Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Á Book bày bán hàng hóa nước ngoài không tem nhãn phụ Tiếng Việt, cơ quan Quản lý thị trường đang tiến hành kiểm tra

Sau bài phản ánh của Thương hiệu và Công luận về tình trạng bán nhiều hàng hóa không tem nhãn phụ tiếng Việt, nhà sách Việt Á Book vẫn tiếp tục kinh doanh những mặt hàng sai quy định này. Liệu Việt Á Book có đang thờ ơ trước quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng?

LTS: Tạp chí Thương hiệu và Công luận là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) với tôn chỉ tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, và công tác quản lý, đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại tới cộng đồng doanh nghiệp và người dân; Bảo vệ thương hiệu cho các đơn vị doanh nghiệp, đơn vị; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng…

Tạp chí Thương hiệu và Công luận luôn cung cấp những thông tin nhanh chóng, kịp thời, hữu ích về công tác phòng, chống gian lận thương mại, chống hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng trốn thuế… nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng, bạn đọc trong nhiều năm qua.

Nhiều sản phẩm nước ngoài không có tem nhãn phụ Tiếng Việt

Trước đó, ngày 23/11/2022, phóng viên Thương hiệu và Công luận đã ghi nhận thực tế tại 04 cơ sở của Việt Á Book, gồm: Vinhome Gadenia, Hàm Nghi; KĐT Embassy Garden, Khu Ngoại Giao Đoàn; 28 Trần Bình, Mỹ Đình; Ecohome 3, đường Tân Xuân. Bên cạnh nhiều sản phẩm ở 4 cơ sở có đầy đủ tem, nhãn phụ Tiếng Việt theo pháp luật quy định, Nhà sách cũng tồn tại không ít mặt hàng như đồ chơi, đồ văn phòng phẩm, đồ lưu niệm… không tem nhãn, mập mờ nguồn gốc xuất xứ, gây khó khăn cho người tiêu dùng khi tìm hiểu và chọn mua.

Cơ sở Việt Á Book tại Eco Home 3, đường Tân Xuân, P.Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Cơ sở Việt Á Book tại Eco Home 3, đường Tân Xuân, P. Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Cụ thể, tại cơ sở KĐT Embassy Garden, Khu Ngoại Giao Đoàn, phóng viên đến ghi nhận thực tế và nhận thấy các sản phẩm balo, văn phòng phẩm, đồ lưu niệm, cho đến những đồ dùng cá nhân như: dây cột tóc, bông tẩy trang, kẹp mi, son dưỡng… với xuất xứ đa dạng từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… đều không có nhãn phụ Tiếng Việt như pháp luật quy định.

Một số sản phẩm không tem nhãn tại cơ sở Việt Book NGĐ được phóng viên ghi nhận.
Một số sản phẩm không tem nhãn tại cơ sở Việt Book NGĐ được phóng viên ghi nhận.

Tiếp tục “mục sở thị” tại cơ sở 15N04, Ecohome 3, đường Tân Xuân, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, phóng viên cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Nhiều dụng cụ học tập từ các thương hiệu Deli, M&G, Pentel,… đến đồ dùng lưu niệm, đồ chơi cho trẻ toàn tiếng nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ Tiếng Việt.

Bộ thước kẻ M&G không có tem nhãn phụ tại cơ sở Ecohome 3
Bộ thước kẻ M&G không có tem nhãn phụ tại cơ sở Ecohome 3.

Chiều cùng ngày, phóng viên tiếp tục đến ghi nhận thực tế tại 2 cơ sở khác của Việt Á Book tại Vinhome Gardenia, Hàm Nghi và Toà Dolphin Plaza, 28 Trần Bình. Tương tự như hai chi nhánh trước, tình trạng sản phẩm nước ngoài thiếu tem nhãn vẫn tiếp tục diễn ra. Không ít các mặt hàng chỉ có 100% tiếng nước ngoài, hoàn toàn không nhãn phụ Tiếng Việt, đặc biệt là các sản phẩm đồ chơi trẻ em.

Sản phẩm đồ chơi dành cho trẻ nhỏ tại chi nhánh Hàm Nghi rơi vào tình trạng
Sản phẩm đồ chơi dành cho trẻ nhỏ tại chi nhánh Hàm Nghi rơi vào tình trạng "trắng" thông tin.

Trong khi đó, theo văn bản QCVN 3:2019/BKHCN về Quy chuẩn kĩ thuật dành cho đồ chơi trẻ em, tất cả đồ chơi trẻ em bắt buộc phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Mục 2, gắn dấu hợp quy (CR) và ghi nhãn hàng hóa.

Đáng chú ý, tại cơ sở Trần Bình, khi phóng viên Thương hiệu và Công luận thắc mắc về nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng ống đựng bút với nhân viên thì nhận được câu trả lời đầy ấp úng: “Cái này em cũng không biết, do chị quản lí nhập về. Kiểu như là hàng chợ ạ. Bên em kiểu đi nhặt nhạnh về, em cũng không rõ nữa”.

Sản phẩm hộp đựng bút được cho là
Sản phẩm hộp đựng bút được cho là "hàng chợ" theo lời nhân viên cơ sở Trần Bình.

Trong khi đó, theo Điều 7, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng Tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Cùng với đó, tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.

Theo đó, trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì các nội dung: Tên hàng hóa; Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Xuất xứ hàng hóa... phải được ghi trên nhãn. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Tiếp tục bày bán hàng hóa nước ngoài không có tem nhãn phụ Tiếng Việt

Để thông tin được khách quan, sau khi ghi nhận và phản ánh thông tin, ngày 29/11/2022, phóng viên đã liên hệ tới hệ thống nhà sách Việt Á Book để đặt lịch làm việc. Chị Tâm, người tự xưng là đại diện bộ phận Marketing của nhà sách đã tiếp nhận thông tin. Người này cho biết sẽ sớm có câu trả lời, nhưng tới nay vẫn chưa có thông tin phản hồi với báo chí và bạn đọc.

Sau một tháng kể từ khi bài viết được đăng tải, ngày 28/12, phóng viên Thương hiệu và Công luận tiếp tục “mục sở thị” tại cơ sở KĐT Embassy Garden, Khu Ngoại Giao Đoàn của Việt Á Book thì phát hiện, hệ thống nhà sách này vẫn bày bán nhiều mặt hàng văn phòng phẩm, đồ lưu niệm, đồ chơi, phụ kiện cá nhân… không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có tem nhãn phụ Tiếng Việt.

Ngày 28/12, phóng viên TH&CL đã đến ghi nhận thực tế tại cơ sở Việt Á Book Ngoại Giao Đoàn
Ngày 28/12, phóng viên đã đến ghi nhận thực tế tại cơ sở Việt Á Book Ngoại Giao Đoàn.
Tình trạng không tem nhãn phụ vẫn tiếp tục xuất hiện ở nhiều sản phẩm đồ chơi, văn phòng phẩm, đồ dùng cá nhân...tại nhà sách Việt Á Book cơ sở NGĐ
Tình trạng không tem nhãn phụ vẫn tiếp tục xuất hiện ở nhiều sản phẩm đồ chơi, văn phòng phẩm, đồ dùng cá nhân... tại nhà sách Việt Á Book cơ sở Ngoại Giao Đoàn.

Phải chăng, nhà sách Việt Á Book chỉ chú tâm vào lợi nhuận kinh doanh trước mắt mà cố ý né tránh trách nhiệm bằng cách “làm ngơ” trước những phản ánh của báo chí và người tiêu dùng?

Trước tình hình trên, phóng viên đã liên hệ Cục Quản lý thị trường Hà Nội để phối hợp xác minh và cung cấp kết quả kiểm tra tại Hệ thống nhà sách Việt Á, nhằm đảm bảo minh bạch thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sau đó, đại diện Đội quản lý thị trường số 06 cho biết, đã tiếp nhận thông tin, hiện đội đang khẩn trương điều tra, xác minh hàng hóa và sẽ sớm có kết quả.

Việt Á Book luôn giữ im lặng?

Trước đó, Việt Á Book cũng từng bị nhiều đơn vị, cá nhân phản ánh tình trạng bán hàng kém chất lượng. Nhưng, thay vì khắc phục những thiếu sót, đến nay Việt Á Book tiếp tục bày bán nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có tem nhãn phụ Tiếng Việt như quy định của pháp luật Việt Nam.

Việt Á Book vốn là một hệ thống nhà sách có nhiều cơ sở tại các vị trí đặc địa, với mật độ dân số đông tại thành phố Hà Nội nên lượng khách hàng luôn đông đúc. Tuy nhiên, dù có tệp khách hàng lớn là học sinh, phụ huynh học sinh song thời gian qua, Việt Á Book đã bày bán nhiều sản phẩm như dụng cụ học tập, đồ chơi, đồ lưu niệm,… không có nguồn gốc, hay bao bì toàn tiếng nước ngoài nhưng không dán tem nhãn phụTiếng Việt theo quy định của pháp luật. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng về chất lượng của sản phẩm liệu có ảnh hưởng tới sức khỏe của con trẻ và chính bản thân mình.

Một góc nhà sách Việt Á Book chi nhánh Ngoại Giao Đoàn
Một góc nhà sách Việt Á Book chi nhánh Ngoại Giao Đoàn.

Rõ ràng, nghĩa vụ của doanh nghiệp khi kinh doanh các mặt hàng không thuộc danh sách không cần ghi tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy theo Điều 1, Khoản 1 về Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP là cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng… Việc bày bán nhiều sản phẩm “trắng” thông tin làm khách hàng dần mất niềm tin. Mặt khác, hành động không tuân thủ quy định về nhãn hàng hóa còn khiến các cơ sở, doanh nghiệp bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

Hồng Nhung - Thảo Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Phim “Địa Đạo: Mặt trời trong bóng tối” hé lộ những hình ảnh đầu tiên
Phim “Địa Đạo: Mặt trời trong bóng tối” hé lộ những hình ảnh đầu tiên

NDO - Dự án phim điện ảnh lịch sử cách mạng “Địa Đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã hé lộ những hình ảnh đầu tiên và poster nhân dịp 30/4 năm nay.

49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất non sông và hành trình hội nhập kinh tế quốc tế
49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất non sông và hành trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trong 49 năm qua, kể từ khi thống nhất đất nước (tháng 4/1975), trên hành trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh và trí tuệ, từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, đạt những thành tựu to lớn, toàn diện.

Bình Thuận bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian lễ 30/4 - 01/5
Bình Thuận bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian lễ 30/4 - 01/5

Sở Y tế tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu Chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phát hiện 124kg pháo nổ tự chế gắn mác Công ty 21
Phát hiện 124kg pháo nổ tự chế gắn mác Công ty 21

Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế, Công an quận Tây Hồ đã phát hiện và xử lý một đối tượng chở theo 168 hộp pháo hoa nổ tự chế, khối lượng 124kg không rõ ngồn gốc, gắn mác Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 (Công ty 21).

Điểm tên doanh nghiệp bất động sản ôm nợ và phải đáo hạn trái phiếu giá trị nghìn đồng
Điểm tên doanh nghiệp bất động sản ôm nợ và phải đáo hạn trái phiếu giá trị nghìn đồng

Theo Bộ Tài chính, trong năm 2024 sẽ có hàng loạt lô trái phiếu doanh nghiệp giá trị nghìn tỷ đồng đáo hạn. Có gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đến hạn đáo hạn năm 2024.

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ở mức cao
Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ở mức cao

Theo Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ, xâm nhập mặn tại khu vực trên có xu thế tăng dần vào cuối tuần và ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 và trung bình nhiều năm.