Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vì sao khi bị kiểm tra Viettel Telecom lại không xuất trình được hóa đơn, chứng từ kèm theo?

Là một doanh nghiệp lớn, trực thuộc Tập đoàn Viettel, nhưng vì sao khi vận chuyển một lô hàng có giá trị lớn như vậy, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) lại không xuất trình được phiếu xuất kho và các hóa đơn chứng từ kèm theo… khi bị cơ quan chức năng kiểm tra? Đây là câu hỏi đang được dư luận thắc mắc…

Như Thương hiệu & Công luận đã thông tin, ngày 03/08/2017, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Đinh Chung Phụng đã ký Quyết định số 415/QĐ-UBND về việc xử phạt hành chính đối với Viettel Telecom thuộc Tập đoàn viễn thông Quân đội tại địa chỉ số 01, phố Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

Quyết định xử phạt nêu rõ: Xử phạt vi phạm hành chính đối với Viettel Telecom số tiền 90.000.000 đồng vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính "Kinh doanh hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên'' theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 và Điểm k, Khoản 1, Điều 17 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP. 

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Ninh Bình cũng có hình phạt bổ sung là tịch vụ toàn bộ tang vật vi phạm, bao gồm: 83.000 chiếc đầu nối Fast Connecter; 200 chiếc điện thoại di động Viettel V6216; 120 chiếc USB Wifi 4G-D6606 và 10 thiết bị phát wifi TP Link - W8151N.

Vì sao khi bị kiểm tra Viettel Telecom lại không xuất trình được hóa đơn, chứng từ kèm theo? - Hình 1

Quyết định xử phạt Viettel Telecom kinh doanh hàng hóa nhập lậu của UBND tỉnh Ninh Bình

Tại quyết định xử phạt, UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu Viettel Telecom phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này, nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Việc ra quyết định xử phạt được UBND tỉnh Ninh Bình căn cứ theo Văn bản đề nghị số 799/CAT-PC46 ngày 02/08/2017 của Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình kèm theo Biên bản vi phạm hành chính số 15/BB-VPHC do Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Ninh Bình lập ngày 07/06/2017 và các tài liệu có liên quan trong hồ sơ vụ việc.

Với mức xử phạt nêu trên, có thể thấy UBND tỉnh Ninh Bình căn cứ theo Điều 17, Nghị định số 185/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 về quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong trường hợp hàng hoá có giá trị lớn, có tổ chức hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức,..., công ty (hoặc người đứng đầu công ty) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh buôn lậu, quy định tại điều 188, Bộ luật Hình sự 2015.

Vì sao khi bị kiểm tra Viettel Telecom lại không xuất trình được hóa đơn, chứng từ kèm theo? - Hình 2

Hơn 83.000 sản phẩm của Tổng công ty Viễn thông Viettel đã bị thu giữ (Ảnh minh họa)

Trước đó, theo tìm hiểu của PV, vào khoảng 01h30’ ngày 07/06/2017, trong quá trình làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên tuyến QL 1A, đoạn qua địa bàn xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an tỉnh Ninh Bình đã tiến hành kiểm tra xe ôtô 29KT-007.05 do Nguyễn Danh Cường (SN 1985, trú tại Ba Vì, Hà Nội) điều khiển lưu thông theo hướng Hà Nội – Thanh Hóa.

Qua quá trình kiểm tra, Tổ công tác phát hiện trên xe có chở lô hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài gồm: 83.000 chiếc đầu nối Fast Connecter; 200 chiếc điện thoại di động Viettel V6216; 120 chiếc USB Wifi 4G-D6606 và 10 thiết bị phát Wifi TP Link- W8151N với tổng trị giá trên 1,3 tỷ đồng.

Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ lô hàng trên đều không có phiếu xuất kho và các hóa đơn chứng từ kèm theo. 

Làm việc với cơ quan chức năng, tài xế Nguyễn Danh Cường khai nhận toàn bộ số hàng trên là chở cho Viettel Telecom từ Hà Nội vào các tỉnh miền Trung để giao hàng.

Vì sao khi bị kiểm tra Viettel Telecom lại không xuất trình được hóa đơn, chứng từ kèm theo? - Hình 3

Trụ sở Viettel tại phố Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình (Ảnh minh họa)

Trao đổi với báo chí, đại diện phía Viettel Telecom cho biết không nhập lậu lô hàng trên và đã cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng cho cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình theo quy định của pháp luật.

Vị này cũng giải thích rằng, sở dĩ lô hàng bị coi là hàng hoá nhập lậu và xử phạt hành chính 90 triệu đồng, tịch thu toàn bộ lô hàng là do tại thời điểm kiểm tra, đơn vị chưa cung cấp được Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định về thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ của Thông tư số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08/05/2015.

Trước sự việc này, dư luận đặt câu hỏi: Vì sao Viettel Telecom bị xử phạt vì kinh doanh hoàng hóa nhập lậu? Vì sao khi vận chuyển một lô hàng có giá trị lớn như vậy, nhưng Viettel Telecom lại không xuất trình được phiếu xuất kho và các hóa đơn chứng từ kèm theo… khi bị cơ quan chức năng kiểm tra? Đây là vấn đề cần được cơ quan chức năng vào cuộc, kiểm tra, làm rõ!

Tại một diễn biến khác, trao đổi với báo chí, ông Vũ Công Hoan- Chánh văn phòng UBND tỉnh Ninh Bình cho biết: “Trong vụ việc này, bên phía Viettel đã tiến hành nộp phạt 90 triệu được gần 6 tháng”.

Về biện pháp xử lý số hàng hoá nhập lậu, vị này cho biết: “Với số hàng tịch thu được, chúng tôi sẽ mang ra đấu giá công khai và sung vào công quỹ”.

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Tuấn Ngọc

Bài liên quan

Tin mới

Khánh Hòa có tân Cục trưởng Cục Quản lý thị trường
Khánh Hòa có tân Cục trưởng Cục Quản lý thị trường

Ông Trần Phước Trí, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa.

Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề về giải phóng mặt bằng
Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề về giải phóng mặt bằng

Ngày 25/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề đánh giá tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm và xem xét giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tháng 3/2024.

Sản xuất, buôn bán hàng giả, 2 giám đốc doanh nghiệp bị bắt tạm giam
Sản xuất, buôn bán hàng giả, 2 giám đốc doanh nghiệp bị bắt tạm giam

Giám đốc Linh và Quân cấu kết với nhau hoạt động kinh doanh sản phẩm thức ăn thủy sản, xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, bán ra thị trường, thu lời bất chính với số tiền lớn.

Lạng Sơn: Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024
Lạng Sơn: Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng công nhân năm 2024 (tháng 5/2024).

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết, rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố vừa qua.