Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xử phạt trên 8,6 tỷ đồng tiền phạt đối với những cơ sở sản xuất, KDTP vi phạm

Chiều qua, 20/3 trong buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức, ThS Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố có trên 66.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, trong đó xã, phường quản lý 56% cơ sở, quận huyện quản lý 40% và 4% do thành phố quản lý.

Xử phạt trên 8,6 tỷ đồng tiền phạt đối với những cơ sở sản xuất, KDTP vi phạm - Hình 1

ông Trần Văn Chung, PGĐ Sở y tế HN phát biểu trong buổi giao ban báo chí

Năm 2017, toàn thành phố đã kiểm tra được 111.166 lượt cơ sở, phát hiện 26.310 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, phạt tiền 7221 cơ sở với số tiền phạt trên 38 tỷ đồng. 3 xe kiểm nghiệm nhanh chuyên dụng về an toàn thực phẩm đã phát huy hiệu quả tích cực trong các đợt thanh kiểm tra, trong năm 2017 đã xét nghiệm 1101 mẫu, phát hiện 85 mẫu dương tính, giúp cho việc xử lý của các đoàn kiểm tra được kịp thời.

Trong 3 tháng đầu năm 2018, toàn thành phố đã thành lập 721 đoàn kiểm tra chuyên ngành, liên ngành về an toàn thực phẩm tập trung thanh kiểm tra trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, trong đó có 45 đoàn kiểm tra của thành phố, 82 đoàn kiểm tra tuyến quận, huyện và 594 đoàn kiểm tra của xã, phường, thị trấn. Tính từ ngày 1/1 đến ngày 20/3, các đoàn đã kiểm tra 18.882 lượt cơ sở (cùng kỳ năm 2017 kiểm tra 15.200 cơ sở), phát hiện 4648 cơ sở vi phạm, trong đó có 2500 cơ sở bị phạt tiền với trên 8,6 tỷ đồng. Các đoàn kiểm tra đã ra quyết định đóng cửa 28 cơ sở. Cùng với xử phạt, các đoàn kiểm tra đã hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khắc phục tồn tại để đảm bảo tuân thủ đúng các các quy định về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Trả lời câu hỏi của phóng viên trong buổi giao ban báo chí về việc tiếp tục triển khai đề án: “Thí điểm quản lý cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của Thành phố Hà Nội” có được kiểm tra thường cuyên liên tục hay không? Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương, Thành viên BCĐ công tác ATTP cho biết: Sở Công Thương đã thành lập 4 đội kiểm tra kết hợp với 12 đội Quản lý thị trường của các quận nội thành TP Hà Nội, qua kiểm tra hơn 900 cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn TP Hà Nội và các cửa hàng đã được gắn biển nhận diện, hầu hết đều đạt được yêu cầu đề ra. Tại thời điểm này vẫn đang trong quá trình tuyên tuyền và vận động các chủ cửa hàng kinh doanh trái cây phải phải đảm bảo các thiết bị bảo quản trái cây không bị ảnh hưởng và mất ATTP, đến 1/4/2018 sẽ tiến hành kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh được gắn mác vi phạm. Dự kiến hết năm 2018 sẽ cấp biển nhận diện cho hơn 400 cửa hàng.

Trong thời gian tới, các đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về an toàn thực phẩm các cấp sẽ tiếp tục tăng cường thanh kiểm tra đột xuất. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các địa phương, phát hiện, điều tra, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu, tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cấm, hóa chất ngoài danh mục được phép sử dụng cho thực phẩm. Trong quá trình thanh kiểm tra sẽ lấy mẫu xét nghiệm nhanh trên xe kiểm nghiệm an toàn thực phẩm chuyên dụng cũng như xét nghiệm tại Labo để cảnh báo và điều tra, truy xuất, xử lý tận gốc đối với sản phẩm, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm.

Linh Tuệ

Bài liên quan

Tin mới

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.

CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam
CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam

CHINT, công ty toàn cầu về năng lượng thông minh, vừa thông báo 2 sáng kiến mới để hỗ trợ cho hệ sinh thái năng lượng thông minh ở Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp đã cho ra mắt nhãn bảo hành sản phẩm mới nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết các sản phẩm chính hãng và áp dụng chính sách bảo hành lên tới 3 năm.

Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”
Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”

Theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác” thu hút gần 28.000 bài dự thi, trong đó có gần 1.100 bài của các tập thể, cá nhân từ 22 tỉnh, thành phố trong cả nước gửi về.

Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”
Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”

Chiều 25/4, Hội Nông dân huyện Tiên Du (Bắc Ninh) tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”.

Khánh Hòa có tân Cục trưởng Cục Quản lý thị trường
Khánh Hòa có tân Cục trưởng Cục Quản lý thị trường

Ông Trần Phước Trí, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa.