Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thương vụ thâu tóm Vinaconex: Người đi chợ và bàn tiệc?

Bản chất sự việc “thâu tóm” Vinaconex ngày càng được lộ diện, nhân tố Nguyễn Xuân Đông, chủ công ty An Quý Hưng chi hơn 7.000 tỉ đồng chấn động toàn thị trường chứng khoán vừa qua chỉ đóng thế người “đi chợ”?

Người đi chợ đã đóng tròn vai?

Những năm vừa qua, việc một doanh nghiệp "cá bé" nuốt trọn doanh nghiệp "cá lớn" qua những thương vụ đấu giá không còn là điều quá lạ lẫm. Năm 2017, thị trường đã chứng kiến doanh nghiệp vài tháng tuổi Vietnam Beverage thâu tóm ông lớn ngành bia Sabeco.

Và mới đây nhất là việc Công ty TNHH An Quý Hưng cũng bất ngờ trả giá "khủng" để có thể nắm quyền tại Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) tạo ra nhiều bất ngờ. Nhà đầu tư bí ẩn Nguyễn Xuân Đông, chủ An Quý Hưng, trở thành người thắng cuộc, trúng thầu mua trọn lô 254,9 triệu cổ phiếu VCG từ SCIC để trở thành cổ đông chi phối (chiếm 57,7%).

Thương vụ thâu tóm Vinaconex: Người đi chợ và bàn tiệc? - Hình 1

Thương vụ thâu tóm Vinaconex của An Quý Hưng đã gây xôn xao. 

Theo đó, tổng số tiền An Quý Hưng mua là hơn 7.360 tỉ đồng, cao hơn giá trị khởi điểm gần 2.000 tỷ đồng, cao hơn giá thị trường 2.600 tỉ đồng.

Kết quả này vượt mọi dự báo trên thị trường và trái hẳn với tình cảnh ế ẩm cách đây gần một năm khi bán vốn tại Vinaconex.. Một số tiền quá 'khủng' gây chấn động toàn thị trường chứng khoán, từ một công ty có quy mô nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị đấu giá và đang được xem là có nhiều vấn đề.

Đáng chú ý, An Quý Hưng là một cái tên khiêm tốn trên thị trường, có vốn điều lệ 360 tỷ đồng hồi đầu tháng 11.2018 và tăng lên mức 500 tỷ đồng hồi giữa tháng khi các doanh nghiệp đặt cọc và nộp đơn đăng ký đấu giá cổ phiếu VCG.

Năm 2017, An Quý Hưng của ông đạt doanh thu thuần 956 tỉ đồng; lãi sau thuế trên 62 tỉ đồng, đây chính là kết quả tốt nhất mà công ty này từng đạt được. Tổng giá trị tài sản tính đến hết năm 2017 của công ty này xấp xỉ 1.000 tỉ đồng.

Với quy mô như vậy, An Quý Hưng nhỏ bé hơn nhiều Vinaconex và chỉ ngang tầm các thành viên của Vinaconex, một tổng công ty mẹ gồm 23 thành viên với tổng doanh thu chục ngàn tỷ đồng.

Giới đầu tư nhận định, Vinaconex đã chơi ván bài lớn, thậm trí đạt kết quả “ù” đáng giá sau phiên thoái vốn Nhà nước này.

Bàn tiệc đã có “ông lớn”

Sau khi bỏ hơn 7.000 tỉ đồng để mua khối lượng cổ phần để nắm quyền chi phối (Vinaconex), ngay lập tức những ông chủ mới đã thay đổi người đứng đầu công ty này. Ông Nguyễn Xuân Đông giữ chức vụ Tổng giám đốc Vinaconex và cũng là người đại diện pháp luật công ty.

Tuy nhiên, việc chênh lệch về quy mô lớn như nêu ở trên khiến thị trường đặt ra một vài câu hỏi liên qua đến nguồn tiền của An Quý Hưng và việc sử dụng những khối tài sản gồm đất đai, các dự án… mới được giải đáp trong ĐHĐCĐ bất thường năm 2018 của Vinaconex (VCG) đã tổ chức nhằm tiến hành miễn nhiệm và bầu cử thành viên HĐQT và BKS ngày 11.1 vừa qua.

Được biết, ĐHCĐ bất thường được tổ chức sau khi Vinaconex đã có sự thay đổi trong cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp. Theo đó, Vinaconex có 3 cổ đông lớn chiếm 87% vốn của Vinaconex. Cụ thể, An Quý Hưng nắm 57,71% vốn, Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ giữ 21,3% vốn và Đầu tư Star Invest nắm 7,57% vốn.

Thương vụ thâu tóm Vinaconex: Người đi chợ và bàn tiệc? - Hình 2

Ông Đào Ngọc Thanh, CEO Ecopark (nhóm cổ đông An Quý Hưng) được bầu làm Chủ tịch HĐQT. 

Tại ĐHCĐ này, hơn 418 triệu phiếu tham dự biểu quyết đã bầu ra 7 thành viên trúng cử HĐQT như sau: 1. Ông Thân Thế Hà (đại diện do Viettel ứng cứ, Chủ tịch HĐTV An Khánh SJC); 2. Ông Nguyễn Quang Trung (đại diện do Viettel ứng cử, Phó Tổng giám đốc Công ty địa ốc Phú Long); 3. Ông Nguyễn Xuân Đông, Tổng giám đốc An Quý Hưng - Nhóm cổ đông An Quý Hưng; 4. Ông Dương Văn Mậu; 5. Ông Đào Ngọc Thanh, Tổng giám đốc Ecopark - Nhóm cổ đông An Quý Hưng được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Vinaconex nhiệm kỳ 2017-2022; 6. Ông Bùi Tuấn Anh; 7. Ông Nguyễn Hữu Tới.

Với kết quả ĐHCĐ trên, nhóm cổ đông  An Quý Hưng đã “xuất sắc” đạt được tham vọng nắm quyền của mình tại Vinaconex một cách thành công. Và nhân tố bí ẩn của An Quý Hưng là ông Đào Ngọc Thanh –  Chủ tịch HĐQT Cotana Group, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển Việt Hưng (Ecopark) đã xuất hiện. Trong lời phát biểu của mình, ông Thanh cho biết, ông là người đại diện cho một nhóm cổ đông An Quý Hưng tham gia vào Vinaconex.

Qua sự việc thâu tóm Vinaconex của nhóm cổ đông An Quý Hưng này, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là cuộc chơi lớn của các nhà đầu tư lĩnh vực xây dựng. Trong đó, có thể An Quý Hưng chỉ đơn giản người “đi chợ” và chủ “bàn tiệc” là ông lớn Đào Ngọc Thanh hoặc một ông lớn khác./.

Theo Dân Việt

Bài liên quan

Tin mới

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.