Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vi phạm trật tự xây dựng tái diễn, sẽ xử lý người đứng đầu

Việc điều chuyển đội thanh tra xây dựng (TTXD) về các quận, huyện là cách thức để kiểm tra, giám sát quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. Nhưng thực tế, điều này chưa đem lại hiểu quả, bởi tình trạng vi phạm trật tự xây dựng vẫn tái diễn tràn lan trên nhiều quận, huyện của TP. Hà Nội.

Vi phạm trật tự xây dựng tái diễn, sẽ xử lý người đứng đầu - Hình 1

Phá dỡ công trình vi phạm (Ảnh minh hoạ)

TS. Đào Ngọc Nghiêm - Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội nêu: “Với thực tế phân công, phân cấp về cấp phép xây dựng như hiện nay, giấy phép xây dựng (GPXD) do quận, huyện cấp cơ bản chiếm số lượng lớn. Nhiều trường hợp xây dựng sai phép, không phép, tăng mật độ xây dựng, vượt tầng, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp… qua kiểm điểm đều có trách nhiệm của chính quyền địa phương. Vì lẽ đó, xảy ra vi phạm nổi cộm trong xây dựng nhưng không xử lý, người đứng đầu quận, huyện phải chịu là tất yếu".

Việc phân cấp quản lý, điều hành trực tiếp theo sự chỉ đạo của chủ tịch UBND quận, huyện được đánh giá bám sát cơ sở nhằm hạn chế vi phạm trật tự xây dựng. Tuy nhiên, thực tế đối nghịch bởi sai phạm có xu hướng bùng phát. Mô hình vi phạm khép kín tại địa bàn, ít hậu kiểm đang khiến công tác phát hiện, xử lý bị “chìm” đi đáng kể, thay vì đẩy mạnh theo hướng tích cực. 

Điển hình nhất là sự việc Chủ tịch UBND phường Mỹ Đình 2 bị đình chỉ chờ kỷ luật theo chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, do chưa thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước khi để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng. Trước đó, trong báo cáo gửi UBND quận Nam Từ Liêm, UBND Phường Mỹ Đình 2 chỉ đề cập đến 2 công trình thi công sai với nội dung GPXD được cấp. Tuy nhiên, khi Thanh Tra Sở Xây dựng Hà Nội thanh kiểm tra, có tới 5 công trình tại phường thi công sai nội dung GPXD (tăng mật độ, vượt tum) nhưng không được phường tham mưu hồ sơ xử lý. 

Tương tự, tại vùng ngoại thành, những công trình nhà xưởng trên đất nông nghiệp, đê điều tại Thanh Trì, Đông Anh, Ba Vì… cũng diễn biến phức tạp. Thậm chí, nhiều người dân còn khẳng định rằng, để xây dựng được nhà trên các loại đất này, chỉ cần “đi đêm” từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. 

Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Thanh tra Xây dựng Hà Nội cho hay, cán bộ TTXD quận, huyện đang có xu hướng chuyển về địa phương gần như 100%.

“Trong thời gian thí điểm, về nguyên tắc, tổ công tác thanh tra phường có trách nhiệm phát hiện vi phạm trật tự xây dựng và lập biên bản vi phạm. Sau đó, chuyển về cho UBND phường, quận để tham mưu ban hành quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.

Một quy trình khép kín tại quận, huyện được kỳ vọng hạn chế tối đa vi phạm nhưng lại phát sinh… bảo kê. Không ít phường có sự câu kết giữa Tổ TTXD phường với UBND phường để “chìm” các biên bản vi phạm. Chỉ khi báo chí phản ánh mới lộ ra các vụ việc.

Từ tháng 9/2016 đến nay, chế độ báo cáo tình hình trật tự xây dựng của 30 quận, huyện giảm sút. Có khi 10 trường hợp vi phạm chỉ báo cáo 2 - 3, thậm chí còn không báo cáo”, vị lãnh đạo này thẳng thắn.

Theo thống kê sơ bộ, Thanh tra Sở Xây dựng trước đây có khoảng 200 người. Sau khi điều chuyển về quận, huyện chỉ còn xấp xỉ 70 người. Lực lượng mỏng nhưng vừa phải thực hiện công tác chuyên môn và làm hồ sơ tổng hợp báo cáo TP. Thế nhưng, không ít trường hợp chính quyền quận, huyện lại “dồn” ngược trách nhiệm về Sở Xây dựng.

Tại không ít nơi, nhiều trường hợp lấn chiếm đất nông nghiệp xây xưởng (500 - 1.000m2) nhưng quy trách nhiệm do… lịch sử để lại. Chức năng quản lý đất đai, trật tự xây dựng trách nhiệm chính thuộc về quận, huyện. Việc lấn chiếm đất nông nghiệp, xây dựng không phép, sai phép cần phát hiện ngay từ đầu, có cả một bộ máy công quyền nhưng sao vẫn “lọt lưới”?

Ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam khẳng định, việc xảy ra tình trạng vi phạm xây dựng hiện nay có nguyên nhân từ cán bộ quản lý địa bàn, chính quyền cơ sở chưa kiên quyết; ý thức của chủ đầu tư và một bộ phận người dân cố tình vi phạm. Do đó, thời gian tới, TP cần chỉ đạo kiên quyết xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Địa phương nào không xử lý kịp thời trong 3 tháng, cần đình chỉ chức vụ.

Nếu cố tình vi phạm nghiêm trọng, sẽ xử lý hình sự người đứng đầu địa phương.

“Trước thực tế các đội TTXD “vỏ” là của Sở Xây dựng nhưng “ruột” đã xuôi về quận, huyện. Thanh tra Sở Xây dựng sẽ thanh, kiểm tra một số phường xã, quận huyện được báo chí phản ánh kỷ cương lỏng lẻo. Có thể đề xuất kỷ luật với hình thức cao với chủ tịch quận, huyện, phường xã nếu phát hiện buông lỏng, "bảo kê” các công trình vi phạm trật tự xây dựng” – lãnh đạo Thanh tra Xây dựng Hà Nội nhấn mạnh.

Thanh Bình 

Bài liên quan

Tin mới

Giá tiêu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông
Giá tiêu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông

Giá tiêu hôm nay 24/4, gái tiêu tăng nhẹ 500 đồng/kg tại hai tỉnh Gia Lai và Đăk Nông. Hiện giá tiêu ổn định trong ngưỡng cao nhất là 98.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1.000 tại khu vực miền Bắc
Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1.000 tại khu vực miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 24/4, giá heo hơi tăng 1.000 đồng/kg tại các tỉnh khu vực miền Bắc. Hiện giá heo dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay, 24/4: Tăng tới 2.300 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay, 24/4: Tăng tới 2.300 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, 24/4, gái cà phê tăng tới 2.300 đồng/kg, giá chạm mốc kỉ lục 129.000 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 128.700 đồng/kg.

Chỉ số hài lòng của người dân: Thận trọng với kết quả tích cực vì số phiếu khảo sát ít
Chỉ số hài lòng của người dân: Thận trọng với kết quả tích cực vì số phiếu khảo sát ít

Bộ Nội vụ vừa công bố chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) năm 2023. Theo đó, có hơn 82,6% người dân hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, tăng so với năm 2022 (80,08%). Chỉ số tích cực trên nói lên điều gì?

Lọc hóa dầu Bình Sơn chốt ngày tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2024
Lọc hóa dầu Bình Sơn chốt ngày tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2024

Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR, mã chứng khoán: BSR) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 vào ngày 23/5 tại TP. Hồ Chí Minh.

Giá vàng hôm nay 24/4: Vàng trong nước biến động trái chiều
Giá vàng hôm nay 24/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Giá vàng hôm nay 24/4, giá vàng trong nước biến động trái chiều, về mốc 83,3 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tiếp đà giảm nhẹ.