Quang cảnh Diễn đàn “Nhà quản lý- Nhà báo- Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường”Quang cảnh Diễn đàn “Nhà quản lý - Nhà báo - Doanh nghiệp với tài nguyên và môi trường” (Ảnh: Quốc Thịnh)

Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường dự và phát biểuÔng Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường dự và phát biểu tại diễn đàn (Ảnh: Quốc Thịnh)

Tham dự diễn đàn có: Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ông Trương Đức Trí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy BR-VT; Lãnh đạo: Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội Nhà báo Việt Nam và gần 200 đại biểu, đại diện cho các đơn vị: Tổng cục Quản lý Đất đai; Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 3; Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Lữ Đoàn 171- Bộ Tư lệnh vùng 2- Quân chủng Hải Quân; Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh: Long An, Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu; phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh truyền hình Trung ương và địa phương…

Quang cảnh Diễn đàn “Nhà quản lý- Nhà báo- Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường”Quang cảnh Diễn đàn “Nhà quản lý - Nhà báo - Doanh nghiệp với tài nguyên và môi trường” (Ảnh: Quốc Thịnh)

Phát biểu tại buổi diễn đàn, Tổng Biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường Hoàng Mạnh Hà nhấn mạnh: Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường hiện được coi là yếu tố sống còn đối với sinh tồn quốc gia và sinh kế dân tộc. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ để trở thành một nước công nghiệp hiện đại, nên không thể tránh khỏi những thách thức trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Diễn đàn “Nhà quản lý- Nhà báo- Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” được tổ chức thường niên nhằm hướng tới việc không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; hướng đến việc quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường bền vững, ứng phó với các diễn biến về biến đổi khí hậu.

Quang cảnh Diễn đàn “Nhà quản lý- Nhà báo- Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường”Quang cảnh Diễn đàn “Nhà quản lý - Nhà báo - Doanh nghiệp với tài nguyên và môi trường” (Ảnh: Quốc Thịnh)

Diễn đàn còn là cơ hội để các nhà quản lý, nhà báo, doanh nghiệp gắn kết, chia sẻ thông tin, chính sách, kinh nghiệm, tìm ra các giải pháp hiệu quả trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang diễn biến phức tạp, đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy, cơ sở sản xuất, khu dân cư…từ đó tìm ra tiếng nói chung, để cùng nhau phối hợp hành động. Diễn đàn còn góp phần hỗ trợ các nhà báo trang bị thêm kiến thức và tư duy về lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong quá trình tác nghiệp.

Quang cảnh Diễn đàn “Nhà quản lý- Nhà báo- Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường”Diễn đàn “Nhà quản lý- Nhà báo- Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” (Ảnh: Quốc Thịnh)

Phát biểu tại diễn đàn, Kiến Trúc sư - Nhà báo Phạm Thanh Tùng (Chánh Văn phòng Trung ương Hội Kiến trúc sư Việt Nam) đã cảnh báo thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở khắp nơi, Nhà báo Phạm Thanh Tùng cho biết: “Mỗi năm có hàng chục ngàn người Việt Nam bị tử vong do ô nhiễm môi trường. Trong đó, 2/3 tử vong do ô nhiễm không khí, gây thiệt hại kinh tế hơn 240 ngàn tỷ đồng, chiếm gần 5% GDP cả nước. chỉ tính riêng trong 10 năm, từ năm 2009 đến năm 2018, nạn cháy rừng đã tiêu hủy hơn 22 ngàn héc ta rừng, gây ô nhiễm một không gian rộng lớn bởi bụi mịn, khói, chất độc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng.

Đó là chưa kể hạ tầng kỹ thuật một số đô thị yếu kém, lạc hậu, dẫn đến nạn ách tắc giao thông ngập úng, môi trường sống bị ô nhiễm bởi tiếng ồn, tiếng gầm rú và khí thải bụi bẩn, bởi hàng hàng triệu xe ô tô, xe máy hàng ngày thải ra môi trường. Một số vùng nông thôn còn bị thiếu nước sạch sinh hoạt. Một số ngành sản xuất như caosu, phân bón, thuốc trừ sâu, khai khoáng, gây ô nhiễm, đe dọa cuộc sống của người dân…”

Kiến Trúc sư - Nhà báo Phạm Thanh Tùng (Chánh Văn phòng Trung ương Hội Kiến trúc sư Việt Nam) phát biểuKiến Trúc sư - Nhà báo Phạm Thanh Tùng (Chánh Văn phòng Trung ương Hội Kiến trúc sư Việt Nam) phát biểu tại diễn đàn (Ảnh: Quốc Thịnh)

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền – Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá: “Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn môi trường, đổi mới công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, phương thức quản lý để đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn một số cấp ủy Đảng, và chính quyền các cấp, nhận thức còn hạn chế, buông lỏng quản lý.

Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường, vì thế các doanh nghiệp cần phải có cách nhìn nhận và đánh giá đúng nhằm đưa ra các giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp bảo vệ môi trường gắn với tăng trưởng xanh. Việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái gắn với sản xuất kinh doanh giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường quốc tế và đảm bảo phát triển bền vững…”

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền – Ban Tuyên giáo Trung ươngBà Nguyễn Thị Thu Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền – Ban Tuyên giáo Trung ương  phát biểu (Ảnh: Quốc Thịnh)

Tiến sĩ Trương Đức Trí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trình bày tham luận: “Thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam và triển khai kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương” trong đó nhấn mạnh: “Vấn đề quản lý tổng hợp thống nhất biển và hải đảo đã được Trung ương đề cập trong nghị quyết số 36-NQ/TW. Đây là một trong những đổi mới rất quan trọng.

Qua đó, đặt ra 3 yêu cầu lớn là hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý; tiếp tục kiện toàn đổi mới tổ chức và vận hành hệ thống cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức thực hiện tốt 6 nhóm nội dung, giải pháp cụ thể, gồm: Quản trị biển và đại dương, quản lý vùng bờ, phát triển kinh tế biển, ven biển; nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển; xã hội gắn bó, thân thiện với biển; phát triển khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực biển; bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế…

Tiến sĩ Trương Đức Trí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trình bày tham luậnTiến sĩ Trương Đức Trí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trình bày tham luận (Ảnh: Quốc Thịnh)

Các doanh nghiệp: Hyosung Vina Chemicals Hàn Quốc, Công ty CP Thanh Bình Phú Mỹ, Chủ đầu tư Dự án KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3, Tập đoàn Novaland phát biểu về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của doanh nghiệp mình trong các khu công nghiệp, cũng như góp ý một số vấn đề về cơ chế chính sách tài nguyên môi trường đối với doanh nghiệp.

Cộng đồng các doanh nghiệp cơ bản nhất trí cần kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững. Bên cạnh đó, cần tập trung nỗ lực tham gia thực hiện một số các giải pháp như: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường phát triển kinh tế xã hội; chú trọng khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học; bảo vệ và cải thiện tài nguyên môi trường, đảm bảo mọi người dân được sống trong môi trường trong sạch và lành mạnh…

Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục quản lý đất đai phát biểuBà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục quản lý đất đai phát biểu tại diễn đàn (Ảnh: Quốc Thịnh)

Theo kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, toàn quốc có khoảng 274 khu công nghiệp, trong đó mới có 242 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 88,3%. Chỉ tiêu Chính phủ đặt ra là 89% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải. Hàng ngày, riêng nước thải sinh hoạt phát sinh ra môi trường là 7 triệu mét khối, nhưng thật sự năng lực xử lý trên toàn quốc chỉ đạt 14,5%, khoảng 85% nước thải sinh hoạt chưa xử lý được. Nước thải công nghiệp phát sinh khoảng 1 triệu mét khối... tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Nhà Sử học, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc phát biểu tại diễn đànNhà Sử học, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc phát biểu tại diễn đàn (Ảnh: Quốc Thịnh)

Thông qua diễn đàn, các đại biểu doanh nghiệp, các nhà báo, nhà quản lý đều thống nhất chung rằng: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, là sự kết hợp chặt chẽ giữa ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái.

Đề tài rác thải nhựa là một đề tài thực sự nóng hiện nay và báo chí khẳng định vai trò, trách nhiệm hết sức to lớn, quan trọng việc đồng hành cùng với các nhà quản lý, các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội trong cuộc chiến chống rác thải nhựa.

Sáng kiến phát động một cuộc thi viết với chủ đề “cùng giữ màu xanh của biển” được nêu ra nhằm khuyến khích và phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, nâng cao tính đại chúng của những ý tưởng, giải pháp, hành động về chống rác thải nhựa nói chung và rác thải nhựa đại dương nói riêng.

GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Hải phát biểu tại diễn đànGĐ Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Hải phát biểu tại diễn đàn (Ảnh: Quốc Thịnh)

Quang cảnh Diễn đànQuang cảnh diễn đàn (Ảnh: Quốc Thịnh) 

Quốc Thịnh