ Reuters, cổ phiếu tài chính nhận được cú huých từ các báo cáo kết quả kinh doanh khả quan. Trong khi đó, nhóm năng lượng tăng 1,6% sau khi Mỹ tái áp các biện pháp trừng phạt lên ngành dầu lửa Iran.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm xuống giúp nâng giá các nhóm cổ phiếu phòng thủ như bất động sản, dịch vụ tiện ích và hàng tiêu dùng thiết yếu - vốn là những nhóm nhạy cảm với lãi suất tăng.
Theo một số nhà giao dịch, sự tăng giá của các nhóm cổ phiếu này cho thấy tâm lý thị trường đang có đôi chút lo sợ. "Bất kỳ khi nào cổ phiếu phòng hộ tăng giá, trên thị trường có nỗi sợ hãi", nhà quản lý danh mục cấp cao thuộc Fort Pitt Capital Group nhận định, nhấn mạnh lệnh trừng phạt Iran và cuộc bầu cử Mỹ ngày 6/11.
"Không ai biết điều gì sẽ xảy ra trong cuộc bầu cử vào ngày thứ Ba, và điều đó sẽ có ảnh hưởng trong mấy năm tới, nên mọi người tìm đến sự an toàn", ông Forrest nói.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy nhiều khả năng Đảng Cộng hòa của Tổng thống Donald Trump sẽ giữ được quyền kiểm soát Thượng viện, nhưng sẽ để mất quyền kiểm soát Hạ viện vào tay Đảng Dân chủ. Việc phe Cộng hòa mất quyền kiểm soát Hạ viện có thể đặt ra những rào cản đối với các chính sách giúp tăng trưởng kinh tế của ông Trump - một nhân tố giữ vai trò chủ đạo trong sự tăng điểm của chứng khoán Mỹ kể từ cuộc bầu cử 2016.
Tuy nhiên, theo ông Mark Luschini, chiến lược gia đầu tư trưởng của Janney Montgomery Scott, cho rằng việc S&P tăng điểm một ngày trước bầu cử có thể là một dấu hiệu cho thấy nhiều nhà đầu tư đang lạc quan rằng kết quả bỏ phiếu "sẽ thân thiện với kinh doanh".
Lúc đóng cửa, Dow Jones tăng 0,76%, đạt 25.461,7 điểm. S&P tăng 0,56%, đạt 2.738,31 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 0,38%, còn 7.328,85 điểm.
Nhóm cổ phiếu bất động sản tăng 1,7%, mạnh nhất trong số 11 nhóm cổ phiếu ngành chính của S&P. Nhóm dịch vụ tiện ích tăng 1,4%, còn nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu tăng 1,2%.
Cổ phiếu tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett tăng 5%, tạo cú huých mạnh mẽ nhất cho nhóm tài chính, sau khi tập đoàn này công bố lợi nhuận quý 3 tăng gấp đôi.
Cổ phiếu Apple sụt 2,8%, trở thành nguồn áp lực giảm mạnh nhất đối với chỉ số Nasdaq, sau khi tờ báo Nhật Bản Nikkei nói rằng Apple dừng kế hoạch bổ sung thêm dây chuyền sản xuất chiếc điện thoại iPhone XR.
Như vậy, cổ phiếu Apple đã có chuỗi hai phiên giảm mạnh nhất từ năm 2013. Hôm thứ Sáu, cổ phiếu này sụt 6,6% sau khi công ty đưa ra dự báo gây thất vọng về doanh thu quý 4.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng đang chờ cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ kéo dài hai ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu vào ngày thứ Tư. FED được dự báo không nâng lãi suất trong lần họp này, nhưng có thể sẽ phát tín hiệu về việc tiếp tục nâng lãi suất trong thời gian tới, xét đến loạt dữ liệu kinh tế khả quan gần đây của Mỹ.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu tăng giá nhiều gấp 1,8 lần số mã giảm. Trên sàn Nasdaq, số mã giảm nhiều gấp 1,13 lần số mã tăng.
Giới giao dịch ở Phố Wall chuyển nhượng tổng cộng 7,07 tỷ cổ phiếu phiên này, so với mức bình quân 8,76 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Theo Vneconomy
S&P tăng điểm nhờ cổ phiếu tài chính, năng lượng
Tuy nhiên, mức tăng bị hạn chế bởi sự thận trọng của nhà đầu tư trước khi Mỹ bước vào cuộc bầu cử Quốc hội...
Các nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ - Ảnh: Reuters.
Hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, nhờ sự đi lên của các nhóm cổ phiếu tài chính, năng lượng và phòng thủ. Tuy nhiên, mức tăng bị hạn chế bởi sự thận trọng của nhà đầu tư trước khi Mỹ bước vào cuộc bầu cử Quốc hội.
Theo tin từ Reuters, cổ phiếu tài chính nhận được cú huých từ các báo cáo kết quả kinh doanh khả quan. Trong khi đó, nhóm năng lượng tăng 1,6% sau khi Mỹ tái áp các biện pháp trừng phạt lên ngành dầu lửa Iran.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm xuống giúp nâng giá các nhóm cổ phiếu phòng thủ như bất động sản, dịch vụ tiện ích và hàng tiêu dùng thiết yếu - vốn là những nhóm nhạy cảm với lãi suất tăng.
Theo một số nhà giao dịch, sự tăng giá của các nhóm cổ phiếu này cho thấy tâm lý thị trường đang có đôi chút lo sợ. "Bất kỳ khi nào cổ phiếu phòng hộ tăng giá, trên thị trường có nỗi sợ hãi", nhà quản lý danh mục cấp cao thuộc Fort Pitt Capital Group nhận định, nhấn mạnh lệnh trừng phạt Iran và cuộc bầu cử Mỹ ngày 6/11.
"Không ai biết điều gì sẽ xảy ra trong cuộc bầu cử vào ngày thứ Ba, và điều đó sẽ có ảnh hưởng trong mấy năm tới, nên mọi người tìm đến sự an toàn", ông Forrest nói.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy nhiều khả năng Đảng Cộng hòa của Tổng thống Donald Trump sẽ giữ được quyền kiểm soát Thượng viện, nhưng sẽ để mất quyền kiểm soát Hạ viện vào tay Đảng Dân chủ. Việc phe Cộng hòa mất quyền kiểm soát Hạ viện có thể đặt ra những rào cản đối với các chính sách giúp tăng trưởng kinh tế của ông Trump - một nhân tố giữ vai trò chủ đạo trong sự tăng điểm của chứng khoán Mỹ kể từ cuộc bầu cử 2016.
Tuy nhiên, theo ông Mark Luschini, chiến lược gia đầu tư trưởng của Janney Montgomery Scott, cho rằng việc S&P tăng điểm một ngày trước bầu cử có thể là một dấu hiệu cho thấy nhiều nhà đầu tư đang lạc quan rằng kết quả bỏ phiếu "sẽ thân thiện với kinh doanh".
Lúc đóng cửa, Dow Jones tăng 0,76%, đạt 25.461,7 điểm. S&P tăng 0,56%, đạt 2.738,31 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 0,38%, còn 7.328,85 điểm.
Nhóm cổ phiếu bất động sản tăng 1,7%, mạnh nhất trong số 11 nhóm cổ phiếu ngành chính của S&P. Nhóm dịch vụ tiện ích tăng 1,4%, còn nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu tăng 1,2%.
Cổ phiếu tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett tăng 5%, tạo cú huých mạnh mẽ nhất cho nhóm tài chính, sau khi tập đoàn này công bố lợi nhuận quý 3 tăng gấp đôi.
Cổ phiếu Apple sụt 2,8%, trở thành nguồn áp lực giảm mạnh nhất đối với chỉ số Nasdaq, sau khi tờ báo Nhật Bản Nikkei nói rằng Apple dừng kế hoạch bổ sung thêm dây chuyền sản xuất chiếc điện thoại iPhone XR.
Như vậy, cổ phiếu Apple đã có chuỗi hai phiên giảm mạnh nhất từ năm 2013. Hôm thứ Sáu, cổ phiếu này sụt 6,6% sau khi công ty đưa ra dự báo gây thất vọng về doanh thu quý 4.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng đang chờ cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ kéo dài hai ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu vào ngày thứ Tư. FED được dự báo không nâng lãi suất trong lần họp này, nhưng có thể sẽ phát tín hiệu về việc tiếp tục nâng lãi suất trong thời gian tới, xét đến loạt dữ liệu kinh tế khả quan gần đây của Mỹ.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu tăng giá nhiều gấp 1,8 lần số mã giảm. Trên sàn Nasdaq, số mã giảm nhiều gấp 1,13 lần số mã tăng.
Giới giao dịch ở Phố Wall chuyển nhượng tổng cộng 7,07 tỷ cổ phiếu phiên này, so với mức bình quân 8,76 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.