Từ phản ánh của người dân, P/V đã vào cuộc điều tra và phát hiện, 2 cảng của DNTN Nghĩa Phượng công khai hoạt động “chui”, gây bức xúc cho nhiều ngư dân và xảy ra tình trạng mất trật tự an ninh…
Tàu cập cảng của DNTN Nghĩa Phượng
Cảng “chui” hoành hành…
Trao đổi với chúng tôi, người dân ấp Cồn Ông, xã Dân Thành cho biết, bến thủy nội địa của DNTN Nghĩa Phượng về chiều tối, nhất là về đêm, hoạt động rầm rộ, là nơi trung chuyển cát, sỏi, than…
Ông Nguyễn Minh T (nhà gần cảng Nghĩa Phượng) lên tiếng: Trước đây, cuộc sống người dân ngay mặt tiền hương lộ 81 này bình yên, môi trường thông thoáng. Nhưng kề từ khi cảng Nghĩa Phượng đưa vào vận hành đến nay, cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi ngày, xe tải vận chuyển cát, sỏi, than… làm ô nhiễm môi trường, hư hại đường sá giao thông. Bà con rất bức xúc, vì cảng này làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Hàng ngày, xe tải chở nặng chạy ầm ầm, đường nào chịu nổi?
Hương lộ 81 bị băm nác bởi xe tải vận chuyển cát, sỏi từ cảng Nghĩa Phượng
Không chỉ vậy, doanh nghiệp này còn ngang nhiên chiếm dất của người dân để làm cảng. Bà Thạch Thị Minh S. cho biết: “DNTN Nghĩa Phượng lấn của gia đình tôi hơn 3 công đất để xây cảng. Tôi đã nhiều lần làm đơn thư đề nghị chính quyền cang thiệp để tôi lấy lại phần đất của mình, nhưng không biết vì sao gia đình tôi gởi đơn thư hoài mà vẫn chưa được chính quyền địa phương giải quyết?".
Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều người dân khu vực này cho biết, cảng tồn tại nhiều năm qua, chiếm dụng hành lang đê, bốc dỡ dọc dòng sông tại đây, gây ô nhiễm môi trường, nhưng không thấy chính quyền địa phương xử lý?
Nghiêm trọng hơn, chỉ trong khoảng vài km, có mấy bến thủy hoạt động trái phép, nhưng Sở GTVT tỉnh Trà Vinh lại "hợp pháp hóa" bằng việc “các bến đang làm thủ tục cấp phép” - rong đó, có tới 2 bến của DNTN Nghĩa Phượng tại xã Long Toàn và Dân Thành và 2 bến còn lại thuộc DNTN Tường Vi và DNTN Thanh Tuấn (?).
Chính quyền có “làm ngơ”?
Trả lời PV về vấn đề này (bằng văn bản), Sở GTVT tỉnh Trà Vinh cho biết: “Năm 2014, doanh nghiệp này đã được cơ quan chức năng chấp thuận chủ trương xây dựng bến thuỷ nội địa, doanh nghiệp đã tiếng hành xây dựng và gửi hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động.Nhưng qua kiểm tra thì một số hạng mục chưa đạt yêu cầu nên chưa được cấp phép”.
Văn bản trả lời TH&CL của Sở GTVT tỉnh Trà Vinh
Như vậy có nghĩa, nhiều năn qua, bến thủy nội địa của DNTN Nghĩa Phượng đã công khai hoạt động không cần giấy phép, cơ quan chức năng địa phương biết, chính quyền địa phương biết, nhưng vẫn im lặng? Chẳng hay, cảng này hoạt động đã 3 năm, những hạng mục chưa đạt ấy vẫn “trong quá trình hoàn thiện”?
Theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Thông tư 50/2014/TT-BGTVT: "Cảng thủy nội địa là hệ thống các công trình được xây dựng để phương tiện thủy nội địa, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài neo đậu, xếp, dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác; cảng thủy nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng. Cảng thủy nội địa, bao gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng".
Sở GTVT là cơ quan đủ thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động và cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi (qua công văn), đại diện Sở GTVT tỉnh Trà Vinh lại trả lời: “Có tới một nửa số bến tương tự đang hoạt động ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng, gây bất ổn đến tình hình an ninh trật tự, cũng như ATGT đường thủy”.
Cảng Nghĩa Phượng ngang nhiên hoạt động không cần phép?
Chiếm đất trái phép của người dân để xây dựng cảng “chui” và vẫn ngang nhiên hoạt động, nhưng hầu như không có sự can thiệp của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng nào “tuýt còi”?
Tại sao đang làm thủ tục mà lại được hoạt động; hệ lụy của việc làm trái phép này, ai sẽ phải chịu trách nhiệm?...
Dư luận băn khoăn: Không biết “ngoài tầm kiểm soát” của Sở GTVT tỉnh Trà Vinh ở đây là gì? Phải chăng, đã có sự nương tay hoặc “bảo kê” cho cảng lậu hoạt động, thách thức pháp luật và dư luận?
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Hiện nay, hoạt động kinh doanh, trung chuyển vật liệu xây dựng, khai thác cát... tại các bến bãi, cảng vụ trên các tuyến giao thông thủy nội địa phát triển mạnh, phục vụ tối ưu nhu cầu phát triển hạ tầng các công trình xây dựng. Tuy nhiên, việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động bến bãi, cảng thủy nội địa của chủ cơ sở còn tồn tại nhiều bất cập, gây mất ATGT thủy và là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng hành vi vi phạm quá tải trên đường bộ.
Cao Diên – Hải Dương