Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam có nhiều thế mạnh thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Đức, Châu Âu

Đại diện các doanh nghiệp Đức bày tỏ, yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định đầu tư và kinh doanh của họ ở Việt Nam là tình hình chính trị ổn định, có nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật và các nhóm ngành khác, và vận tải và logistics. 

Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam tổ chức họp báo công bố kết quả khảo sát đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức do mạng lưới các Phòng Công nghiệp và thương mại Đức tại nước ngoài thực hiện.

Theo đó, kết quả khảo sát đánh giá việc mở cửa biên giới cùng với các chính sách quyết liệt và kịp thời của Chính phủ Việt Nam tạo động lực cho phục hồi kinh tế sau đại dịch. Doanh nghiệp Đức lạc quan hơn về triển vọng phát triển kinh tế trong 12 tháng tới so với thời điểm mùa thu năm 2021. 

Hình ảnh tại buổi họp báo công bố kết quả khảo sát đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức do mạng lưới các Phòng Công nghiệp và thương mại Đức tại nước ngoài thực hiện. Ảnh M.P
Hình ảnh tại buổi họp báo công bố kết quả khảo sát đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức do mạng lưới các Phòng Công nghiệp và thương mại Đức tại nước ngoài thực hiện. Ảnh M.P.

Đáng chú ý, có hơn 46% doanh nghiệp được khảo sát có kế hoạch tuyển dụng thêm lao động trong năm tới. Các doanh nghiệp Đức bày tỏ, các yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định đầu tư và kinh doanh của họ ở Việt Nam là tình hình chính trị ổn định, có nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật và các nhóm ngành khác và vận tải và logistics. 

Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức nhận định, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để thu hút dòng vốn đầu tư từ nước ngoài nhờ tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do. 

Có hơn 73% doanh nghiệp Đức tin rằng, việc triển khai Hiệp định giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam làm tăng khả năng cạnh tranh của họ tại Việt Nam. Họ thường xuyên tận dụng Hiệp định Thương mại Tự do giữa ASEAN và Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). 

Khi triển khai hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, doanh nghiệp Đức đánh giá những yếu tố sau là quan trọng nhất: Có nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật (58,3%), chất lượng giáo dục của các ngành kỹ thuật (58,3%), và hàng rào thương mại thuế quan (56,5%). 

Theo đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức, mặc dù doanh nghiệp Đức thể hiện khả năng chống chịu trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch, họ vẫn đang đối mặt với các rủi ro và thách thức do sự bất ổn toàn cầu, khiến họ lo ngại hơn về sự phát triển kinh doanh trong năm tới. 

Hiện tại, họ cho rằng, rủi ro lớn nhất là giá nguyên liệu thô, sau đó là giá năng lượng và sự thiếu hụt lao động tay nghề cao. Xung đột Nga-Ukraine gây ra tác động về kinh tế đến doanh nghiệp Đức. Chi phí năng lượng và nguyên liệu thô tăng cao cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng và logistics là những vấn đề đáng lo ngại nhất. Điều này dẫn đến những thay đổi trong hoạt động đầu tư kinh doanh quốc tế của họ như điều chỉnh đánh giá rủi ro về địa điểm và tách rời về mặt kinh tế (decoupling) giữa các khu vực trên thế giới. 

Ông Robin Hoenig, Tư vấn cấp cao về chính sách thương mại (Châu Á/ASEAN) đánh giá: Việt Nam là một trong 2 nước ở ASEAN có Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) sau Singapore. Vị chuyên gia này đánh giá, đây là Hiệp định có chất lượng cao không chỉ liên quan đến việc giảm thuế quan mà cả các yếu tố phi thuế quan như: Mở cửa các thị trường hàng hóa đầu vào, yêu cầu quy định với doanh nghiệp nhà nước hay các hoạt động thương mại điện tử, phát triển bền vững…Đây là một thế mạnh của Việt Nam thu hút các doanh nghiệp Đức cũng như Châu Âu đầu tư, kinh doanh.

Về giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực, bà Đào Thu Trang, Trưởng bộ phận tư vấn chiến lược phát triển thị trường, Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức cho biết thêm: Các doanh nghiệp Đức đang hỗ trợ đào tạo nghề song hành, chất lượng cao, trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cơ diện tử, logistics, nhà hàng…

Không chỉ đào tạo nghề, Đức còn hỗ trợ đào tạo nhà quản lý tầm trung hiểu biết thêm các kỹ cách quản lý, cũng như tiêu chuẩn công nghiệp Đức. 

Việc có nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng vận hành máy móc hiện đại, thành thạo các kỹ năng vận hành sản xuất sẽ giúp Việt Nam thu hút tốt hơn đầu tư từ Đức cũng như các quốc gia phát triển khác. 

Khảo sát đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức toàn cầu là cuộc khảo sát hàng năm của mạng lưới các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại nước ngoài (AHKs). Vào mùa xuân năm 2022, khảo sát nhận được phản hồi từ 4.200 doanh nghiệp Đức, chi nhánh và công ty con trên toàn thế giới cũng như các công ty có quan hệ chặt chẽ với Đức.

Kết quả cuộc khảo sát sẽ là kim chỉ nam nhằm đánh giá về tình hình phát triển và triển vọng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp Đức cũng như những kỳ vọng của nhà đầu tư Đức đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Đối tượng tham gia khảo sát là các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đang hoạt động trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau: Dịch vụ (46,4%), công nghiệp/ xây dựng (39,3%), và thương mại (14,3%). Các doanh nghiệp  nhỏ có ít hơn 100 nhân viên chiếm 64,3%. Các doanh nghiệp  tầm trung với lượng nhân viên không quá 1.000 người chiếm 7,1% và 28,6% đến từ doanh nghiệp  lớn với hơn 1.000 nhân viên. 

C.H (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Thanh Hóa xin ý kiến nội dung đồ án quy hoạch Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh
Thanh Hóa xin ý kiến nội dung đồ án quy hoạch Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản xin ý kiến Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc về nội dung Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh, huyện Thiệu Hóa.

Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024
Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Sầm Sơn rực rỡ sắc màu” sẽ được tổ chức vào tối 27/4. Cùng với các cấp, các ngành, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã xây dựng phương án, triển khai các phần việc liên quan, bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định phục vụ lễ khai mạc cũng như nhu cầu của Nhân dân và các sự kiện đầy sôi động tại thành phố biển Sầm Sơn trong suốt mùa cao điểm du lịch hè năm 2024.

Khai mạc triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”
Khai mạc triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 25/4 tại Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Thanh Hóa kỳ vọng thu hút thành công 30 tỷ USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp
Thanh Hóa kỳ vọng thu hút thành công 30 tỷ USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp

Thanh Hóa hiện có 161 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 14,65 tỷ USD, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ và đứng thứ 8 cả nước.

Ngân hàng Mỹ không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại Châu Á
Ngân hàng Mỹ không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại Châu Á

Ngân hàng Mỹ (BofA) khẳng định trong báo cáo mới nhất rằng: “Chúng tôi không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại Châu Á”. Vậy, dự báo của BofA về các đồng tiền của Châu Á ra sao?

Hải Phòng: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông cho học sinh
Hải Phòng: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông cho học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có Văn bản 1184/SGDĐT-VP đề nghị thủ trưởng các cơ sở giáo dục phối hợp với cơ quan chức năng địa phương tăng cường tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông cho học sinh trong dịp nghỉ Lễ 30/4, 1/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024.