Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xã Hưng Thịnh (Bình Giang, Hải Dương) – Bài 3: Quyền lợi của người dân có được coi trọng?

Trước những bức xúc của người dân liên quan đến điện sinh hoạt tại xã Hưng Thịnh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, PV đã liên hệ nhiều lần tới UBND huyện Bình Giang để làm rõ nội dung bạn đọc phản ánh. Tuy nhiên, phải nhiều tháng trôi qua, UBND huyện mới sắp xếp được cán bộ phòng trả lời cơ quan ngôn luận…

 “Khuất tất” chưa có lời giải?

Vừa qua, Thương hiệu và Công luận có phản ánh loạt bài liên quan tới đơn kêu cứu của người dân xã Hưng Thịnh về việc điện sinh hoạt bất ổn, cũng như một số “luật ngầm” đang diễn ra tại HTX điện kiêm sản xuất nông nghiệp xã Hưng Thịnh (HTX điện Hưng Thịnh).

Cụ thể, theo như đơn thư phản ánh của người dân, trong suốt nhiều năm liền, đường dây điện trên địa bàn xã xuống cấp, không được thay mới dẫn đến tình trạng điện sinh hoạt bất ổn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt của người dân. Không chỉ điện sinh hoạt yếu dẫn tới nhiều thiết bị điện bị chập cháy, đường dây điện còn “mắc võng” ngay sát nhà dân, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, cũng như vi phạm hành lang an toàn lưới điện.

Xã Hưng Thịnh (Bình Giang, Hải Dương) – Bài 3: Quyền lợi của người dân có được coi trọng? - Hình 1

Đường điện "mắc võng" ngay sát nhà dân tại thôn Thượng Khuông (Hưng Thịnh, Bình Giang, Hải Dương) tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, cũng như vi phạm hành lang an toàn lưới điện

Năng lực yếu kém là thế, tại HTX điện Hưng Thịnh còn tồn tại nhiều “luật ngầm” trong việc lắp công tơ, cũng như “hạch sách” người dân khi có nhu cầu lắp công tơ để sản xuất. Là một xã làng nghề, với phần lớn hộ dân làm nghề mộc, nhu cầu sử dụng điện 3 pha tại đây rất lớn, có lẽ vì thế đã dẫn tới những “chi phí gầm bàn” do chính cán bộ HTX điện Hưng Thịnh “vẽ ra” gây thiệt hại người dân.

Theo như người dân thôn Thượng Khuông phản ánh, chi phí để lắp công tơ điện sinh hoạt mức giá khoảng 500 nghìn đồng/nhà. Trong khi đó công tơ 3 pha có giá cao gấp nhiều lần, dao động từ 15 đến 17 triệu đồng/1 công tơ mà không hề có biên lai hay giấy tờ nào. Trao đổi với PV, một hộ dân cho biết: “gia đình rất muốn lắp công tơ 3 pha, nhưng khi ra HTX thì được ông Côi  (Phó GĐ HTX điện Hưng Thịnh) “ra giá” 13 triệu đồng và đưa tay bo, nếu không có tiền thì không lắp!?”.

Liệu có việc “làm ngơ” bỏ mặc người dân?

Trước những bức xúc của người dân đã được phản ánh trong loạt bài viết trước đó, PV đã liên hệ làm việc với UBND huyện Bình Giang vào ngày 18/01/2018 và được ông Nguyễn Văn Tuấn – Phó Chánh VP tiếp nhận nội dung. Tuy nhiên, sau nhiều tháng tiếp nhận thông tin PV phản ánh, tòa soạn báo vẫn chưa nhận được bất cứ phản hồi nào từ phía UBND huyện Bình Giang.

Xã Hưng Thịnh (Bình Giang, Hải Dương) – Bài 3: Quyền lợi của người dân có được coi trọng? - Hình 2

Trụ sở UBND huyện Bình Giang (Hải Dương)

Sau nhiều lần liên hệ, ngày 30/03/2018, PV mới có buổi làm việc với Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Bình Giang để làm rõ những thông tin trước đó đã đặt lịch. Tuy nhiên, trong buổi làm việc với PV, ông Nhữ Ngọc Vượng, Phó phòng Kinh tế - Hạ tầng lại trả lời 1 cách “vòng vo”, không đi vào nội dung, cũng như quá trình xác minh của cơ quan quản lý nhà nước đến đâu sau nhiều tháng cơ quan báo chí phản ánh.

Ông Vượng cho biết, hiện tại Sở Công thương vừa thành lập đoàn thanh tra, phải đợi kết luận của đoàn thanh tra thì mới trả lời được cơ quan báo chí.

Lúc này PV liền hỏi: Quan điểm của cơ quan quản lý nhà nước như thế nào khi HTX điện Hưng Thịnh “hành” dân, cũng như yếu kém về tổ chức? Lúc này ông Vượng nói: “Với cương vị là cơ quan quản lý nhà nước, tôi rất mong muốn thu lại của HTX bàn giao cho ngành điện quản lý. Nhưng bàn giao lúc nào mới là quan trọng…”

Khi được hỏi về việc UBND xã Hưng Thịnh đã có báo cáo sự việc mà người dân đang bức xúc liên quan đến HTX điện Hưng Thịnh lên UBND huyện hay chưa? Lúc này ông Vượng “thật thà” cho biết: “Hiện tại phía phòng vẫn chưa nhận được bất cứ báo cáo nào từ UBND xã”. Ông Vượng còn “thẳng thắn” bày tỏ rõ quan điểm: “HTX điện là con đẻ của UBND xã Hưng Thịnh, vì thế trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về xã. Với cương vị là cơ quan quản lý nhà nước, tôi không đồng tình về việc UBND xã “tìm cách” giữ lấy HTX điện, để lấy tiền lãi của điện “nuôi” nông nghiệp. như vậy là hoàn toàn sai. Không thể lấy lãi của ông này nuôi ông khác được, mà tiền lãi của điện phải đầu tư cho ngành điện…”.

Người dân không khỏi thắc mắc, tại sao sau nhiều tháng cơ quan báo chí phản ánh bức xúc của toàn thể bà con xã Hưng Thịnh liên quan đến HTX điện, cụ thể là nguồn điện sinh hoạt thiết yếu của từng hộ dân không ổn định. Hành lang an toàn lưới điện không đảm bảo, chỉ cách mái nhà dân chưa đầy 1m gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân, khiến cuộc sống của người dân nơi đây bất an. Nhưng vẫn chưa thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý, để người dân thoát khỏi cuộc sống “bất ổn” luôn “bủa vây” lấy họ?

Tại sao một HTX điện “yếu kém” như vậy vẫn tồn tại, bất chấp Quyết định số 854/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 về việc bàn giao lại toàn bộ hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn do các tổ chức kinh doanh điện quản lý về cho ngành điện.Với mong muốn của người dân là được trực tiếp mua điện từ ngành điện, chứ không muốn mua qua bất kể một đơn vị trung gian nào. Đặc biệt lại là đơn vị trung gian “yếu, kém” như HTX điện Hưng Thịnh là nỗi “khiếp sợ” của bà con. Vậy tại sao chính quyền không để cho người dân được mua điện trực tiếp từ ngành điện? Phải chăng lợi ích nhóm như bà con đang lo lắng là có thật?

Bên cạnh đó, nhiều độc giả bày tỏ quan điểm về việc lấy lãi từ HTX điện để nuôi HTX nông nghiệp “bộc lộ” sự yếu kém trong khâu quản lý, cũng như đây được coi như “chuyện lạ” tại tỉnh Hải Dương.

Trước sự việc trên, đề nghị UBND tỉnh Hải Dương, Sở Công thương Hải Dương nhanh chóng vào cuộc làm rõ những “bức xúc” của bà con nhân dân xã Hưng Thịnh.

Báo Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Cao Huyền – Quang Nam

Bài liên quan

Tin mới

Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc
Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP. Đà Nẵng, vừa kiểm tra, phát hiện 2 cơ sở kinh doanh có nhiều vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hà Nội trở thành điểm sáng dẫn đầu cả nước trong Chương trình OCOP
Hà Nội trở thành điểm sáng dẫn đầu cả nước trong Chương trình OCOP

Sản phẩm OCOP đã khẳng định vị trí tại thị trường trong nước, bước đầu vươn ra thế giới. Dù chưa có thống kê cụ thể nhưng khá nhiều sản phẩm được đánh giá phân hạng OCOP 4-5 sao của thành phố được người tiêu dùng ưa thích.

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ môi trường
Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ môi trường

UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường.

Hơn 200 gian hàng của 34 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Công thương – OCOP Thái Nguyên
Hơn 200 gian hàng của 34 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Công thương – OCOP Thái Nguyên

Hội chợ triển lãm “Công Thương - OCOP Thái Nguyên” đã trở thành hoạt động thường niên của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua. Năm 2024, hội chợ có quy mô hơn 200 gian hàng, của 34 tỉnh, thành phố trong cả nước, với hàng ngàn sản phẩm đặc trưng tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền của các địa phương.

Kon Tum quản lý chặt chẽ các dự án chăn nuôi
Kon Tum quản lý chặt chẽ các dự án chăn nuôi

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Công văn số 1460/UBND-KTTH về việc tăng cường quản lý các dự án chăn nuôi.

Công an TP. Thanh Hóa triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch bảo đảm TTATGT dịp nghỉ lễ
Công an TP. Thanh Hóa triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch bảo đảm TTATGT dịp nghỉ lễ

Để bảo đảm tốt trật tự ATGT phục vụ Nhân dân đi lại thuận lợi, an toàn trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, Công an TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) đã xây dựng và triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch bảo đảm TTATGT trên các tuyến đường, cửa ngõ ra vào thành phố...