Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa: Lạ lùng chuyện BOT trên dòng sông Mã, bắt con Cua, con Cáy cũng phải nộp phí?

Câu chuyện tưởng như đùa lại tồn tại nhiều năm trên dòng sông Mã đoạn chạy xã Hoằng Phượng, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) khi chính quyền xã này ký hợp đồng cho một hộ dân được độc quyền khai thác nguồn lời thủy hải sản. Sự việc gây phẫn nộ cho nhiều người dân trên địa bàn khi xuống bắt con Cua, con Cáy... về ăn cũng đều phải nộp phí?

Cho dân xuống sông bắt cua, cáy là thuộc thẩm quyền của ông Quý

Khi mới nhận được thông tin về sự việc trên, bản thân chúng tôi cũng hết sức ngỡ ngàng về sự việc tưởng chừng như BOT của dòng sông lạ lùng đến vậy, nhưng khi làm việc trực tiếp với ông Đào Ngọc Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Phượng thì ông này thừa nhận sự việc trên có thật và cách ông này giải thích về sự việc trên: “Từ nhiều năm trước tại thôn 1 có bãi cát nổi ở giữa sông, xã giao cho hộ ông Lương Quốc Quý tại thôn 6, trông coi và ngăn cản tàu thuyền vào hút trộm cát. Đồng thời cũng cho hộ dân này độc quyền khai thác và đánh bắt thủy hải sản trên dòng sông Mã, đoạn chạy qua địa phận xã. Năm 2017, UBND xã Hoằng Phượng ký hợp đồng có thời gian 5 năm với ông Quý, ngoài việc phải trông coi và ngăn cản tàu lạ đến hút trộm cát, hộ ông Quý còn phải nộp lại cho ngân sách xã hàng năm là 5.000.000 đồng. Sau khi ông Quý ký hợp đồng thì được toàn quyền khai thác và đánh bắt cua, cáy trên đoạn sông chảy qua địa bàn xã. Nên người dân không thể đến đoạn sông đó để đánh bắt, nếu ai muốn đánh bắt thì phải thông qua hộ ông Quý cho mới được đánh bắt, vì xã đã cho hộ ông ấy thuê thầu. Việc có cho dân xuống sông bắt cua, cáy hay không là thuộc thẩm quyền của ông Quý, xã không được can thiệp. Nội dung này xã có sai sót là đã cho ông Quý thuê thầu nhưng không thông báo rộng rãi cho bà con trong xã được biết”.

Thanh Hóa: Lạ lùng chuyện BOT trên dòng sông Mã, bắt con Cua, con Cáy cũng phải nộp phí? - Hình 1

Sông Mã đoạn chảy qua xã Hoằng Phượng nơi muốn đánh bắt cá, tôm, Cua, Cáy phải thông qua ông Quý

Có lẽ vì được chính quyền xã trao cho thứ quyền lực độc quyền kia, mà theo phản ánh thì nhiều người dân xã Hoằng Phượng thì những thuyền chài muốn đánh bắt tôm, cá, cua cáy... tại sông Mã đoạn qua xã thì phải nộp phí cho ông Quý kể cả người dân địa phương. Phương thức thu có thể trả bằng tiền mặt hoặc sản phẩm mà họ đánh bắt được. Nếu ai không thực hiện theo yêu cầu đều bị đe dọa, thách thức, sẵn sàng thuê người dùng vũ lực để dằn mặt?

 Dằn mặt khi không tuân thủ “luật BOT”

Thông tin từ phía người dân địa phương, thời điểm giá thành của con Cáy khoảng 80.000 đồng/kg, nguồn lợi từ việc thu phí mỗi ngày từ 5 - 7 triệu đồng, đó cũng chính là điều ông Quý không muốn chia sẻ với ai. Nhiều người dân hoàn cảnh khó khăn bắt được vài con cáy về ăn, cũng bị ông giành giật và đổ ra đường, dùng chân giẫm đạp khiến nhiều người phẫn nộ.

“Ngày 6/9/2017, chồng và con trai tôi ra sông bắt vài con cáy về nấu canh, nhưng bị ông Quý cầm sẵn cây gậy đứng trên bờ chửi bới. Hai bên có lời qua tiếng lại và ông Quý đã lao vào dùng gậy đánh liên tiếp vào người chồng tôi, chồng tôi đau quá kêu lên và con trai tôi đứng gần đó chạy lại cướp cây gậy và đánh trả ông Quý để cứu bố. Sông Mã là tài nguyên Quốc gia, chảy qua địa bàn nhiều huyện nhưng tại sao đến xã Hoằng Phượng lại có người “ngăn sông cấm chợ” như vậy. Nếu UBND xã cho ông Quý thuê thầu và độc quyền khai thác đánh bắt cua, cáy trên sông. Tại sao lại không thông báo trên loa truyền thanh xã để nhiều hộ dân chúng tôi được biết và tham gia thầu. Đến bây giờ tôi và nhiều người dân trong xã ra sông bắt cáy thì bị ông Quý lăng mạ, hành hung. Việc làm này của chính quyền xã là mập mờ, không công khai minh bạch” bà Nguyễn Thị Lan Phương (thôn 2, xã Hoằng Phượng) nói trong nước mắt.

Thanh Hóa: Lạ lùng chuyện BOT trên dòng sông Mã, bắt con Cua, con Cáy cũng phải nộp phí? - Hình 2

Bà Phương chia sẻ về việc chồng bà bị ông Quý hành hung khi xuống sông bắt Cáy về cải thiện bữa ăn 

Tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Kiên (thôn 1, xã Hoằng Phượng) nạn nhân liên quan sự trên. “Khoảng 22h ngày 10/11/2017, tôi lên bãi bồi ven sông bắt con cáy về để cải thiện bữa ăn, đến khoảng 23h30’ trên đường về đến dốc Nghè làng Vĩnh Gia ở thôn 1 thì có 3 người bịt mặt đón phục và dùng típ sắt, gậy tre đánh túi bụi vào đầu, mặt và tay chân làm tôi gục tại chỗ” anh Kiên bức xúc nói.

Trước khi gục xuống, tôi có phát hiện 3 người đánh tôi gồm: Ông Lê Ngọc Hợi thôn trưởng thôn 6 (ông Hợi là anh rể ông Lương Quốc Quý), anh Lê Ngọc Hùng (anh Hùng là bà con với ông Quý), anh Lương Quốc Tú (anh Tú là con trai ông Quý). Cả 3 người nói trên được ông Quý thuê trông coi, dọa nạt những người dân đến bắt cáy tại ven sông Mã. Sau đó sự việc đã được tôi trình báo đến chính quyền, nhưng không hiểu sao sự việc vẫn im lặng, ông Quý không hề bị cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật”.

Theo dư luận địa phương, ông Lương Quốc Quý có mối “quan hệ” khăng khít với lãnh đạo UBND xã Hoằng Phượng? Chính vì vậy, ông này được UBND xã ký hợp đồng cho thầu đất công ích, được tự do khai thác thủy hải sản trên bãi bồi ven sông Mã từ tháng 5/2017. Tổng diện tích được sử dụng khoảng 70.000 m2.

Báo Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Lê Nam – Nguyễn Thuấn

Bài liên quan

Tin mới

Gốm sứ Taicera (TCR) : Kết quả kinh doanh quý I/2024 với doanh thu giảm hơn 20% và lợi nhuận sau thuế âm
Gốm sứ Taicera (TCR) : Kết quả kinh doanh quý I/2024 với doanh thu giảm hơn 20% và lợi nhuận sau thuế âm

Công ty cổ phần công nghiệp gốm sứ Taicera (mã chứng khoán TCR) vừa có báo cáo giải trình về kết quả kinh doanh quý I/2024 với doanh thu giảm hơn 20% và lợi nhuận sau thuế âm.

Đà Nẵng: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp lễ 30/4 và 1/5.
Đà Nẵng: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp lễ 30/4 và 1/5.

Dự kiến, dịp lễ 30/4 và 1/5, lượng khách đến thành phố Đà Nẵng tăng mạnh. Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng thành lập 3 đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn. Đặc biệt, chợ truyền thống trên địa bàn toàn thành phố.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân và người có uy tín tiêu biểu
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân và người có uy tín tiêu biểu

Hướng tới kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, chiều 19/4, tại Trụ sở Chính phủ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt Đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiểu biểu.

BTL Vùng cảnh sát Biển 4 phổ biến nhiều quy định mới về  khai thác hải sản cho bà con ngư dân
BTL Vùng cảnh sát Biển 4 phổ biến nhiều quy định mới về  khai thác hải sản cho bà con ngư dân

Trong thời gian từ ngày 15 đến ngày 19/4, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 4 phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho bà con ngư dân tỉnh Kiên Giang.

Vinschool tuyển sinh khóa đầu tiên tại Phú Quốc
Vinschool tuyển sinh khóa đầu tiên tại Phú Quốc

Vinschool - Hệ thống giáo dục lớn nhất Việt Nam thuộc Tập đoàn Vingroup - bắt đầu tuyển sinh tại đảo ngọc Phú Quốc và dự kiến khai giảng khóa đầu tiên tại Phú Quốc vào tháng 8/2024. Nằm trong khuôn viên siêu quần thể Phú Quốc United Center, Vinschool Grand World Phú Quốc với đầy đủ các cấp học sẽ là “làn gió mới” đem chương trình giáo dục toàn diện nhất tới Thành phố đảo Ngọc.

Hồi ký 'Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử'
Hồi ký 'Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử'

Hồi ký “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp do cố nhà văn Hữu Mai thể hiện là một hiện thực rộng lớn gồm nhiều sự kiện, nhiều nhân vật, nhiều địa điểm, nhiều thời điểm khác nhau.