Bể bơi không phép hoạt động chui trên đất dự án

Theo phản ánh, một bể bơi hoành tráng đang hoạt động không phép ngay trong khu chợ chuyên kinh doanh hải sản kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá có địa chỉ tại xã Hòa Lộc, Hậu Lộc (Thanh Hóa).

Theo tìm hiểu của PV, bể bơi trên nằm ngay trong khu dự án chợ chuyên kinh doanh hải sản kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá, bể bơi làm bằng nhựa PVC dẻo 3 lớp ép, khung bể làm bằng nhôm hợp kim cường lực với diện tích hàng trăm m2.

Bài 3: Xuất hiện bể bơi không phép trong khu dự án chợ chuyên kinh doanh hải sản kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá - Hình 1

Bể bơi không phép trong khu dự án chợ cá Hòa Lộc (Hậu Lộc).

Được biết, bể bơi này đã đưa vào hoạt động từ đầu tháng 6/2019. Mặc dù chưa có các giấy tờ như: Giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận đủ điều kiện của các cơ quan chức năng...  Nhưng bể bơi nay đã đi vào hoạt động trước sự thờ ơ của chính quyền địa phương. Bể bơi này không chỉ có nguy cơ mất an toàn, nó còn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như các bệnh về: Mắt, tai - mũi - họng, da liễu, bệnh lao, viêm đường hô hấp…

Theo quan sát thực tế của phóng viên, tại bể bơi không phép này, thời gian hoạt động chủ yếu buổi sáng từ 5 đến 9h và chiều từ 16h đến 19h. Số lượng người đến bể bơi này thường rất đông, chủ yếu là các trẻ nhỏ trên địa bàn xã.

Bài 3: Xuất hiện bể bơi không phép trong khu dự án chợ chuyên kinh doanh hải sản kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá - Hình 2

Vé bán cho mỗi lượt t vào bơi tại bể bơi này từ 10 - 15 nghìn đồng.

Giá thành của mỗi vẽ vào bể bơi này giao động từ 10.000 – 15.0000 đồng/người/lượt, trung bình mỗi ngày có tới hàng trăm lượt khách, và như vậy số tền mà đơn vị thu hàng ngày lên tới hàng chục triệu đồng. Câu hỏi đặt ra là với một bể bơi không phép thì liệu rằng số tiền vé thu hàng ngày có được đóng thuế cho nhà nước và bảo đảm an toàn cho người bơi?

Quan sát bằng mắt thường thì nguồn nước ở bể bơi rất xanh, nhưng chỉ đứng ở trên bờ, nhiều người có thể cảm nhận mùi thuốc nồng nặc của thuốc làm sạch như clo.

Trao đổi với phóng viên ông Nguyễn Nhật Vũ, quyền Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng UBND huyện Hậu Lộc cho biết: “Qua thông tin của PV cũng như người dân địa phương phản ánh, đúng tại khu chợ chuyên kinh doanh hải sản kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá tại xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc vừa xuất hiện bể bơi nổi không phép cũng như bán vé thu lợi. Phòng Kinh tế Hạ tầng đang phối hợp với phòng Văn Hóa huyện, UBND xã Hòa Lộc vào cuộc xử lý theo đúng quy định”.

Cần làm rõ nhiều phản ánh sai phạm?

Trước đó, Thương hiệu & Công luận đã thông tin về việc dự án dự án Chợ chuyên doanh hải sản kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá đang bị “băm nát”.

Bài 3: Xuất hiện bể bơi không phép trong khu dự án chợ chuyên kinh doanh hải sản kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá - Hình 3

Dự án Chợ chuyên doanh hải sản kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá đang bị băm nát

Cụ thể, Theo Quyết định số 1469/QĐ- UBND ngày 29/4/2016, UBND tỉnh Thanh Hoá Quyết định về việc chấp thuận chủ trương, địa điểm đầu tư xây dựng dự án Chợ chuyên doanh hải sản kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá tại xã Hoà Lộc, huyện Hậu Lộc với nội dung mục tiêu hình thành cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu giao thương của nhân dân xã Hoà Lộc và vùng phụ cận, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách cho nhà nước.

Quy mô dự án theo tiêu chuẩn chợ hạng II, gồm các hạng mục: nhà chợ chính, khu mua bán ngoài trời, kho lạnh, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác với diện tích khoảng 12.276 m2. Dự án do Công ty TNHH Chợ cá 30-4 Thành Công có địa chỉ tại thôn Xuân Tiến, xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá làm chủ đầu tư.

 Bài 3: Xuất hiện bể bơi không phép trong khu dự án chợ chuyên kinh doanh hải sản kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá - Hình 4

Những căn nhà 2-3 tầng mọc lên trên đất dự án

Dự án Chợ chuyên doanh hải sản kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá được UBND huyện Hậu Lộc cấp giấy phép quy hoạch số 03/GPQH cho Công ty TNHH Chợ cá 30-4 Thành Công với diện tích lô đất dự kiến lập quy hoạch 12.276 m2 với các hạng mục: Khu vực có ki ốt (trong đó có 6 khu vực có ki ốt lần lượt là: ki ốt số N1= 1.090 m2; N2= 1,100m2; N3= 980 m2; N4= 855m2; ki ốt số N5 và kho lạnh= 490m2; ki ốt số N6=385m2. Mỗi khu vực ki ốt sẽ được phân chia ra thành nhiều ô ki ốt khác nhau có diện tích trên 50m2), 1 nhà chợ chung = 1.230 m2, một nhà vệ sinh chung= 15m2, bể nước, sân để rác....

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân dự án Chợ chuyên doanh hải sản kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá đã xây dựng phá vỡ quy hoạch, mục đích ban đầu.

Bài 3: Xuất hiện bể bơi không phép trong khu dự án chợ chuyên kinh doanh hải sản kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá - Hình 5

Theo đại diện huyện Hậu Lộc, hiện tại hệ thống PCCC tại dự án chưa được hoàn thiện

Ghi nhận của phóng viên, một Chợ chính đã hoàn thiện nhưng bên trong chưa hoạt động, những dãy ki ốt bao quanh theo như quy hoạch bản vẽ thì lại không thấy đâu, thay vào đó nhiều ngôi nhà 2, 3 tầng mọc lên san sát.

Liên quan đến sự việc trên, ông Nguyễn Nhật Vũ, quyền Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng UBND huyện Hậu Lộc cho biết: "Dự án đã được điều chỉnh giấy phép 2 lần, đến thời điểm hiện tại hệ thống PCCC chưa được hoàn thiện, UBND huyện đang yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các hồ sơ pháp lý liên quan tại dự án".

Trước sự việc trên, đề nghị UBND Huyện Hậu Lộc, UBND Tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan chức năng có thẩm quyền vào cuộc, xử lý dứt điểm vụ việc.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc./.

Thế Hoàng - Lê Nam