Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

9 giải pháp của Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 667/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030.

Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong một số khu vực trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) cả nước lên hơn 70% trong giai đoạn 2021 - 2025 và 75% trong giai đoạn 2026 - 2030, bao gồm: (i) Châu Á: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Phillipines; (ii) Châu Âu: Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Liên bang Nga, Anh; và (iii) Châu Mỹ: Hoa Kỳ.

Ảnh minh họa internet
 9 giải pháp của Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030. Ảnh minh họa internet.

Tăng 50% số lượng Tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 Tập đoàn lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune (Hoa Kỳ) xếp hạng có hiện diện và hoạt động tại Việt Nam.

Đến năm 2030 nằm trong nhóm 03 quốc gia dẫn đầu ASEAN và nhóm 60 quốc gia đứng đầu thế giới theo xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.

Chiến lược đề ra 9 giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài gồm:

1- Triển khai có hiệu quả các giải pháp đã ban hành.

2- Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

3- Phát triển hệ sinh thái về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

4- Đổi mới và nâng cao cạnh tranh trong thu hút ĐTNN.

5- Phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy liên kết, lan toả.

6- Phát huy năng lực nội tại và tận dụng lợi thế cạnh tranh nhằm cải thiện hiệu quả hợp tác ĐTNN.

7- Nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

8- Hiện đại hóa và đa dạng hóa công tác xúc tiến đầu tư.

9- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về ĐTNN.

Trong đó, phát triển khu vực doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, đủ thực lực hội nhập quốc tế; hỗ trợ tối đa doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa để liên doanh, liên kết với khu vực ĐTNN, tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, dịch vụ hiện đại, công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính.

Thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp ĐTNN trong những ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, tiến tới sở hữu và làm chủ công nghệ.

Định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đánh giá, lựa chọn và tiếp nhận công nghệ được chuyển giao từ doanh nghiệp ĐTNN, đảm bảo tính tương thích, đồng bộ và phù hợp với mục tiêu phát triển công nghệ quốc gia trong từng giai đoạn.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Thanh Hóa tăng cường công tác phòng chống bệnh đau mắt đỏ
Thanh Hóa tăng cường công tác phòng chống bệnh đau mắt đỏ

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn gửi các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh đau mắt đỏ.

Doanh nghiệp cần làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản?
Doanh nghiệp cần làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản?

Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, để mở rộng hơn nữa tại thị trường này, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần tìm hiểu, tham gia các triển lãm, hội chợ quốc tế lớn tại Nhật Bản nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình, cập nhật thị hiếu, xu hướng tiêu dùng mới cũng như tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh.

Công bố dự thảo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang
Công bố dự thảo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang

Chiều 27/09, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, Trưởng đoàn Kiểm tra số 893 của Ban Bí thư đã chủ trì hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang.

Năm 2023, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8%
Năm 2023, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8%

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) tháng 09/2023 và dự báo, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% trong năm 2023 và 6,0% trong năm 2024, so với dự báo hồi tháng 04/2023 lần lượt là 6,5% và 6,8%, chủ yếu do nhu cầu bên ngoài suy yếu.

TP. Thanh Hóa thu hút hơn 300 dự án với số vốn đăng ký trên 16.000 tỷ đồng
TP. Thanh Hóa thu hút hơn 300 dự án với số vốn đăng ký trên 16.000 tỷ đồng

Tính đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 03 dự án đầu tư hạ tầng và 325 dự án thứ cấp (24 dự án FDI, 301 dự án đầu tư trong nước).

Bờ sông Bưởi sạt lở nghiêm trọng bởi mưa lũ, tỉnh Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp
Bờ sông Bưởi sạt lở nghiêm trọng bởi mưa lũ, tỉnh Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp

Lũ sông Bưởi chảy xiết, bờ sông đoạn qua thôn Vọng Thủy, xã Thành Trực, huyện Thạch Thành bị sạt lở nghiêm trọng, đe dọa an toàn tính mạng của hàng chục hộ dân. Ngày 27/09, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định công bố tình huống khẩn cấp tại khu vực này.