Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, đối với lĩnh vực giao thông, với kế hoạch bố trí vốn 52.018 tỷ đồng, thành phố đã hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình giao thông quan trọng như: đường song hành đường Võ Văn Kiệt (quận 1); đường Đặng Thúc Vịnh (huyện Hóc Môn); một đơn nguyên của cầu Bưng (trên đường Lê Trọng Tấn); đường dọc kênh Nước Đen (quận Tân Phú); đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh và quận 1)…

Đồng thời, tiếp tục tổ chức thi công, thúc đẩy tiến độ hoàn thành các dự án, công trình quan trọng như: cầu vượt và đường chui trước Bến xe Miền Đông mới trên xa lộ Hà Nội (TP. Thủ Đức); hầm chui tại nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7); nút giao thông Mỹ Thủy (TP. Thủ Đức)…

Đối với lĩnh vực y tế, dân số và gia đình, với kế hoạch bố trí vốn 15.050 tỷ đồng cho 98 dự án, TP. Hồ Chí Minh đã đưa vào sử dụng những cơ sở y tế có quy mô hiện đại, đạt chuẩn khu vực Đông Nam Á, tạo điều kiện về cơ sở vật chất tốt hơn cho việc chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn và các vùng lân cận như Bệnh viện Truyền máu - Huyết học, tại xã Tân Kiên, huyện Bình; Trung tâm chuyên sâu phẫu thuật và can thiệp tim mạch trẻ em của Bệnh viện Nhi Đồng 1…

Đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, với kế hoạch bố trí vốn đầu tư cho 438 dự án là 11.218 tỷ đồng, TP. Hồ Chí Minh đã đưa vào sử dụng 1.675 phòng học mới.

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, để đảm bảo giải ngân hết vốn đầu tư công đạt 95% trở lên trên tổng mức vốn đầu tư công trung hạn được giao (hơn 175.931 tỷ đồng), thành phố cần giải ngân trong năm 2024, 2025 đạt 55.430 tỷ đồng, tức bình quân 27.715 tỷ đồng/năm và chỉ tương đương 42% kết quả dự báo giải ngân trong năm 2022, do vậy, việc giải ngân số vốn nêu trên là hoàn toàn khả thi.

PV