Thị trường bất động sản tại Tây Bắc

Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Khu vực này bao gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu và Yên Bái. Đây là địa bàn sinh sống của trên 11,6 triệu người thuộc hơn 30 dân tộc anh em, với tổng diện tích tự nhiên là 115.153,4 km2, chiếm khoảng 35% diện tích cả nước.

Mặc dù được đánh giá là khu vực có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhiều lĩnh vực như: thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản, thương mại, du lịch…, tuy  nhiên, do địa hình đồi núi hiểm trở, chia cách, hạ tầng yếu kém nên sức hút đầu tư của vùng Tây Bắc những năm trước đây rất thấp.

Tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai thông xe vào ngày 21/09/2014Tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai thông xe vào ngày 21/09/2014

Để rút ngắn khoảng cách giữa Tây Bắc và các vùng kinh tế khác, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách giúp phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng, trong đó có việc đầu tư vào hạ tầng giao thông. Hàng nghìn km quốc lộ đã được nâng cấp, xây mới. Các dự án đường cao tốc Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Bắc Giang được triển khai xây dựng, đưa vào khai thác … Nhờ đó, Tây Bắc dần thu hút các doanh nghiệp và khiến thị trường bất động sản tại khu vực này nhộn nhịp hơn trước.

Những năm gần đây, nhiều dự án lớn đã được triển khai tại Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, …, trong đó có cả các dự án bất động sản công nghiệp lẫn dự án nghỉ dưỡng và nhà ở thương mại. Qua đó, góp phần thay đổi đáng kể diện mạo của từng địa phương cũng như của cả vùng.

Yên Bái thu hút đầu tư

Là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, lại nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, không khó hiểu khi Yên Bái hiện đang là thị trường nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư bất động sản.

Bên cạnh vị trí trắc địa quan trọng, tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai kết nối liên vùng đã đi vào hoạt động thì việc Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 21/3/2018 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng là yếu tố khiến môi trường đầu tư tại tỉnh Yên Bái có nhiều chuyển biến tích cực. Theo quy hoạch này, đến năm 2030 tỉnh Yên Bái sẽ trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, xã hội của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Một góc thành phố Yên BáiMột góc thành phố Yên Bái

Cùng với những nỗ lực của chính quyền tỉnh Yên Bái trong việc cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh, Yên Bái đã nhanh chóng thu hút được nhiều tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước tìm đến đầu tư xây dựng. Chỉ riêng năm 2019 đã có 52 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 17.000 tỷ đồng.

Rất nhiều ông lớn trong lĩnh vực bất động sản đã rót vốn vào thị trường này, nổi bật trong đó là Eurowindow Holding với dự án Melinh PLAZA Yên Bái tại đường Điện Biên – tuyến đường huyết mạch của thành phố Yên Bái.

Melinh PLAZA Yên Bái tọa lạc trên tuyến đường Điện Biên – trái tim của thành phố Yên BáiMelinh PLAZA Yên Bái tọa lạc trên tuyến đường Điện Biên – trái tim của thành phố Yên Bái

Kế thừa và phát huy những giá trị của thương hiệu đã rất quen thuộc và được người dân Việt Nam đón nhận - đó là hệ thống Trung tâm thương mại Melinh PLAZA Hà Nội và Melinh PLAZA Hà Đông, dưới bàn tay tài ba của các kiến trúc sư, Melinh PLAZA Yên Bái đang được kiến tạo từng ngày để trở thành điểm mua sắm và giải trí mới cho người dân thành phố Yên Bái và các vùng lân cận.

Đặc biệt, không dừng lại ở việc xây dựng một trung tâm thương mại đơn thuần, dự án còn tạo ra sự khác biệt với những sản phẩm đa dạng (12 căn nhà phố thương mại, 18 căn biệt thự đơn lập/song lập) nhằm mang đến cho khách hàng những sự lựa chọn tối ưu nhất.

Dự án đã chính thức khởi công xây dựng vào ngày 29/06/2020 và dự kiến sẽ ra mắt sản phẩm trong tháng 9 tới đây.

Thu Hoa