Lấy gỗ để dựng nhà

Sau nhiều giờ đi bộ phóng viên đã có mặt tại vị trí 7 cây gỗ Ngát, Dầu thuộc nhóm VI được giao cho gia đình Lù Vảng Kho mà Tráng A Thông đã chặt hạ, xẻ gỗ làm nhà, theo đó cây lớn nhất có đường kính gốc là khoảng 50 cm, cây nhỏ khoảng 20 cm. Theo ông Nguyễn Văn Hướng, cán bộ Hạt Kiểm lâm Văn Bàn cho biết: "Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh, chúng tôi xác minh hiện trường và phát hiện có 7 cây ngát, cây dầu mới bị chặt. Tổng khối lượng gỗ bị đốn hạ khoảng trên 3m3 với giá trị khoảng hơn 1 triệu đồng/m3". 

Văn Bàn (Lào Cai): Thực hư câu chuyện phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở Nậm Tha - Hình 1

Cây gỗ lớn nhất bị chặt hạ có đường kính khoảng Gần 50 cm (anh Hà Long)

Ông Hướng khẳng định, đây là số gỗ nằm trong diện tích đất rừng Nhà nước giao cho các hộ dân, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng từ năm 1997. Tuy nhiên, theo quy định, người dân muốn khai thác gỗ trên diện tích này phải làm hồ sơ, thủ tục gửi các cấp có thẩm quyền. Sau khi các cấp đồng ý, người dân mới được khai thác. Đồng thời, việc khai thác khối lượng gỗ bao nhiêu cũng phải tuân theo đúng quy định.

Văn Bàn (Lào Cai): Thực hư câu chuyện phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở Nậm Tha - Hình 2

Những vết cắt vẫn còn khá mới và vẫn đang chảy nhựa (ảnh Hà Long)

Cũng theo ông Hướng, việc cho rằng có một “chợ gỗ” ven suối là không chính xác. Trên thực tế, xe gỗ đó chính là hộ gia đình anh Tráng A Thông, sau khi chặt 7 cây xuống thì thuê chở tới xưởng, xẻ thành ván dựng nhà.

Văn Bàn (Lào Cai): Thực hư câu chuyện phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở Nậm Tha - Hình 3

Ông Nguyễn Văn Hướng, cán bộ Hạt Kiểm lâm Văn Bàn đưa phóng viên tới địa điểm những cây gỗ bị chặt hạ (ảnh Hà Long)

Cùng với đó, ông Triệu Kim Dẫn chủ tịch UBND Xã Nậm Tha cũng cho biết; Ngay sau khi có phản ánh chính quyền địa phương phối hợp với các đơn vị tại huyện Văn Bàn đã vào xác minh về nguồn gốc cũng như số gỗ mà gia đình Tráng A Thông đã chặt hạ, bước đầu có thể khẳng định việc chặt hạ số gỗ trên là có. Tuy nhiên việc chặt hạ này là nhằm mục đích xẻ gỗ làm nhà chứ không có việc mua bán số gỗ trên, UBND Xã cũng đã cho mời Tráng A Thông lên để viết bản tường trình sự việc.

Văn Bàn (Lào Cai): Thực hư câu chuyện phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở Nậm Tha - Hình 4

Ông Triệu Kim Dẫn thông tin tới phóng viên (ảnh Hà Long)

Được biết, số gỗ trên được khai thác trong vườn rừng nhà ông Lù Vảng Kho là họ hang với Tráng A Thông. Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AC 744648, gia đình ông Kho được cấp 72.798 mét vuông đất đồi rừng, thửa số 152, tại khu vực TK520-9. Thời hạn sử dụng là đất 50 năm, từ tháng 12/1997 – 12/2047. Diện tích này Nhà nước giao đất, không thu tiền sử dụng đất.

Văn Bàn (Lào Cai): Thực hư câu chuyện phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở Nậm Tha - Hình 5

Giấy chứng nhận quyền sừ dụng số AC 744648 cấp cho gia đình ông Lù Vảng Kho có giá trị đến tháng 12/2047

Cũng theo ông Dẫn, hiện đã xác minh được toàn bộ nguồn gốc số gỗ người dân khai thác. Ý thức của người dân về khai thác rừng trồng chưa cao. Người dân vẫn sử dụng gỗ vườn rừng để dựng nhà theo tập quán lâu đời, thường ít thông qua chính quyền địa phương.

Rừng bị “tàn phá” là chưa chính xác

Để làm rõ thông tin trên và mục đích của việc lấy gỗ tại thôn Khe Păn, chúng tôi đã trực tiếp làm việc với gia đình anh Tráng A Thông. Theo đó anh Thông cho biết; do đang dựng nhà nhưng thiếu gỗ nên xin một người họ hàng là ông Lù Vảng Kho (SN 1956), trú cùng thôn được chặt một số cây gỗ trên diện tích vườn rừng.

Văn Bàn (Lào Cai): Thực hư câu chuyện phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở Nậm Tha - Hình 6

Ngôi nhà mới dựng của gia đình anh Tráng A Thông ngay tại phía dưới bìa rừng (ảnh Hà Long)

Tại đây do khó khăn từ việc vận chuyển gỗ tôi nhờ anh em đi chặt hộ, lăn từ đỉnh đồi xuống rồi chờ bằng xe ô tô tải ra xưởng xẻ làm trần nhà. Tôi không nhớ chặt ngày nào, chỉ biết tầm giữa tháng 10, chặt đúng 7 cây thôi. Ông anh còn bảo cứ chặt đi, cho mượn bìa đỏ mà. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là xin vài cây về làm nhà, không kinh doanh buôn bán gì, không cần phải xin phép xã hay kiểm lâm, anh Thông giải thích.

Trao đổi với phóng viên, Ông Đỗ Ngọc Minh hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai cho biết; tại Văn Bàn, UBND tỉnh đang giao cho công ty cổ phần Phúc Khánh quản lý, bảo vệ diện tích 3.700 ha rừng do doanh nghiệp này đang khai thác, vận hành một nhà máy thủy điện tại xã Nậm Tha. Việc này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện doanh nghiệp này đang đề nghị được giao thêm gần 2.000 ha.

Văn Bàn (Lào Cai): Thực hư câu chuyện phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở Nậm Tha - Hình 7

Ông Đỗ Ngọc Minh hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai (ảnh Hà Long)

Cũng theo vị hạt trưởng hạt kiểm lâm này, việc nhà nước giao rừng cho Công Ty Cổ Phần Phúc Khánh đã tạo ra nhiều dấu hiệu tích cực cho thấy, tỷ lệ chặt phá rừng đã ít diễn ra so với trước đây, việc quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên được tốt hơn, hơn nữa nếu để sảy ra tình trạng chặt phá rừng thì quy trách nhiệm trực tiếp cho đơn vị được giao.

Còn Về tính chất, cũng như biện pháp xử lý hành vi khai thác gỗ tại Nậm Tha của anh Tráng A Thông, ông Minh nhận định, đây có thể chỉ là việc một người dân lấy gỗ về làm nhà chứ không mang tính chất buôn bán hay “tàn phá” rừng, còn về xử lý những người có hành vi chặt phá rừng thì căn cứ vào số gỗ thu được và xét tính chất nghiêm trọng mới có thể ra quyết định được, tuy nhiên phải căn cứ vào pháp luật, ông Minh chia sẻ.

Hà Long